Châu Âu nỗ lực giảm sự phụ thuộc về nguyên liệu chiến lược từ bên ngoài
Mục tiêu giành quyền tự chủ chiến lược và chấm dứt thái độ dửng dưng đối với các nguyên liệu chiến lược hiện đang trở thành trọng tâm trong chính sách của EC.
Ngày 3/9, EC đã công bố một loạt biện pháp nhằm giúp 27 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) giảm bớt sự phụ thuộc vào phần còn lại của thế giới, đặc biệt là Trung Quốc, về kim loại chiến lược. Nếu việc này không được thực hiện thì thậm chí các chuyển đổi vì mục đích sinh thái hay về kỹ thuật số có thể trở thành bất khả thi.Phó chủ tịch EC Maros Sefcovic cho biết, hầu hết các kim loại mà EU cần sử dụng có 75-100% nguồn gốc đến từ các quốc gia bên ngoài khối.Trong đó, Trung Quốc chiếm tới 98% nguồn cung cấp đất hiếm cho EU, một vật liệu được sử dụng cho một số công nghệ kỹ thuật số và thiết yếu trong ngành năng lượng gió và Mặt Trời.
Theo thống kê, Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp 98% borax, sản phẩm chủ chốt để sản xuất chất chống cháy và nam châm vĩnh cửu, còn Nam Phi đáp ứng 71% nhu cầu về bạch kim của “Lục địa già”. Ông Sefcovic cho hay trong tương lai, sự phụ thuộc này có thể sẽ tăng lên đáng kể.
Chỉ tính riêng đối với pin và bộ lưu trữ năng lượng cho ô tô điện, châu Âu sẽ cần gấp 18 lần lượng lithium từ nay đến năm 2030 và gấp 60 lần vào năm 2050.
Trong bối cảnh đó, EC đang chuẩn bị thành lập một liên minh về nguyên liệu thô của châu Âu, cho phép nhiều “người chơi” khác nhau ở châu Âu cùng hợp lực để phát triển năng lực sản xuất và chế biến các kim loại chiến lược tại chính châu lục này.
Liên minh sẽ tập hợp các công ty khai khoáng, những bên tiêu thụ kim loại và những nhà tái chế chúng, các tổ chức phi chính phủ, cũng như các tổ chức công đoàn, các khu vực có liên quan và Ngân hàng đầu tư châu Âu.
Ủy viên Thị trường Nội bộ của EU Thierry Breton đánh giá châu Âu có rất nhiều tài nguyên, như bauxit, coban và lithium.Nhưng tiềm năng khai thác của châu lục này còn rất thấp. Một quan chức cấp cao của EU bày tỏ tiếc nuối khi thấy các vật liệu thô được khai thác ở châu Âu, chẳng hạn như lithium, phải xuất đi để xử lý do châu lục này thiếu năng lực xử lý.
Bên cạnh việc đòi hỏi những khoản đầu tư khổng lồ, các tác nhân tiềm năng khác luôn cản trở các dự án đi xa hơn bao gồm sự chậm trễ trong việc cấp giấy phép cũng như dư luận thường xuyên chống lại các hoạt động bị coi là gây ô nhiễm môi trường. Đây là những rào cản mà EC khó xử lý.
Đối với các kim loại chiến lược mà châu Âu thiếu, EC muốn đàm phán một cách "mạnh mẽ và cân bằng" với các nước sản xuất lớn, chẳng hạn như Canada, châu Phi và những quốc gia láng giềng.Điều này rất quan trọng khi đặt trong bối cảnh Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản đã vượt trước châu Âu và đảm bảo được các thỏa thuận với các nước giàu tài nguyên. Brussels cũng đang đặt cược vào sự phát triển của năng lực tái chế, nhưng cho đến nay năng lực này vẫn trong giai đoạn phôi thai.
EC đang dựa rất nhiều vào “Dự án vì lợi ích chung của châu Âu”. Dự án này cho phép Brussels hình thành một khung chính sách công nghiệp chung, thông qua việc cho phép chính phủ hỗ trợ một số lĩnh vực then chốt.Ngoài ra, dự án sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác giữa các chủ thể Nhà nước và tư nhân (các thể chế, ngành công nghiệp và đơn vị tài chính) ở cấp EU trong các lĩnh vực được coi là chiến lược.
Liên minh pin của châu Âu, tổ chức mà Pháp và Đức đang tích cực tham gia, là tổ chức tiên tiến nhất. Nhờ liên minh này, ông Breton đảm bảo rằng 80% nhu cầu của châu Âu về lithium cho sản xuất pin sẽ được đáp ứng vào năm 2025. Trong 18 tháng qua, đầu tư của châu Âu vào hoạt động sản xuất pin nhiều gấp đôi so với Trung Quốc.EC đã khởi động hai liên minh khác trong lĩnh vực nhựa và hydro. Ngoài tham vọng về nguyên liệu thô được công bố ngày 3/9, EC cũng đang thực hiện bốn dự án liên quan tới các thành phần hoạt tính cho thuốc, các ngành công nghiệp carbon thấp, vi điện tử và điện toán đám mây./.Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Châu Âu sẽ nhận liều vaccine phòng COVID-19 đầu tiên vào cuối năm
08:21' - 08/09/2020
Vào khoảng giữa tháng 4/2021, vaccine phòng COVID-19 sẽ được cung cấp rộng rãi tại châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế nhiều nước châu Âu đồng loạt suy giảm trầm trọng
07:42' - 01/09/2020
Ngày 31/8, Cơ quan Thống kê Italy (ISTAT) cho biết Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này trong quý II/2020 giảm 12,8% và đây là mức giảm tồi tệ nhất kể từ năm 1995.
