Châu Âu chuẩn bị cho kịch bản nguồn cung năng lượng tiếp tục khan hiếm
Tuy nhiên, việc người dân thay đổi để thích nghi với cảnh mùa Đông lạnh hơn và phải trả nhiều tiền hơn để mua khí đốt vẫn là chưa đủ để ứng phó với tình trạng khan hiếm nguồn cung trong những năm tới.
Hàng triệu người châu Âu đang phải chấp nhận tắt bộ điều khiển nhiệt độ sau khi giá năng lượng tăng cao do ảnh hưởng của cuộc xung đột ở Ukraine. Nguồn cung khí đốt từ Nga cho châu Âu qua các đường ống dẫn khí giảm dần trong thời gian qua đang gây ra cuộc cạnh tranh về khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG), khiến giá mặt hàng này tăng mạnh.
Nếu một số quốc gia như Pháp và Tây Ban Nha đã đặt ra mức giá trần khí đốt bán cho người tiêu dùng thì ở một số nước, trong đó có Bỉ, các nhà cung cấp đang đẩy giá lên cao, nhiều ít khác nhau. Giá khí đốt bán buôn ở châu Âu từng dao động rất ít, quanh mức 20 euro/MWh, nhưng trong năm nay giá đã tăng vọt lên 300 euro trước khi giảm xuống khoảng 100 euro.
Châu Âu từng lo ngại có thể rơi vào cảnh thiếu hụt khí đốt, kéo theo việc cắt giảm nguồn cung cho người tiêu dùng vào mùa Đông này, nhưng một mùa Thu ấm áp trước đó đã giúp người dân ở châu lục này không cần tới thiết bị sưởi ấm, qua đó phần nào tiết kiệm được năng lượng cho mùa Đông lạnh giá hiện nay.
Theo Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), lượng khí đốt tiêu thụ ở Liên minh châu Âu (EU) trong thời gian từ tháng 8-11 vừa qua ít hơn 20% so với mức tiêu thụ trung bình trong cùng kỳ của giai đoạn từ năm 2017-2021.
Tại Đức, nơi 50% hộ gia đình sử dụng khí đốt để sưởi ấm, mức tiêu thụ giảm 20-35% tùy theo tuần. Lượng khí đốt châu Âu mua từ Nga đã giảm mạnh từ 191 tỷ m3 khí đốt vào năm 2019 xuống 90 tỷ m3 trong năm nay.
Tổ chức tư vấn và phân tích Wood Mackenzie dự báo con số này có thể tiếp tục giảm xuống 38 tỷ m3 trong năm tới.
EU có thể nhập khẩu một lượng lớn LNG và đang phải tìm kiếm các nguồn cung LNG, nhưng giới phân tích cho rằng châu Âu có thể phải cạnh tranh với các quốc gia ở Nam Á như Pakistan và Ấn Độ. Điều này đã khiến các quốc gia phải tăng sự phụ thuộc vào than đá, gây tác động tiêu cực đến những nỗ lực toàn cầu nhằm kiềm chế tình trạng biến đổi khí hậu.
Bên cạnh đó khả năng nhập khẩu LNG của châu Âu cũng bị hạn chế do thiếu cơ sở hạ tầng có thể chuyển đổi chất lỏng trong các tàu chở LNG thành khí và bơm vào các đường ống dẫn khí.
Theo tổ chức Giám sát năng lượng toàn cầu (Global Energy Monitor), Đức - nền kinh tế hàng đầu châu Âu, đã nhanh chóng đưa vào sử dụng cảng xử lý LNG đầu tiên vào tháng 12 này, trong khi các nước châu Âu khác cũng đã công bố kế hoạch xây dựng 26 cơ sở như vậy.
Tuy nhiên, trong khi các cảng xử lý LNG đang được xây dựng thì vào năm 2023, châu Âu sẽ hoạt động mà không có khí đốt của Nga để lấp đầy các bể chứa. Điều này có thể dẫn đến cuộc cạnh tranh khốc liệt hơn nữa giữa các nước châu Âu và châu Á về nguồn cung.
Trong khi đó, việc châu Âu dự kiến áp giá trần khí đốt 180 euro/MWh từ tháng 2/2023 có thể ít gây tác động trong trường hợp này vì khi đó giá LNG cũng cao.
Chuyên gia phân tích khí đốt châu Âu Graham Freedman thuộc tổ chức Wood Mackenzie cho rằng hiện trên thế giới không có đủ nguồn cung để lấp đầy khoảng trống khí đốt của Nga.
