Viện trợ của Trung Quốc có thực sự cạnh tranh ở châu Phi?
Theo bài viết, những năm qua Trung Quốc đã tăng viện trợ đáng kể về giá trị cho châu Phi và số lượng ngày càng gia tăng, nhưng có thể đang được “tô hồng” do Bắc Kinh không công khai các số liệu chính thức và các phương tiện thông tin của Trung Quốc cũng như các nước thụ hưởng thường công bố số liệu dựa trên những cam kết nhưng chưa được triển khai.
Một cuộc điều tra dư luận của trang tin trên về việc Trung Quốc gia tăng tài trợ có làm giảm vai trò của các nhà tài trợ phương Tây ở châu Phi hay không, được thực hiện với 50 chuyên gia cấp cao đang làm việc cho các nhà tài trợ song phương và đa phương tại gần 20 quốc gia châu Phi. Kết quả cho thấy hơn một nửa các nhà tài trợ nói "Không", 20% nói "Có" và số còn lại cho biết họ không chắc chắn.
Những chuyên gia trên cho biết khi làm việc với các quốc gia thụ hưởng viện trợ nước ngoài, các nước thường không quan tâm nhiều đến yếu tố viện trợ từ đâu, ví dụ như Trung Quốc hay các nước phương Tây, nhất là khi đề xuất chính sách cho các quốc gia châu Phi, đặc biệt là các quyết định về cung cấp, phân bổ viện trợ và hợp tác phát triển trong lĩnh vực khai thác khoáng sản và tài nguyên thiên nhiên.
Đến nay, các nhà tài trợ phương Tây không đánh giá cao tác động của các chương trình, dự án viện trợ từ Trung Quốc ở châu Phi.
Nhận định trên có thể ngược lại với nhiều đánh giá về sự nổi lên và tầm ảnh hưởng của Trung Quốc tại các quốc gia châu Phi trong những năm gần đây.Tuy nhiên, nhóm tiến hành điều tra đã xem xét các dự án mà Trung Quốc thực hiện ở ba quốc gia châu Phi là Ghana, Tanzania và Uganda và nhận thấy Bắc Kinh chủ yếu tài trợ cho các công ty nhà nước trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, nông nghiệp và khoáng sản.
Trong khi đó, các nhà tài trợ phương Tây thường hỗ trợ trong các lĩnh vực xã hội như y tế, giáo dục, đào tạo... Vì vậy, trên thực tế Trung Quốc ít khi đối đầu với các nhà tài trợ truyền thống phương Tây. Ngay cả khi các lãnh đạo châu Phi muốn xa rời các nhà tài trợ phương Tây như Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản thì Trung Quốc cũng không phải là sự lựa chọn thay thế đầu tiên.
Các nhà quản lý ngân sách quốc gia và các lĩnh vực phụ thuộc nhiều vào viện trợ nước ngoài cũng không thể dễ dàng khước từ các nhà tài trợ truyền thống.
Tuy nhiên, báo cáo nghiên cứu trên cũng đánh giá sự đột phá và cách tiếp cận về nguồn vốn đầu tư phát triển của Trung Quốc tại châu Phi là rất đáng quan tâm. Trong một số ngành và lĩnh vực, Trung Quốc thực sự đang cạnh tranh với các nhà tài trợ và đang dần chiếm ưu thế so với các nước phương Tây, nhất là Mỹ.Hiện nay, chính phủ nhiều nước châu Phi “thích” viện trợ của Bắc Kinh bởi sự triển khai nhanh, ít quan liêu, ít ràng buộc, nhất là vấn đề chính trị, tham nhũng, nhân đạo...
Ví dụ điển hình là dự án xây dựng đập thủy điện Bui tại Ghana, đã được triển khai rất nhanh sau khi chuyển từ Ngân hàng Thế giới (WB) sang cho Trung Quốc, hiện dự án đã hoàn tất được hơn 1/2 khối lượng và có thể hoàn thành vào cuối năm 2018.Ngày 31/5, Tổng thống Kenya Uhuru Kenyatta đã cắt băng khánh thành dự án đường sắt nối liền thủ đô Nairobi với thành phố cảng Mobasa của Kenya. Tuyến đường sắt này có chiều dài 472 km, được xây dựng từ nguồn vốn vay và hỗ trợ công nghệ của Trung Quốc, thay thế tuyến đường sắt “Lunatic Express” của Anh trước đây.
Mặc dù còn nhiều tranh cãi, trong đó có cáo buộc liên quan đến tham nhũng, chất lượng công trình và lo ngại về những tác động tiêu cực đối với môi trường, nhưng công trình giao thông lớn nhất Kenya này thực sự là một trong những “quân bài” quan trọng trong việc gây ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Kenya nói riêng và châu Phi nói chung trong tương lai.
