Châu Âu và kế hoạch tiết kiệm năng lượng để vượt qua mùa Đông
Trang Franceinfo ngày 20/7 đưa tin Ủy ban châu Âu (EC) vừa đề xuất kế hoạch tiết kiệm năng lượng để các nước thành viên có thể “vượt qua mùa Đông” năm nay và dần chấm dứt sự lệ thuộc vào khí đốt của Nga. Nội dung chính như sau:
Liên minh châu Âu (EU) có thể sớm không còn nguồn cung khí đốt từ Nga, bởi vậy họ cần phải có những ý tưởng. Theo Chủ tịch EC Ursula von der Leyen, trong bối cảnh căng thẳng tại Ukraine, nguồn năng lượng hóa thạch từng một thời được coi là dồi dào và có giá rất rẻ từ Nga đang trở thành một thứ “vũ khí” hữu dụng mà nước này sử dụng để làm suy yếu nhóm 27 nước.Trước viễn cảnh nguồn cung năng lượng này có thể bị cắt đứt hoàn toàn, EU đã đưa ra một danh sách các biện pháp có thể được áp dụng để giảm tiêu thụ khí đốt tại khối này.Các biện pháp “khả thi” này nằm trong kế hoạch tiết kiệm năng lượng được EC trình bày tại Brussels hôm 20/7. Theo đó, EC kêu gọi nỗ lực của “tất cả người tiêu dùng, cơ quan hành chính công, hộ gia đình, chủ sở hữu các tòa nhà công cộng, nhà cung cấp năng lượng và ngành công nghiệp”.Kế hoạch này được đưa vào chương trình nghị sự thảo luận tại Brussels ngày 22/7, trước khi được các Bộ trưởng Năng lượng của EC phê duyệt vào ngày 26/7. Kế hoạch tập trung vào 4 tiêu điểm góp phần đáng kể cho mục tiêu giảm tiêu thụ khí đốt của cả khối.Tiêu điểm đầu tiên là nỗ lực giảm 15% tiêu thụ khí đốt tại tất cả các nước thành viên. Brussels muốn đóng khung và điều phối việc giảm nhu cầu khí đốt trong Liên minh thông qua một quy định mới. Cụ thể là một văn bản pháp lý có tính ràng buộc được thông qua bởi đa số hợp pháp tại Hội đồng châu Âu.Công cụ này đặt mục tiêu giảm 15% tiêu thụ khí đốt cho mỗi quốc gia thành viên trong khoảng thời gian từ tháng 8/2022 đến tháng 3/2023, so với mức trung bình cùng kỳ của 5 năm qua. Cuối tháng Chín, các quốc gia phải công bố lộ trình chi tiết hướng đến mục tiêu này.Bất chấp nỗ lực tự nguyện của nhiều nước thành viên, EU vẫn đứng trước nguy cơ thiếu hụt nguồn cung năng lượng nghiêm trọng do có nhu cầu tiêu thụ đặc biệt cao. Bởi vậy, EU sẽ đề xuất kích hoạt một cơ chế cảnh báo cho phép ấn định “các mục tiêu giảm nhu cầu bắt buộc” đối với 27 nước thành viên.Dựa trên cảnh báo này, các chính phủ sẽ quyết định những ngành nào phải áp dụng chế độ tiết kiệm năng lượng trong trường hợp khẩn cấp. EC nêu rõ để đảm bảo có sự công bằng giữa tất cả thành viên, mỗi quốc gia có nghĩa vụ báo cáo hai tháng một lần về mức giảm tiêu thụ năng lượng được ghi nhận ở cấp quốc gia.Tiêu điểm thứ hai là đảm bảo hạn chế sử dụng hệ thống sưởi ấm và điều hòa nhiệt độ. EC muốn 27 nước thành viên áp dụng các biện pháp bắt buộc để hạn chế hệ thống sưởi và điều hòa không khí trong các tòa nhà công cộng và thương mại, tức là “những nơi khả thi về mặt kỹ thuật”.Theo Chủ tịch EC Ursula von der Leyen, chỉ riêng biện pháp này đã giúp EU tiết kiệm được khoảng 11 tỷ m3 khí đốt trong tổng số mục tiêu 45 tỷ m3 cần tiết kiệm. Để so sánh, trong năm 2020, Nga đã cung cấp khoảng 153 tỷ m3 cho các nước châu Âu.Thực tế, một số quốc gia đã thực hiện các biện pháp này từ trước. Cuối tháng Tư, Italy đã thông báo từ đầu tháng Năm, các trường học và các tòa nhà công cộng tại nước này không được sử dụng điều hòa nhiệt độ dưới 27°C vào mùa Hè so với mức 26°C trước đây. Những trường hợp vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 500 euro đến 3.000 euro.Tây Ban Nha cũng áp dụng các biện pháp tương tự từ cuối tháng Năm như một phần của “Kế hoạch tiết kiệm năng lượng”, trong khi đó Đức cũng áp dụng từ tháng Sáu nhưng không đưa ra bất kỳ ràng buộc nào. Tại Pháp, chính phủ cũng đã đưa ra các hạn chế trong các văn bản (Nghị định năm 2007 hoặc một điều khoản trong Luật Năng lượng), nhưng cũng không có điều khoản đảm bảo nào.
