Chiến thuật kiềm chế lạm phát của Trung Quốc
Trong khi đó, tỷ lệ lạm phát trong cùng thời gian này tại Mỹ là 8,5% - mức cao nhất kể từ năm 1982. Tại Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone), lạm phát hàng năm chạm mức cao kỷ lục 7,5% trong tháng 4/2022.
Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết, khoảng 71% trong số 109 nền kinh tế mới nổi và đang phát triển có mức lạm phát từ 5% trở lên trong năm 2021, cao gấp đôi so với thời điểm cuối năm 2020.
* Tiêu dùng yếu
Mặc dù dữ liệu mới được công bố trong tuần này dự kiến sẽ phản ánh tỷ lệ lạm phát cao hơn một chút, song hầu hết các nhà kinh tế tin rằng tỷ lệ này của Trung Quốc sẽ không vượt qua mục tiêu khoảng 3% mà chính phủ nước này đề ra trong năm 2022.
Nguyên nhân một phần là do nhu cầu của người tiêu dùng ở Trung Quốc, nhân tố quan trọng gây ra tình trạng lạm phát của Mỹ, hiện đang ở mức yếu.
Ngoài ra, một yếu tố nữa dẫn đến tình trạng này là việc Trung Quốc sử dụng các biện pháp mạnh mẽ, bao gồm kiểm soát giá cả và các hành động bảo hộ thương mại, để giữ lạm phát nhập khẩu không ảnh hưởng đến người tiêu dùng.
Các nhà phân tích cho biết mặc dù những chiến lược này giúp ích cho Trung Quốc trong ngắn hạn, nhưng cũng sẽ dẫn đến các chi phí dài hạn hơn.
Trung Quốc ít chịu ảnh hưởng hơn bởi lạm phát do nhu cầu so với các nước như Mỹ, vì nước này phụ thuộc nhiều vào đầu tư hơn là tiêu dùng để thúc đẩy tăng trưởng.
Chính phủ ít đưa ra các gói kích thích kinh tế hơn so với Mỹ trong thời kỳ đại dịch, khiến các hộ gia đình không dư thừa nhiều tiền mặt để chi tiêu. Toàn bộ kinh tế Trung Quốc đã ở trong tình trạng ảm đạm trong nhiều tháng do chính phủ tiến hành “thanh lọc” đối với các tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực công nghệ và bất động sản.
Trong khi đó, việc phong tỏa liên quan đến đại dịch COVID-19 cũng khiến hoạt động ở một số thành phố bị đóng băng.
Ông Leland Miller, Giám đốc điều hành của công ty nghiên cứu China Beige Book International, cho biết tình trạng tiêu thụ ở Trung Quốc đã yếu, đang yếu và sẽ còn yếu trong tương lai.
* Nguồn dự trữ khổng lồ
Trung Quốc vẫn phải đối mặt với tình trạng lạm phát nhập khẩu vì nước này mua một lượng lớn dầu lửa, khí đốt và ngũ cốc từ nước ngoài và giá các mặt hàng đã tăng vọt trong bối cảnh nguồn cung phải hứng chịu các cú sốc, như chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine.
Chỉ số giá nhà sản xuất (PPI) của Trung Quốc, một thước đo lạm phát tại nhà máy phản ánh một phần giá các nhà sản xuất phải trả cho nguyên liệu thô nhập khẩu, đã tăng 13,5% trong tháng 10 năm ngoái, tốc độ nhanh nhất trong gần 26 năm, mặc dù chỉ số này sau đó đã giảm xuống 8,3% vào tháng Ba năm nay.
Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn duy trì lượng dự trữ khổng lồ các mặt hàng chiến lược mà nước này có thể khai thác để hạn chế áp lực giá cả. Mùa Hè năm ngoái, các nhà chức trách Trung Quốc đã bắt đầu xả các nguyên liệu kim loại, bao gồm đồng và nhôm, từ các nguồn dự trữ của nhà nước. Trung Quốc cũng tăng cường xả các kho dự trữ đậu nành, gạo và lúa mỳ.
Tháng 12/2021, một quan chức của Cục Dự trữ Chiến lược và Thực phẩm Quốc gia Trung Quốc cho biết, nước này vẫn có đủ lúa mỳ dự trữ để đáp ứng nhu cầu trong 1 năm rưỡi tới. Tổ chức xếp hạng tín dụng Fitch Ratings cho biết, Trung Quốc có đủ gạo để đáp ứng 103% nhu cầu hàng năm vào cuối năm ngoái.
Bà Isabella Weber, một nhà kinh tế tại Đại học Massachusetts Amherst, cho biết Trung Quốc cũng có thể kêu gọi các doanh nghiệp nhà nước và hệ thống dự trữ nhà nước đóng vai trò đệm bằng cách hấp thụ giá nhập khẩu cao hơn đối với các mặt hàng thiết yếu.