Các dự án LNG mới để tăng nguồn cung dự kiến sẽ không thể đi vào hoạt động trước năm 2025, điều này có nghĩa là người châu Âu sẽ phải thích nghi với những ngôi nhà chỉ được sưởi ấm ở mức 18 độ C trong thời gian dài./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Châu Âu: Nhu cầu sử dụng khí đốt từ kho dự trữ ngầm thấp nhất 12 năm
19:19' - 27/12/2022
Theo Cơ sở hạ tầng Khí đốt châu Âu (GIE), tính đến ngày 25/12 vừa qua, lượng khí đốt rút ra từ các cơ sở lưu trữ ngầm tại các nước châu Âu chỉ là 89 m3, mức thấp nhất kể từ năm 2011.
-
Ý kiến và Bình luận
Nga tuyên bố sẵn sàng nối lại việc cung cấp khí đốt cho châu Âu
07:51' - 26/12/2022
Phó Thủ tướng Nga lưu ý rằng vẫn còn tình trạng thiếu khí đốt ở châu Âu, vì vậy Nga sẵn sàng nối lại nguồn cung cấp qua đường ống Yamal-châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Nguồn cung khí đốt cho EU ra sao sau căng thẳng với Qatar?
05:30' - 25/12/2022
Qatar là nhà cung cấp LNG lớn thứ hai cho EU nhưng khối này không đến mức phải quá lo ngại nếu "nguồn van" này bị đóng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
ADB phê duyệt khoản vay hơn 1 tỷ USD cho ba nước châu Á
22:18' - 11/12/2024
Các khoản vay này tập trung vào quản lý tài chính hiệu quả, phát triển bền vững và nâng cao chất lượng dịch vụ công cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Chỉ số niềm tin kinh doanh của các công ty Nhật Bản cải thiện
22:18' - 11/12/2024
Chỉ số niềm tin kinh doanh (BSI) đối với các tập đoàn lớn ở tất cả các ngành công nghiệp đạt mức +5,7, đánh dấu quý thứ ba liên tiếp tăng trưởng tích cực.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành công nghiệp pin của châu Âu đối mặt với khủng hoảng
22:02' - 11/12/2024
Theo Bloomberg News, 11 trong số 16 nhà máy pin do châu Âu dẫn dắt đã bị hoãn xây dựng hoặc hủy bỏ.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tham vọng trở thành trung tâm công nghệ y tế toàn cầu
21:12' - 11/12/2024
Malaysia đang trên đà trở thành trung tâm công nghệ y tế toàn cầu thông qua việc tăng cường thu hút đầu tư và triển khai các chính sách như Kế hoạch Tổng thể Công nghiệp mới 2030 (NIMP 2030).
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Italy được vinh danh “người quyền lực nhất” châu Âu
17:29' - 11/12/2024
Thủ tướng Italy, bà Giorgia Meloni đã được trang điện tử Politico Europe vinh danh là “người quyền lực nhất” trong bảng xếp hạng năm 2025 với 28 nhân vật có ảnh hưởng nhất ở châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Học giả Ấn Độ ấn tượng với thành tựu phát triển của Việt Nam
15:48' - 11/12/2024
Giới học giả Ấn Độ đánh giá Việt Nam đã có những tiến bộ vượt bậc trên mọi lĩnh vực, không chỉ về thương mại và thu hút đầu tư mà còn về tăng thu nhập bình quân đầu người.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia loại bỏ than vào năm 2040 - "Giấc mơ kỳ lân thời hiện đại"
15:19' - 11/12/2024
Theo Jakarta Post ngày 10/12, Indonesia đặt mục tiêu loại bỏ than vào năm 2040 và mục tiêu này được ví như "giấc mơ kỳ lân thời hiện đại".
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ cam kết phê duyệt nhanh các dự án "tỷ USD"
12:13' - 11/12/2024
Ngày 10/12, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump cam kết sẽ đẩy nhanh quá trình phê duyệt cho các dự án đầu tư từ 1 tỷ USD trở lên tại nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Thâm hụt thương mại kỹ thuật số của Nhật Bản cao kỷ lục trong năm 2024
11:44' - 11/12/2024
Kim ngạch nhập khẩu các dịch vụ liên quan đến kỹ thuật số của Nhật Bản đang trên đà vượt kim ngạch xuất khẩu hơn 6.000 tỷ yen (39 tỷ USD) trong năm 2024.