Tiêu điểm thứ ba là khuyến khích công dân cùng nỗ lực hành động. EC đề xuất các quy định buộc các ngành công nghiệp phải thực hiện nỗ lực tiết kiệm năng lượng để đảm bảo có khí đốt cung cấp cho “các khách hàng thuộc diện được bảo vệ”, chẳng hạn các hộ gia đình, dịch vụ xã hội, bệnh viện và doanh nghiệp vừa và nhỏ (chiếm gần 37% tổng lượng khí đốt tiêu thụ).EU muốn khuyến khích sử dụng các nguồn thay thế cho hệ thống sưởi ấm đô thị hoặc máy bơm nhiệt tại các hộ cá thể. Cuối cùng, để các hộ gia đình tham gia vào nỗ lực này, Brussels định tiến hành các chiến dịch truyền thông hướng tới việc giảm nhiệt độ sưởi ấm tổng thể xuống thêm 1°C trong mùa Đông này. Theo EC, sự góp sức của công dân sẽ giúp tiết kiệm “đến 10 tỷ m3 khí đốt mỗi năm”.Cuối cùng là đa dạng hóa các nguồn năng lượng. Trong kế hoạch đã đề xuất, Brussels kêu gọi đa dạng hóa các nguồn năng lượng. Trong bối cảnh khủng hoảng nguồn cung, EC nhấn mạnh: “Cần dành ưu tiên cho năng lượng tái tạo, nhưng việc sử dụng than, dầu mỏ hoặc hạt nhân có thể chấp nhận được trên nguyên tắc tạm thời”.Do vậy, nhiều quốc gia thành viên, chẳng hạn như Đức, Hà Lan, Áo hay Pháp, trong những tháng gần đây đều đã công bố khả năng duy trì hoặc khôi phục hoạt động của các nhà máy nhiệt điện than. Vấn đề là ở chỗ các nhà máy này chắc chắn sẽ thải ra nhiều khí nhà kính hơn và điều này đi ngược với tham vọng chống biến đổi khí hậu của cả khối.Đối với các nhà sản xuất công nghiệp, văn bản của EC đã nhắc lại các giải pháp thay thế khí đốt (chuyển sang khí sinh học - biogas, điện khí hóa một số máy móc…).Trong các lĩnh vực có ít khả năng chuyển đổi, chẳng hạn như ngành hóa học sử dụng khí đốt như một nguyên liệu, EC chọn giải pháp giảm dần nhu cầu để “đỡ tốn kém hơn” so với giải pháp chấm dứt đột ngột./.Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Các tập đoàn năng lượng và vận tải của Pháp cam kết giảm giá để hỗ trợ nền kinh tế
16:25' - 22/07/2022
Sau cảnh báo của Chính phủ Pháp về khả năng áp đặt "siêu thuế quan", ngày 22/7, các tập đoàn lớn có lợi nhuận tăng vọt đã có động thái nhằm hỗ trợ các hộ gia đình vượt qua cuộc khủng hoảng lạm phát.
-
Kinh tế Thế giới
Đức công bố gói an ninh năng lượng mới
08:16' - 22/07/2022
Để phản ứng với tình trạng thiếu khí đốt và năng lượng sắp xảy ra trong mùa Thu và mùa Đông tới, Chính phủ liên bang Đức đã công bố gói biện pháp đảm bảo an ninh năng lượng mới.
