Đảm bảo an ninh lương thực - Vấn đề sống còn của châu Phi
Theo bài phân tích, cuộc họp của các chuyên gia nông nghiệp vừa kết thúc ở thủ đô Kampala (Uganda) đã kêu gọi các nhà lãnh đạo châu Phi tôn trọng cam kết đầu tư 10% ngân sách quốc gia vào lĩnh vực nông nghiệp nếu họ muốn giúp hàng triệu người dân thoát khỏi nghèo đói.
Một báo cáo mới của Oxfam, một tổ chức từ thiện quốc tế, cho thấy mặc dù nhiều quốc gia đã cam kết chi 10% ngân sách quốc gia cho phát triển nông nghiệp, nhưng rất nhiều trong số đó đã quay lưng lại với cam kết.
Một số khác, trong đó có người đứng đầu Ủy ban Kinh tế Nông nghiệp và Nông thôn của Liên minh châu Phi (AU), ông Josefa Sacko, cho rằng tỷ lệ này cần được hạ thấp vì nền kinh tế của nhiều quốc gia châu Phi chưa đủ mạnh đề dành ngân sách lớn cho lĩnh vực nông nghiệp.
Trở lại năm 2003, tại Hội nghị Thượng đỉnh AU ở thủ đô Maputo (Mozambique), các nhà lãnh đạo châu Phi đã ký thỏa thuận cam kết về tài chính và thành lập Chương trình Phát triển Nông nghiệp Toàn diện của châu Phi (CAADP), một kế hoạch đầy tham vọng của châu lục này nhằm xây dựng và thúc đẩy một cuộc “cách mạng nông nghiệp” tại đây.
Hơn 10 năm kể từ khi CAADP được thành lập, nạn đói, tình trạng suy dinh dưỡng và nghèo đói vẫn tiếp tục tồn tại ở khu vực này.
Báo cáo Oxfam cho biết đây là chương trình được mệnh danh là "Lời hứa không thành công” trong việc hỗ trợ tài chính dành cho nông dân ở quy mô vừa và nhỏ ở châu Phi và cho rằng nguyên nhân gây ra vấn đề này là do ngân sách đầu tư vào lĩnh vực quan trọng này còn quá thấp và không thường xuyên.
Chuyên gia Agnes Kalibata, Chủ tịch Liên minh Cách mạng Xanh ở châu Phi (AGRA), cho biết có bằng chứng cho thấy một số quốc gia đã thông qua và thực hiện CAADP bằng việc chi 6% ngân sách cho phát triển nông nghiệp như Nam Phi, Ethiopia, Kenya, Rwanda...
Theo bà Kalibata, những quốc gia đầu tiên đi theo lời kêu gọi là những quốc gia đang phát triển nhanh nhất trên lục địa này. Các quốc gia này không đầu tư vào lĩnh vực khoáng sản mà đầu tư vào nông nghiệp.
Bà Kalibata lập luận rằng khi ngân sách quốc gia dành 10% cho phát triển nông nghiệp thì có thể xây dựng được một nền tảng vững chắc giúp nông dân thực hiện một cuộc cách mạng nông nghiệp.
Bà Kalibata - cựu Bộ trưởng Nông nghiệp Rwanda - một quốc gia được ca ngợi nhờ hoạt động nông nghiệp, đã nhấn mạnh rằng do còn có rất nhiều vấn đề quan trọng khác mà các nước châu Phi cần phải giải quyết nên việc đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp và đảm bảo an ninh lương thực cho người dân đã bị đặt xuống hàng thứ yếu.
Bà Kalibata cho biết một trong số những vấn đề mà các nhà lãnh đạo cấp cao châu Phi cần hoạch định và thực hiện là các chính sách phát triển kinh tế vĩ mô phù hợp để thúc đẩy phát triển nông nghiệp, bao gồm các vấn đề chính sách tài khóa, tài chính tín dụng, thị trường nông sản, tăng năng suất cây trồng…
Một khi các cam kết được biến thành hành động thì lĩnh vực nông nghiệp sẽ phát triển với nhiều mức độ khác nhau ở châu Phi trong tương lai gần.
Các chuyên gia nông nghiệp thế giới cho biết họ rất ngạc nhiên vì châu Phi vẫn tiếp tục phải chi hàng tỷ USD trong việc nhập khẩu lương thực, thực phẩm trong khi có khoảng 40% sản phẩm nông nghiệp được sản xuất ở lục địa này lại bị lãng phí do công tác chế biến sau khi thu hoạch còn yếu kém và thiếu trang thiết bị, kho bảo quản cần thiết.