Ví dụ, khi giá dầu tăng quá cao, các nhà máy lọc dầu của Trung Quốc dự kiến sẽ phải chấp nhận một phần tăng giá nào đó để trợ cấp chi phí xăng dầu cho các chủ sở hữu ô tô. Bà Weber nói: “Chính phủ Trung Quốc đặc biệt chú trọng đến sự ổn định giá cả. Có một ý thức rất mãnh liệt về tầm quan trọng của giá cả các mặt hàng thiết yếu".
* Chính sách thương mại linh hoạt
The ông Chad Bown, nghiên cứu viên cấp cao tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, Trung Quốc cũng sử dụng chính sách thương mại để kiểm soát giá cả. Năm ngoái, nước này đã hạn chế xuất khẩu thép sản xuất trong nước và tăng thuế xuất khẩu để kiềm chế giá thép tăng cao trong nước. Tháng 3/2022, giá thép Trung Quốc đã giảm 12% so với tháng 5/2021, khi nước này bắt đầu áp đặt các hạn chế xuất khẩu.
Có ý kiến cho rằng tất cả những động thái này đều đi kèm với chi phí tăng theo thời gian. Chính phủ Trung Quốc phải trả tiền để duy trì các nguồn dự trữ của nước này. Trợ cấp cho các chủ phương tiện có thể xóa sạch lợi nhuận của các nhà máy lọc dầu thuộc sở hữu nhà nước trong khi các chính sách bảo hộ thương mại có thể dẫn đến xung đột với các nước khác.
Tuy nhiên, lịch sử Trung Quốc mang lại cho các nhà chức trách nước này một động lực mạnh mẽ để tránh việc tăng giá gây bất ổn. Lạm phát của Trung Quốc đã tương đối ổn định. Lạm phát đạt đỉnh lần cuối ở mức 5,9% trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 khi một chương trình kích cầu đã đẩy giá tài sản lên cao. Các dữ liệu chính thức cho thấy kể từ 2011-2021, tỷ lệ lạm phát trung bình của Trung Quốc chỉ ở mức 2,6%.
Các yếu tố khác cũng đóng vai trò hỗ trợ giúp tỷ lệ lạm phát không tăng cao. Thịt lợn, mặt hàng chủ lực trên bàn ăn của người Trung Quốc, đóng vai trò quan trọng trong chỉ số giá tiêu dùng của nước này và giá mặt hàng này đã giảm 30% vào năm 2021 khi các kho dự trữ lợn được phục hồi sau đợt bùng phát dịch tả lợn châu Phi khiến giá tăng vọt vào năm 2018.
Câu hỏi lớn nhất đối với Trung Quốc là liệu các chiến thuật quản lý giá cả của nước này có thể duy trì trong thời gian dài nếu lạm phát trở thành vấn đề đặc hữu trên toàn thế giới.
Các vụ phong tỏa gần đây, đã hạn chế việc đi lại của hàng chục triệu người ở Thượng Hải, đã cho thấy một cái nhìn thoáng qua về tình trạng lạm phát ở Trung Quốc. Việc phong tỏa gây ra ách tắc hậu cần, khiến việc vận chuyển hàng hóa vào thành phố của các xe tải trở nên khó khăn hơn. Nhiều người dân phàn nàn trên mạng xã hội rằng giá rau và các thực phẩm khác tăng gấp đôi hoặc hơn.
Trong khi đó, xu hướng “làm theo” chủ nghĩa bảo hộ thương mại của Trung Quốc cũng có thể gây ra một rủi ro khác. Indonesia gần đây đã áp đặt lệnh cấm xuất khẩu đối với dầu cọ, điều này có thể ảnh hưởng đến Trung Quốc vì nước này phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu.
Tuy nhiên, một số nhà kinh tế cho rằng chi tiêu hộ gia đình chậm chạp đối với hàng hóa và dịch vụ sẽ vẫn là yếu tố cản trở lạm phát trong tương lai gần ở Trung Quốc./.
- Từ khóa :
- trung quốc
- lạm phát
- kinh tế trung quốc
Tin liên quan
-
Thị trường
Lạm phát tiêu dùng của Trung Quốc tăng nhanh nhất trong gần nửa năm
08:39' - 14/05/2022
Số liệu thống kê chính thức của Trung Quốc cho thấy lạm phát tiêu dùng trong tháng 4 đã tăng với tốc độ nhanh nhất trong gần nửa năm, do chi phí kiểm soát dịch COVID-19 và giá hàng hóa tăng cao.
-
Chuyển động DN
Wilmar International thâm nhập thị trường đồ ăn chế biến sẵn ở Trung Quốc
10:23' - 13/05/2022
Tập đoàn kinh doanh nông sản Singapore Wilmar International đã thâm nhập thị trường đồ ăn chế biến sẵn ở Trung Quốc, với kế hoạch thành lập 100 bếp ăn trung tâm trong một thập kỷ tới.