-
Phân tích - Dự báo
Những “lá bài chủ” trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân
05:30' - 22/07/2022
Pháp ở vị thế lạc quan hơn một chút nhờ các nhà máy điện hạt nhân vẫn hoạt động và điện hạt nhân vẫn bảo đảm đến 53% nhu cầu tiêu thụ của cả nước, theo thống kê của Bộ Môi trường nước này.
-
Kinh tế Việt Nam
USAID cam kết đồng hành cùng Việt Nam tăng cường nguồn năng lượng tái tạo
20:01' - 21/07/2022
USAID sẽ thúc đẩy và hỗ trợ các Bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam giúp xây dựng ngành năng lượng bền vững, đảm bảo tăng trưởng xanh, bảo vệ môi trường...
-
Kinh tế Thế giới
Pháp, UAE ký thỏa thuận hợp tác năng lượng
13:29' - 19/07/2022
Ngày 18/7, Pháp và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) đã ký thỏa thuận hợp tác chiến lược trong lĩnh vực năng lượng.
-
Kinh tế Thế giới
EU sẽ duy trì trừng phạt Nga dù có nguy cơ đe dọa nguồn cung năng lượng
21:07' - 18/07/2022
Các Bộ trưởng Ngoại giao Liên minh châu Âu (EU) khẳng định các biện pháp trừng phạt Nga liên quan chiến dịch quân sự của Moskva tại Ukraine hoạt động hiệu quả dù đe dọa nguồn cung năng lượng cho EU.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Thuế quan của Mỹ: Ấn Độ có thể biến nguy thành cơ?
06:30'
Trang tin timesofindia bình luận việc Ấn Độ có hay không đạt được một thỏa thuận thương mại với Mỹ không còn là vấn đề quan trọng.
-
Phân tích - Dự báo
Ứng phó với "bão" thuế quan: Thái Lan nâng tầm doanh nghiệp nội
05:30'
Kể từ khi Mỹ bắt đầu áp đặt thuế quan đối ứng, mối lo ngại của các nhà đầu tư đã gia tăng, đặc biệt là khi cạnh tranh trong thị trường nội địa ngày càng gay gắt.
-
Phân tích - Dự báo
Trung Quốc rung hồi chuông cảnh báo về stablecoin
06:30' - 19/07/2025
Stablecoin đã nhận được sự chú ý và giám sát chặt chẽ hơn trong những tuần gần đây sau sự sụp đổ của một nền tảng quản lý tài sản kỹ thuật số với hơn 2 triệu thành viên.
-
Phân tích - Dự báo
Tái định hình tài chính quốc tế: Cơ hội của vàng
05:30' - 19/07/2025
Rủi ro địa chính trị cùng với bất ổn kinh tế gia tăng và chính sách thương mại biến động của Mỹ đang thúc đẩy các ngân hàng trung ương mua vàng.
-
Phân tích - Dự báo
Bài toán nickel trong giấc mơ xe điện của Ấn Độ
06:30' - 18/07/2025
Cam kết của Ấn Độ về mục tiêu phát thải ròng bằng 0 và phát triển bền vững phần lớn phụ thuộc vào khả năng thúc đẩy nhanh sự thâm nhập của xe điện.
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế Trung Quốc: Những điểm sáng và thách thức tiềm ẩn
05:30' - 18/07/2025
Mặc dù có những điểm sáng, nhu cầu nội địa yếu kém vẫn là một gánh nặng lớn đối với nền kinh tế Trung Quốc.
-
Phân tích - Dự báo
Hợp tác khoáng sản chiến lược định hình lại chuỗi cung ứng toàn cầu
06:30' - 17/07/2025
Theo Tạp chí The Strategist (Australia), Ấn Độ và Australia đang đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực khoáng sản thiết yếu, một động thái chiến lược nhằm củng cố chuỗi cung ứng toàn cầu.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế: Một công đôi việc
05:30' - 17/07/2025
Từ ngày 1/7, Malaysia đã triển khai Thuế Bán hàng và Dịch vụ (SST) được sửa đổi và mở rộng theo khuôn khổ kinh tế Madani.
-
Phân tích - Dự báo
Đồng euro mạnh – Bài cuối: EU có hấp thụ được gánh nặng tỷ giá?
06:30' - 16/07/2025
Đồng euro mạnh lên đang làm trầm trọng thêm tác động từ chính sách thuế quan của Mỹ.