-
Công nghệ
Samsung và LG sắp ra mắt sản phẩm gia dụng ứng dụng AI tại châu Âu
06:30' - 29/08/2020
Hai hãng công nghệ hàng đầu Hàn Quốc là Samsung Electronics Co. và LG Electronics Inc. thông báo sẽ ra mắt các thiết bị gia dụng mới có ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) ở châu Âu.
-
Ô tô xe máy
Châu Âu đặt mục tiêu giảm khí thải ô tô tải hạng nặng
07:30' - 23/08/2020
Theo dữ liệu mới nhất từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô châu Âu (ACEA), có đến 97,9% xe tải mới đăng ký tại Liên minh châu Âu (EU) chạy bằng diesel.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế châu Âu có thể mất nhiều thời gian phục hồi sau COVID-19
11:48' - 22/08/2020
Các nền kinh tế châu Âu, vốn được kỳ vọng sẽ phục hồi trở lại sau suy thoái mạnh hơn Mỹ, có thể mất nhiều thời gian hơn để vượt qua những khó khăn mà dịch COVID-19 gây ra.
-
Kinh tế Thế giới
Phong trào “Hoa nở chậm” tại châu Âu
14:22' - 16/08/2020
Mỗi ngày, ngành công nghiệp hoa khổng lồ của Hà Lan bán hàng tấn hoa cho người tiêu dùng Pháp, cho thấy sự thống trị của Hà Lan trên thị trường hoa toàn cầu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Các tập đoàn dầu khí Nga phản ứng sau tuyên bố trừng phạt của Mỹ
14:02'
Tập đoàn dầu khí Gazprom Neft của Nga ngày 10/1 tuyên bố sẽ tiếp tục hoạt động và duy trì khả năng ứng phó bất chấp các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc: Sự sụp đổ của các cửa hàng miễn thuế
11:49'
Cơ sở bán hàng miễn thuế của thương hiệu Shinsegae Duty Free tại thành phố cảng Busan (Hàn Quốc) sẽ đóng cửa vào ngày 24/1 tới sau 12 năm khai trương.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ trừng phạt quy mô lớn với lĩnh vực năng lượng của Nga
08:20'
Bộ Tài chính Mỹ ngày 10/1 đã công bố các biện pháp trừng phạt quy mô lớn nhằm vào lĩnh vực năng lượng của Nga, trong đó có việc đưa vào danh sách trừng phạt 183 tàu chở dầu và 2 tập đoàn dầu khí lớn.
-
Kinh tế Thế giới
Hopper: Giá vé máy bay quốc tế có thể giảm trong năm 2025
19:44' - 10/01/2025
Theo dữ liệu được công bố trong tuần này từ Hopper, giá vé các chuyến bay đường dài sẽ rẻ hơn so với năm 2024.
-
Kinh tế Thế giới
EU nhập khẩu lượng khí đốt kỷ lục từ Nga
19:27' - 10/01/2025
Dữ liệu của Rystad Energy cho thấy các tàu vận chuyển LNG đã chở 17,8 triệu tấn khí từ Nga cập cảng châu Âu trong năm 2024, tăng 2 triệu tấn so với năm 2023.
-
Kinh tế Thế giới
Việt Nam và Lào nhất trí nâng kim ngạch xuất nhập khẩu lên 5 tỷ USD
13:05' - 10/01/2025
Tại cuộc gặp giữa Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào, hai bên nhất trí phấn đấu nâng kim ngạch xuất nhập khẩu của hai nước lên 5 tỷ USD trong thời gian tới.
-
Kinh tế Thế giới
Goldman Sachs: Mỹ có thể sẽ chỉ áp thuế 20% đối với hầu hết hàng nhập khẩu từ Trung Quốc
10:50' - 10/01/2025
Nhà kinh tế trưởng Jan Hatzius của Goldman Sachs cho rằng Tổng thống Donald Trump có thể sẽ tìm cách áp mức thuế trung bình 20% đối với hầu hết các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
CES 2025: Các “đại gia” công nghệ tăng cường hợp tác phát triển những giải pháp AI
10:48' - 10/01/2025
SK hynix (Hàn Quốc) đã hợp tác với công ty viễn thông SK Telecom và công ty điện toán trí tuệ nhân tạo (AI) Penguin Solutions (Mỹ) để tiến hành nghiên cứu chung, trong lĩnh vực trung tâm dữ liệu AI.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc xác định điện hạt nhân là nguồn năng lượng chính
10:47' - 10/01/2025
Hàn Quốc đang lựa chọn năng lượng hạt nhân làm nguồn năng lượng chính và đang tập trung nỗ lực vào việc phát triển các lò phản ứng hạt nhân thế hệ tiếp theo.