Châu Phi đối mặt với thảm họa kinh tế do dịch COVID-19
Theo nhật báo La Tribune của Pháp số ra ngày 20/4, mối lo lắng sâu sắc của lục địa này đã thay đổi. Không chỉ đơn thuần là một thảm họa về y tế, châu Phi giờ đây lo sợ hơn hết là một thảm họa về kinh tế do đại dịch gây ra.
Trích dẫn đánh giá của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tờ báo Pháp cho rằng châu Phi cận Sahara đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng chưa từng có, đe dọa sẽ kéo tụt cả khu vực xuống vực thẳm và đảo ngược những tiến bộ mà khu vực này đã đạt được trong những năm gần đây. Đại dịch COVID-19 đã khiến nền kinh tế châu Phi bị đình trệ hoặc gần như vậy. Còn theo nhận định của Ngân hàng Thế giới (WB), rất khó để đánh giá đầy đủ về mức độ nghiêm trọng của cuộc suy thoái ở châu Phi, có thể dao động từ 2% đến 4,5%. Đây là cú “tuột dốc không phanh” đối với không chỉ nền kinh tế châu Phi, mà cả châu Âu và Mỹ cũng đều phải đương đầu. Tuy nhiên, nhà kinh tế Kako Nubukpo, cựu Bộ trưởng tài chính nước cộng hòa Togo, nhấn mạnh rằng vấn đề là các nền kinh tế châu Phi đôi khi từng có những giai đoạn “sáng sủa” trước khi xảy ra đại dịch COVID-19.Theo Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB), các khoản nợ của hầu hết các quốc gia của châu lục này đã gia tăng đáng kể trong những năm gần đây, mặc dù tình hình giữa các quốc gia cũng có những thay đổi cơ bản. Nhìn chung, các khoản nợ so với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đã tăng từ 30% trong năm 2012 lên 56%, hoặc thậm chí đến 95%. Khả năng thanh toán nợ của các quốc gia châu Phi hiện đang là một thách thức và đôi khi là không thể. Đầu năm 2019, 18 quốc gia châu Phi đã trải qua một cuộc khủng hoảng nợ. Thêm vào đó là nguyên liệu thô vốn cung cấp phần lớn ngân sách ở nhiều quốc gia lại bị mất giá. Các quốc gia sản xuất dầu như Nigeria (quốc gia xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu châu Phi), Angola và các quốc gia ở Trung Phi, đặc biệt là Gabon và Congo, là những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Nigeria đã xây dựng một ngân sách dựa trên giá dầu khoảng 60 USD/thùng, trong khi giá dầu WTI hiện nay đã rơi xuống mức âm lần đầu tiên trong lịch sử. Bên cạnh đó, ngành dịch vụ và du lịch, nguồn thu ngoại hối lớn khác đối với các quốc gia như Cape Verde, Seychelles, Kenya và thậm chí cả Nam Phi, cũng đã bị chững lại do COVID-19. Các dịch vụ công cũng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục và y tế. Giữa bối cảnh này, việc thanh toán nợ chính là một thách thức và đôi khi là không thể. Do vậy, nhiều quốc gia chủ nợ đã buộc phải xem xét xóa nợ cho châu Phi.Tổng thống Pháp Emmanuel Macron từng đề nghị một biện pháp như vậy ngay sau hội nghị trực tuyến với các thành viên Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) hồi cuối tháng Ba vừa qua, trước khi nhắc lại đề nghị này với Thủ tướng Đức Angela Merkel và Thủ tướng Italy Giuseppe Conte mới đây. Ngay sau đó, G20 đã cấp viện trợ khẩn cấp và gia hạn nợ đến tháng 4/2021 cho 75 quốc gia, trong đó có 40 quốc gia châu Phi.
Vấn đề là việc xóa nợ không hề đơn giản. Nhà nghiên cứu Serge Michailof, thuộc Viện quan hệ quốc tế và chiến lược Pháp (IRIS), giải thích: "Đó là một chiến dịch tinh vi, và không giống như những năm 1980, cấu trúc nợ lần này phức tạp hơn nhiều". Trong những năm 1980, các khoản nợ chủ yếu ở châu Phi được vay từ các quốc gia phương Tây hoặc các tổ chức quốc tế.Tuy nhiên, phải mất 10 năm để điều chỉnh nguồn vay. Lần này, các khoản nợ công, khoảng 450 tỷ USD, được vay từ nhiều nguồn, như đa phương (chiếm 50%), tư nhân và các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia mới nổi, trong đó có Trung Quốc. Bắc Kinh là chủ của khoảng 150 tỷ USD tiền nợ mà các nước châu Phi đã vay.