Báo cáo mới đây của Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) cho biết châu lục này đã mất hơn 35 tỷ USD để nhập khẩu lương thực, thực phẩm và cảnh báo rằng con số này có thể sẽ tăng lên đến 110 tỷ USD vào năm 2025.
Số tiền khổng lồ chi cho nhập khẩu lương thực lẽ ra nên được đầu tư và sử dụng để phát triển nông nghiệp, tạo thêm việc làm mới cho lực lượng dân số trẻ của "Lục địa Đen" này.
Trước đó, chuyên gia Kalibata nói: "Châu Phi phải tận dụng lợi thế của lực lượng lao động trẻ. Hiện nay, chúng ta đang xuất khẩu lao động nhưng lại nhập khẩu lương thực, thực phẩm và đang gồng mình để duy trì vấn đề an ninh lương thực".
Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB) vừa được công bố, lực lượng thanh, thiếu niên đang chiếm khoảng 60% tỉ lệ thất nghiệp ở châu Phi hiện nay.
Lực lượng lao động trẻ phải được khuyến khích để tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp thay vì thực hiện những cuộc di cư mạo hiểm sang châu Âu qua biển Địa Trung Hải để tìm kiếm cuộc sống và cơ hội việc làm tốt hơn.
Các chuyên gia kinh tế của WB nhấn mạnh: "Cần phải thay đổi quan niệm của thanh niên châu Phi về nông nghiệp vì lĩnh vực tiềm năng này có thể trở thành một ngành kinh doanh có triển vọng nhất trong tương lai tại châu lục này".
Nhân dịp này, bà Estherine Fotabong - Giám đốc Chương trình Đối tác Mới vì sự Phát triển của châu Phi (NEPAD) - nêu rõ các quốc gia châu Phi cần tận dụng tối đa lợi thế về nông nghiệp để xây dựng trong các chương trình nghị sự chính trị của lục địa này nhằm đẩy mạnh lĩnh vực rất quan trọng trên, vừa đảm bảo vấn đề an ninh lương thực, vừa cải thiện đời sống của hơn 2/3 dân số của châu lục trong tương lai.
Chuyên gia Fotabong lưu ý rằng châu Phi không nên tự tạo ra con đường phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp mà cần tham khảo các chính sách vĩ mô, kinh nghiệm sản xuất, sử dụng nguồn vốn đầu tư… từ các nước phát triển và có thế mạnh về phát triển nông nghiệp.
Bà Fotabong cho rằng các quốc gia châu Phi không có lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận và thực hiện Chương trình Phát triển Nông nghiệp Toàn diện của châu Phi (CAADP) đã được ký kết cách đây gần 15 năm./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Châu Phi trước sáng kiến "Vành đai và Con đường"
05:30' - 18/06/2017
Trung Quốc rót hàng tỷ USD để đầu tư vào cơ sở hạ tầng trong khuôn khổ sáng kiến "Vành đai và Con đường" nhằm kết nối một mạng lưới các quốc gia ở châu Âu, châu Á và châu Phi.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ Latinh nỗ lực giảm lãng phí hàng triệu tấn lương thực
08:54' - 13/06/2017
FAO cho biết các nước Mỹ Latinh sẽ xây dựng bộ tiêu chuẩn giúp giảm thiểu và ngăn chặn tình trạng lãnh phí tới 127 triệu tấn lương thực mỗi năm tại khu vực này.
-
Kinh tế Thế giới
Viện trợ của Trung Quốc có thực sự cạnh tranh ở châu Phi?
06:03' - 11/06/2017
Trang tin Allafrica số ra mới đây có bài bình luận về việc liệu Trung Quốc có thể thay thế các nhà tài trợ truyền thống (phương Tây) ở châu Phi trong tương lai hay không?
-
Kinh tế Thế giới
Châu Phi đối mặt với cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (Phần 1)
05:30' - 21/05/2017
Sau nửa thế kỷ đấu tranh giành độc lập về kinh tế, châu Phi này đang phải đối mặt với thách thức ngày càng tăng của Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư.
-
Kinh tế & Xã hội
Diện tích trồng cây lương thực biến đổi gen tăng mạnh trên toàn cầu
20:42' - 06/05/2017
Diện tích trồng cây sử dụng công nghệ sinh học nay đã tăng gấp 110 lần.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05' - 25/11/2024
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39' - 25/11/2024
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24' - 25/11/2024
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07' - 25/11/2024
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05' - 25/11/2024
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05' - 25/11/2024
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49' - 25/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26' - 24/11/2024
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này