-
Tài chính & Ngân hàng
Hong Kong (Trung Quốc) lần đầu tiên hỗ trợ đồng HKD kể từ năm 2019
13:31' - 12/05/2022
Sáng sớm 12/5, lần đầu tiên tỷ giá hối đoái chạm mức 7,85 HKD đổi 1 USD kể từ tháng 5/2019. Đồng HKD cũng đã dao động ở mức thấp nhất của ngưỡng trong những tuần gần đây.
-
Kinh tế tổng hợp
Trung Quốc cơ bản ngăn chặn được nguy cơ lây nhiễm COVID-19 ở Thượng Hải
10:42' - 12/05/2022
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Quốc, công tác kiểm soát dịch bệnh của TP Thượng Hải, Trung Quốc, đã có nhiều tín hiệu tích cực, khi số ca mắc mới trong một ngày tại thành phố này liên tục giảm mạnh.
-
DN cần biết
Chia sẻ kinh nghiệm xuất khẩu đồ uống sang thị trường Trung Quốc
17:21' - 11/05/2022
Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại Lê Hoàng Tài cho biết, là quốc gia có dân số lớn nhất thế giới, Trung Quốc là thị trường tiềm năng cho nhiều mặt hàng của Việt Nam; trong đó có nhóm đồ uống.
-
Kinh tế tổng hợp
Trung Quốc: Lạm phát tiêu dùng tăng nhanh nhất trong gần nửa năm
12:36' - 11/05/2022
Số liệu thống kê chính thức cho thấy lạm phát tiêu dùng tại Trung Quốc đã tăng với tốc độ nhanh nhất trong gần nửa năm, trước đà tăng chi phí kiểm soát dịch COVID-19 và giá hàng hóa cao.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
EU đứng trước lựa chọn "đắng" trong thỏa thuận thương mại với Mỹ
06:30'
Tờ Financial Times bình luận một thoả thuận thương mại tiềm năng với chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể khiến Liên minh châu Âu (EU) chịu thuế quan cao hơn so với Anh.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ đối mặt với hỗn loạn thương mại
05:30'
Giữa những dấu hiệu cho thấy nền kinh tế Mỹ đang chậm lại, Tổng thống Donald Trump đã chọn cách "tiêm thêm một liều thuốc bất ổn nữa".
-
Phân tích - Dự báo
Tuần lễ đỏ lửa của thuế quan: Chính sách thương mại Mỹ bước vào giai đoạn quyết liệt
16:10' - 12/07/2025
Tuần này, Tổng thống Mỹ đã đẩy mạnh các phát ngôn về thương mại, gửi đi hơn 20 lá thư tới chính phủ các nước, trong đó đề xuất các mức thuế quan mới nếu các thỏa thuận không được đạt trước ngày 1/8.
-
Phân tích - Dự báo
Thời điểm bản lề đối với nền kinh tế Indonesia
06:30' - 12/07/2025
Indonesia bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các động lực bên ngoài, bao gồm cuộc chiến thuế quan đang diễn ra, đặc biệt là giữa các cường quốc, tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu.
-
Phân tích - Dự báo
Hàn Quốc đã sẵn sàng cho cuộc chơi công nghệ lớn?
05:30' - 12/07/2025
Vài tuần sau khi chính phủ mới của Hàn Quốc nhậm chức, thị trường đã định giá sẵn những kỳ vọng lạc quan nhất dành cho ngành công nghệ Hàn Quốc thông qua việc chỉ số KOSPI liên tục tăng nóng.
-
Phân tích - Dự báo
Nhu cầu dầu mỏ toàn cầu dự báo tiếp tục tăng mạnh
16:07' - 11/07/2025
Theo báo cáo Triển vọng Dầu mỏ Thế giới năm 2025 do OPEC công bố ngày 11/7, nhu cầu dầu mỏ toàn cầu dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, đạt mức gần 123 triệu thùng/ngày vào năm 2050.
-
Phân tích - Dự báo
Bài học từ "thập kỷ mất mát": Trung Quốc có đi vào vết xe đổ của Nhật Bản?
06:30' - 11/07/2025
Trong bối cảnh Trung Quốc đang đứng trước những thách thức mang tính cấu trúc, bài học từ Nhật Bản về các điểm bất hợp lý trong chính sách cần được nhìn nhận một cách nghiêm túc.
-
Phân tích - Dự báo
Xu hướng chuyển đổi tất yếu của ngành vận tải biển
05:30' - 11/07/2025
Vận tải biển, chiếm hơn 80% giá trị thương mại toàn cầu và đóng góp hơn 900 tỷ USD/năm vào nền kinh tế đại dương, sắp bước vào giai đoạn chuyển đổi toàn diện, hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0.
-
Phân tích - Dự báo
Châu Á - lời giải cho bài toán khí đốt của Canada
06:30' - 10/07/2025
Canada mới đây đã xuất khẩu một lô hàng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) sang châu Á, báo hiệu sự khởi đầu tươi sáng trên bước đường vươn xa ra thị trường LNG toàn cầu của cường quốc Bắc Mỹ này.