Trích dẫn một báo cáo của Trung tâm phân tích và dự báo (CAPS) thuộc Bộ ngoại giao Pháp, tờ La Tribune cho biết thêm, ngoài khía cạnh tài chính, sự sụp đổ của các quốc gia yếu nhất ở châu Phi có thể dẫn đến các phong trào xã hội khó lường. Bên cạnh đó, nhiều nhà quan sát còn cho rằng tình trạng người lao động mất việc làm (khoảng 20 triệu việc làm) và thiếu triển vọng có thể đẩy nhanh nạn di cư, từ đó gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng khác nếu các nước không nhanh chóng tìm ra giải pháp./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Châu Phi và cơ hội tái thiết, tự chủ hậu COVID-19
06:00' - 22/04/2020
Năng lực quản lý của nhà nước trong điều hành sản xuất hàng hóa và dịch vụ thiết yếu đã trở thành biện pháp can thiệp mang tính quyết định trong đại dịch COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
Thêm quốc gia ở châu Phi gia hạn lệnh phong tỏa
14:03' - 19/04/2020
Ngày 18/4, Hội đồng Chính phủ Maroc đã quyết định kéo dài thời hạn phong tỏa trên toàn quốc đến ngày 20/5 tới, nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
-
Kinh tế tổng hợp
WHO cảnh báo về tốc độ lây nhiễm COVID-19 tại châu Phi
07:49' - 18/04/2020
Ngày 17/4, Tổ chức Y tế Thê giới (WHO) đã báo động về diễn biến nhanh chóng của đại dịch viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) do virus corona chủng mới (Sars-CoV-2) gây ra ở châu Phi.
-
Kinh tế Thế giới
AfDB ra mắt quỹ tín dụng 10 tỷ USD giúp các nước châu Phi ứng phó dịch COVID-19
08:21' - 09/04/2020
Ngày 8/4, Ngân hàng phát triển châu Phi (AfDB) đã ra mắt quỹ ứng phó dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trị giá 10 tỷ USD nhằm cung cấp cho các quốc gia châu Phi.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ngành rượu vang Đức lo ngại tác động tiêu cực từ thuế quan của Mỹ
21:56' - 11/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, các nhà sản xuất rượu vang nước này dự đoán sẽ có nhiều hậu quả tiêu cực lớn nếu Mỹ quyết định áp thuế quan đối với rượu vang nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế lớn thứ sáu thế giới tăng trưởng trì trệ
16:20' - 11/07/2025
Kinh tế Anh chỉ đạt mức tăng trưởng 0,1% trong tháng 5/2025 với sự sụt giảm cả trong hai lĩnh vực sản xuất và xây dựng.
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu của Trung Quốc có thể khởi sắc trước thời hạn Mỹ tái áp thuế
15:45' - 11/07/2025
Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 6/2025 nhiều khả năng tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái, khi các doanh nghiệp đẩy mạnh giao hàng trước thời hạn để tránh rủi ro thuế của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba đẩy mạnh sử dụng năng lượng Mặt trời trong sản xuất xì gà
14:45' - 11/07/2025
Để duy trì sản xuất xì gà, nông dân ở tỉnh miền Tây Pinar del Río đã chuyển sang sử dụng tấm pin Mặt trời để vận hành hệ thống tưới tiêu giữa cuộc khủng hoảng năng lượng.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Ngoại giao Mỹ lên kế hoạch cắt giảm nhân sự quy mô lớn
12:50' - 11/07/2025
Ngày 10/7, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết sẽ sớm triển khai kế hoạch cắt giảm nhân sự, sau khi Tòa án Tối cao tạo điều kiện cho đợt tinh giản biên chế hàng loạt theo đề xuất của Tổng thống Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Brazil tuyên bố đáp trả tương xứng nếu Mỹ áp thuế 50%
11:33' - 11/07/2025
Tổng thống Brazil mong muốn tìm ra giải pháp ngoại giao nhưng cũng tuyên bố sẽ áp thuế đáp trả tương xứng nếu Mỹ áp thuế 50% với tất cả các mặt hàng nhập khẩu từ ngày 1/8 tới đây.
-
Kinh tế Thế giới
EU rút Panama khỏi danh sách các nước có nguy cơ cao về rửa tiền
10:49' - 11/07/2025
Chính phủ Panama mới đây tuyên bố nước này đã “khôi phục được niềm tin quốc tế” sau khi được Liên minh châu Âu (EU) rút khỏi danh sách các quốc gia có nguy cơ cao về rửa tiền và tài trợ khủng bố.
-
Kinh tế Thế giới
Canada đứng trước cơ hội trở thành siêu cường năng lượng của thế giới
10:34' - 11/07/2025
Ông Chris Cooper, Giám đốc điều hành Công ty LNG Canada, nhận định chuyến hàng đầu tiên của LNG Canada đã khẳng định được dấu mốc và cơ hội của ngành khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) trong tương lai.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc lập chiến lược thương mại – an ninh trong đàm phán
09:58' - 11/07/2025
Sau khi nhận được thư về thuế quan của Tổng thống Mỹ, Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc bắt đầu xem xét "gói an ninh" toàn diện để tìm bước đột phá trong các cuộc đàm phán thuế quan với Mỹ.