Theo nhà phân tích khu vực, hiện chưa có đánh giá đầy đủ về mối tương quan giữa sự nổi lên của Trung Quốc và sự xói mòn vị trí của các nhà tài trợ truyền thống phương Tây tại châu Phi.Chưa thể đánh giá quá cao các nguồn tài trợ từ Trung Quốc, cũng như xem xét mối liên hệ trực tiếp giữa việc Trung Quốc tăng ngân sách viện trợ cho các quốc gia châu Phi với việc các nhà tài trợ truyền thống đang có chiều hướng rút dần khỏi khu vực nhạy cảm này./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Châu Phi hối thúc Mỹ dỡ bỏ cấm vận đối với Cuba
17:39' - 06/06/2017
Ngày 5/6, tại một hội nghị châu Phi để bày tỏ tình đoàn kết với Cuba, các đại biểu tham dự đã kêu gọi Mỹ dỡ bỏ cấm vận kinh tế hơn 50 năm qua đối với đảo quốc này.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ cắt giảm mạnh viện trợ phát triển cho châu Phi
05:30' - 31/05/2017
Mỹ dự kiến cắt giảm mạnh các chương trình viện trợ phát triển cho châu Phi trong thời gian tới mà Uganda và Ethiopia sẽ là hai nước bị thua thiệt nhất trong khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc tăng cường hợp tác với châu Phi
13:25' - 24/05/2017
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho biết Bắc Kinh muốn tăng cường hợp tác với các nước châu Phi trong khuôn khổ Sáng kiến "Vành đai và Con đường".
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc - đối tác lớn nhất của châu Phi
16:00' - 17/04/2017
Trung Quốc vẫn là đối tác kinh tế, thương mại và đầu tư lớn nhất của châu Phi và mối quan hệ hợp tác đã và đang phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây.
-
Kinh tế Thế giới
Đầu tư vào châu Phi - không đủ chỗ cho tất cả mọi người
15:31' - 12/04/2017
Trung Quốc đã để mắt đến sự "cất cánh" của nền kinh tế châu Phi và đang đầu tư rất lớn vào cơ sở hạ tầng cần thiết để biến điều đó thành hiện thực.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia tăng nhập khẩu từ Mỹ, giảm đơn hàng từ các nước khác
21:37' - 18/04/2025
Indonesia sẽ tăng nhập khẩu thực phẩm và hàng hóa của Mỹ, đồng thời giảm đơn đặt hàng từ các nước khác. Đây là tuyên bố của Bộ trưởng Kinh tế Indonesia Airlangga Hartarto tại Washington ngày 18/4.
-
Kinh tế Thế giới
Thúc đẩy Hiệp định khung kinh tế số ASEAN hướng tới mục tiêu 2 nghìn tỷ USD
16:21' - 18/04/2025
Với tiềm năng nền kinh tế số ASEAN có thể đạt 2.000 tỷ USD vào năm 2030, Malaysia với tư cách Chủ tịch ASEAN năm 2025 đang nỗ lực thúc đẩy triển khai Hiệp định khung kinh tế số ASESAN.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản lo ngại thuế quan Mỹ tác động tiêu cực tới xuất khẩu nông sản
15:11' - 18/04/2025
Chính sách thuế đối ứng mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đang theo đuổi khiến giới chức Nhật Bản lo ngại sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nỗ lực mở rộng xuất khẩu nông sản và thực phẩm sang thị trường Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thúc đẩy sử dụng dịch vụ nội địa
14:35' - 18/04/2025
Nhằm kích thích mạnh mẽ nhu cầu trong nước, Trung Quốc công bố nhiều biện pháp mới và toàn diện, tập trung vào việc mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng tiêu dùng trong lĩnh vực dịch vụ nội địa.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ giảm phí cảng cho tàu Trung Quốc sau phản ứng của ngành hàng hải
14:24' - 18/04/2025
Mỹ vừa công bố các khoản phí cảng sửa đổi đối với tàu do Trung Quốc đóng và vận hành đã được giảm nhẹ đáng kể so với đề xuất hồi tháng Hai.
-
Kinh tế Thế giới
USTR đề xuất áp thuế mới với thiết bị hàng hải Trung Quốc
11:05' - 18/04/2025
Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) đề xuất áp thuế bổ sung lên tới 100% với cần cẩu STS và các thiết bị bốc dỡ hàng hóa Trung Quốc hoặc từ nước thứ ba nhưng do doanh nghiệp Trung Quốc sở hữu.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ D. Trump tự tin sẽ sớm có thoả thuận thương mại với EU
10:25' - 18/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump tự tin về việc đạt được một thỏa thuận thương mại với Liên minh châu Âu (EU), khi cho rằng “sẽ có thỏa thuận thương mại, 100%” trước khi kết thúc thời hạn 90 ngày.
-
Kinh tế Thế giới
Điện đàm giữa Tổng thống Mexico và Tổng thống Mỹ đạt hiệu quả
10:05' - 18/04/2025
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum cho biết đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Mỹ Donald Trump nhằm thúc đẩy khả năng đạt thỏa thuận song phương hai nước.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ lạc quan về thỏa thuận thương mại với Trung Quốc
09:26' - 18/04/2025
Tổng thống Donald Trump kỳ vọng Mỹ và Trung Quốc có thể đạt được thỏa thuận tích cực nhằm giảm nhiệt cuộc chiến thương mại kéo dài.