Chính phủ Nhật Bản sẽ can thiệp nếu đồng yen tiếp tục mất giá?
Chính phủ Nhật Bản đã bắt đầu tăng cường can thiệp thông qua tuyên bố để ngỏ các dấu hiệu về khả năng sẽ can thiệp. Nhưng các chuyên gia cho rằng sự yếu kém hiện tại của đồng yen phản ánh chênh lệch lãi suất giữa Nhật Bản và các thị trường khác. Do đó, sẽ khó ngăn chặn tình trạng mất giá của đồng yen trong thời gian tới.
Một yếu tố thúc đẩy việc bán đồng yen là khoảng cách lãi suất ngày càng lớn giữa Nhật Bản với thị trường nước ngoài. Chỉ số quản lý mua hàng phi sản xuất của Mỹ trong tháng Tám, do Viện Quản lý Cung ứng công bố, cho thấy chỉ số này đã vượt xa ước tính của thị trường. Điều này đã sẽ là cơ sở có khả năng thúc đẩy Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất, tạo động lực cho động thái bán tháo đồng yen để mua đồng USD. Trong ngày 7/9, tỷ giá hối đoái giữa đồng yen và USD vào khoảng 147 yen đổi được 1 USD.
Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) vẫn đang duy trì chính sách tiền tệ siêu lỏng, giữ lãi suất ngắn hạn ở mức âm. Trong khi, hầu hết các quốc gia lớn trên thế giới, các ngân hàng trung ương đều đã ở trong chu kỳ tăng lãi suất kể từ năm ngoái, nhằm kiểm soát lạm phát cao tăng nhanh.
Theo Ngân hàng JPMorgan Chase, khoảng cách giữa lãi suất của Nhật Bản với mức lãi suất trung bình trên toàn thế giới đã lên tới 4,8 điểm phần trăm. Con số này vượt quá mức chênh lệch vào năm 2007, thời kỳ hoàng kim của giao dịch mua bán đồng yen, trong đó các nhà đầu tư vay đồng yen với lãi suất thấp để trao đổi và tìm kiếm lợi nhuận bằng đồng tiền mạnh hơn. Đây cũng là mức chênh lệch lớn nhất kể từ năm 2001.
Năm 2000, BoJ chấm dứt chính sách lãi suất bằng 0, được áp dụng vào năm 1999, nhưng vẫn giữ ở mức thấp 0,25%. Năm 2001, nước này một lần nữa đưa ra lãi suất về 0 cùng với động thái chính sách nới lỏng định lượng.
Ngược lại, Fed vào năm 2000 đã tăng lãi suất lên 6,5% trong nỗ lực chế ngự bong bóng dotcom (thuật ngữ được nhắc đến thập niên 90 khi cổ phiếu các công ty công nghệ, kinh doanh trên Internet với tên miền .com bị sụp đổ do việc bị thổi phồng quá mức).
Chuyên gia Tohru Sasaki, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu thị trường Nhật Bản tại J.P. Morgan, nhận định: “Khoảng cách lãi suất giữa Nhật Bản với nước ngoài sẽ tăng lên gần 5 điểm phần trăm vào cuối năm 2023”.
Trong tháng Bảy, giá trị tài khoản nội bộ của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Nhật Bản, phản ánh quy mô của giao dịch mua bán, đạt tổng cộng 10.000 tỷ yen. Tuy nhiên, con số này vẫn thấp hơn một nửa mức đỉnh đạt được vào năm 2007. Điều này có nghĩa là vẫn còn dư địa đáng kể để mở rộng giao dịch mua bán, một động thái sẽ làm cho đồng yen tiếp tục suy yếu.
Theo ước tính của Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai Mỹ, các nhà đầu cơ đã bán ròng đồng yen kể từ tháng 3/2021 và động lực bán vẫn còn rất mạnh. Chu kỳ bán đồng yen hiện đã trở thành chu kỳ dài thứ hai kể từ năm 2000. Chu kỳ dài nhất kéo dài từ năm 2012 - 2015, trùng với thời điểm áp dụng chính sách kinh tế "Abenomics" và chính sách siêu nới lỏng tiền tê của BoJ.
Mặc dù BoJ tỏ ra ít lo lắng về việc đồng yen bị mất giá và tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ siêu lỏng, nhưng các quan chức Chính phủ Nhật Bản hiện đang tỏ ra cảnh giác về sự sụt giảm kéo dài của đồng yen. Thứ trưởng Bộ Tài chính phụ trách các vấn đề quốc tế, Masato Kanda, khẳng định đang theo dõi tình hình và nếu có hành vi đầu cơ hoạt vi phạm các nguyên tắc kinh tế cơ bản, Chính phủ Nhật Bản sẽ can thiệp bằng mọi khả năng./.
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Giá xăng tại Nhật Bản đạt mức cao mới sau nhiều tuần tăng liên tiếp
15:04' - 07/09/2023
Ngày 6/9, Chính phủ Nhật Bản cho biết giá bán lẻ xăng thường tại Nhật Bản đạt mức cao mới sau 16 tuần tăng liên tiếp.
-
Ngân hàng
Nhật Bản "đánh tiếng" về khả năng ngừng chính sách tiền tệ siêu lỏng
12:06' - 07/09/2023
Theo một quan chức của BoJ, các điều kiện để loại bỏ dần các gói kích thích lớn của BoJ đang dần xuất hiện như tiền lương và lạm phát không tăng nhiều
-
Kinh tế tổng hợp
Nhật Bản ứng phó tình trạng khách du lịch quá đông
11:52' - 07/09/2023
Mặc dù, ngành du lịch sôi động là điều tích cực nhưng vẫn có những lo ngại về tình trạng quá tải và vi phạm các quy định, thông lệ của địa phương.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Tiền số “lên đời” sau khi Mỹ thông qua loạt luật mới
07:59'
Các nhà phân tích tại công ty quản lý tài sản tư nhân Bernstein thậm chí còn dự báo Bitcoin có thể đạt 200.000 USD vào cuối năm nay.
-
Tài chính & Ngân hàng
Sàn tiền ảo Hàn Quốc lao đao vì vốn rút sang chứng khoán nội địa
08:59' - 20/07/2025
Mặc dù Bitcoin liên tục tăng lên các mức cao kỷ lục mới trong thời gian gần đây nhưng nhìn chung sự quan tâm của những nhà đầu tư vẫn còn khá yếu.
-
Tài chính & Ngân hàng
Các ngân hàng lớn lạc quan hơn về triển vọng lợi nhuận
08:02' - 19/07/2025
Chỉ sau một quý, tình hình của các ngân hàng lớn nhất nước Mỹ đã có sự khác biệt lớn, từ một bầu không khí ảm đạm bao trùm đã được thay thế bằng sự lạc quan thận trọng.
-
Tài chính & Ngân hàng
Quốc hội Mỹ thông qua dự luật cắt giảm 9 tỷ USD ngân sách công và viện trợ nước ngoài
12:38' - 18/07/2025
Hạ viện Mỹ do đảng Cộng hòa kiểm soát đã chính thức thông qua dự luật cắt giảm khoảng 9 tỷ USD từ ngân sách dành cho phát thanh công cộng và viện trợ nước ngoài.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tín hiệu mới từ báo cáo của Fed
08:15' - 17/07/2025
Theo báo cáo Sách Be (Beige Book) được Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) công bố ngày 16/7, hoạt động kinh tế tại Mỹ đã tăng nhẹ trong khoảng thời gian từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 7/2025.
-
Tài chính & Ngân hàng
Trái phiếu châu Á đứt mạch hút vốn ngoại
08:00' - 17/07/2025
Tại Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, Malaysia và Hàn Quốc, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng khoảng 2,11 tỷ USD trái phiếu nội địa trong tháng 6/2025 – đánh dấu tháng bán ròng đầu tiên kể từ tháng 1/2025.
-
Tài chính & Ngân hàng
Từ phòng giao dịch đến dữ liệu số: Ngân hàng cần người “hai trong một”
16:58' - 16/07/2025
Trên 90% giao dịch của khách hàng thực hiện qua kênh số. Các quy trình nghiệp vụ được tự động hóa, nhân lực từ chỗ tiếp xúc trực tiếp với khách hàng giờ phải chuyển mình để hiểu và ứng dụng công nghệ.
-
Tài chính & Ngân hàng
Dư nợ tín dụng vùng Đông Nam Bộ chiếm hơn 30% quy mô toàn ngành
09:11' - 16/07/2025
Với dư nợ tín dụng chiếm hơn 30% quy mô toàn ngành, các tổ chức tín dụng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai sau hợp nhất dự kiến sẽ có nhiều dư địa tăng trưởng hơn.
-
Tài chính & Ngân hàng
Mastercard: Stablecoin chưa thể trở thành công cụ thanh toán phổ thông
13:41' - 15/07/2025
Bất chấp những lời tung hô, stablecoin vẫn còn rất xa có thể trở thành công cụ thanh toán phổ biến trong đời sống hàng ngày. Đó là nhận định của ông Jorn Lambert, Giám đốc sản phẩm của Mastercard.