Chính quyền Tổng thống Joe Biden cân nhắc điều chỉnh chính sách thương mại
Thay vì tập trung vào việc mở cửa thị trường cho các công ty dịch vụ tài chính, dược phẩm, các nhà đàm phán Mỹ hướng tới các khoản đầu tư nước ngoài không trực tiếp nhằm thúc đẩy xuất khẩu hoặc tạo việc làm cho người lao động Mỹ. Đây là nội dung trong bài viết được đăng tải trên tờ The Wall Street Journal số ra ngày 24/1.
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, những người có tiếng nói quyết định trong vấn đề này bao gồm Cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan và các thành viên trong nhóm chuyển tiếp của tân Tổng thống Biden, những người có khả năng đảm nhận các vị trí cấp cao trong lĩnh vực thương mại. Bài viết nhận định "một tư duy mới đang trở thành xu hướng trong các thành viên đảng Dân chủ".
Trong chiến dịch tranh cử, ông Sullivan đã tuyên bố rằng chính sách thương mại nên “tập trung vào việc cải thiện tiền lương và tạo công ăn việc làm với mức lương cao ở Mỹ, thay vì đảm bảo thế giới an toàn cho hoạt động của doanh nghiệp".
Những quan điểm đó được nêu ra trong các đề xuất thuế của ông Biden nhằm thúc đẩy các công ty của Mỹ bảo toàn việc làm ở trong nước hơn là nới lỏng đầu tư ra nước ngoài.
Mở rộng các cơ sở ở Mỹ sẽ được hưởng một khoản tín dụng thuế, ngược lại, nếu chuyển sản xuất ra nước ngoài sẽ bị áp mức thuế cao hơn.
Ông Brad Setser, một thành viên trong nhóm chuyển tiếp của chính quyền Biden, được cho là người có nhiều đóng góp quan trọng đằng sau các đề xuất thay đổi.
Phát biểu tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Mỹ (CFR), ông Setser nhấn mạnh mặc dù các nhà đàm phán Mỹ thúc đẩy mở cửa thị trường cho các công ty dược phẩm, song những doanh nghiệp này lại sản xuất phần lớn ở các quốc gia có mức thuế thấp như Ireland, dẫn đến thâm hụt thương mại lớn của Mỹ trong lĩnh vực này.
Ông Setser nêu rõ chính sách thương mại và thuế phải thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sản xuất của Mỹ.
Trong khi đó, Đại diện Thương mại Mỹ được đề cử Katherine Tai cho rằng chính quyền mới hướng tới một "chính sách thương mại lấy người lao động làm trung tâm", chứ không phải một chính sách tập trung vào khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp hoặc thu được giá hời. Bà Tai nhấn mạnh "người dân không chỉ là người tiêu dùng, mà họ còn là công nhân và người làm công ăn lương".
Tuy nhiên, bài viết cho rằng có nhiều lý do để duy trì chính sách thương mại như trước đây. Các nhà kinh tế thương mại cho rằng việc mở cửa thị trường cho các dịch vụ tài chính, dược phẩm và các nhà đầu tư lớn khác ở nước ngoài có lợi cho tầng lớp trung lưu của Mỹ, ít nhất cũng là gián tiếp.
Doanh thu tăng cường năng lực cho các công ty lớn để họ có thể nghiên cứu ở trong nước, sản xuất các sản phẩm mới cho người tiêu dùng Mỹ và trả lương cao cho công nhân Mỹ.
Một đại diện của Cơ quan nghiên cứu và sản xuất dược phẩm của Mỹ cho biết thâm hụt thương mại hàng hóa của ngành dược phẩm không phản ánh giá trị của nghiên cứu và phát triển cũng như các công việc khác được thực hiện ở Mỹ./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc vượt Mỹ trở thành nước thu hút FDI lớn nhất thế giới
16:02' - 25/01/2021
Trung Quốc là nước tiếp nhận vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn nhất trong năm 2020, với tổng cộng 163 tỷ USD, so với số vốn FDI mà Mỹ thu hút trong cùng kỳ là 134 tỷ USD.
-
Công nghệ
Mỹ dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực AI
13:46' - 25/01/2021
Mỹ đang dẫn đầu trong cuộc đua phát triển và ứng dụng trí thông minh nhân tạo (AI) trong khi Trung Quốc đang vươn lên nhanh chóng trong lĩnh vực này, còn Liên minh châu Âu (EU) thì đang tụt hậu.
-
Tài chính & Ngân hàng
Cố vấn Tổng thống Mỹ thúc giục các nghị sĩ thông qua gói cứu trợ kinh tế
07:39' - 25/01/2021
Giám đốc Hội đồng kinh tế quốc gia của Nhà Trắng Brian Deese ngày 24/1 đã thúc giục các nghị sĩ lưỡng đảng sớm thông qua khoản cứu trợ trị giá 1,9 nghìn tỷ USD.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Chứng khoán châu Á khởi sắc phiên giao dịch đầu tuần 27/6
17:12'
Hầu hết các sàn giao dịch chứng khoán châu Á đều khởi sắc trong phiên giao dịch đầu tuần ngày 27/6
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ và EU nối lại đàm phán FTA sau chín năm gián đoạn
16:17'
Ấn Độ và Liên minh châu Âu (EU) ngày 27/6 đã nối lại đàm phán về Hiệp định Tự do Thương mại (FTA) sau chín năm gián đoạn.
-
Kinh tế Thế giới
Đà tăng của giá năng lượng gây hỗn loạn tại châu Á
14:57'
Tình trạng giá năng lượng tăng vọt đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt của người dân châu Á và làm dấy lên lo ngại một số nước sẽ buộc phải quay lưng với các mục tiêu giảm khí thải.
-
Kinh tế Thế giới
Thêm một dấu hiệu về nguy cơ suy thoái của kinh tế Mỹ
14:19'
Việc giá đồng giảm thời gian gần đây là một dấu hiệu khác cho thấy nguy cơ suy thoái của kinh tế Mỹ và khiến cho một số nhà đầu tư tại Mỹ cân nhắc các tác động đến kinh tế toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế toàn cầu 6 tháng đầu năm: Đà phục hồi suy yếu vì những cú sốc lớn
14:09'
Lạm phát có lẽ là câu chuyện “nóng” trên toàn cầu, khi xung đột giữa Nga và Ukraine cũng như làn sóng dịch tại Trung Quốc khiến chuỗi cung ứng bị gián đoạn, đặc biệt là nguồn cung năng lượng.
-
Kinh tế Thế giới
Làn sóng cấm xuất khẩu lương thực có thể gây ra hiệu ứng domino
12:18'
Ấn Độ là một trong ít nhất 19 quốc gia đã áp đặt hạn chế xuất khẩu lương thực kể từ khi bùng phát xung đột tại Ukraine, khiến giá cả tăng cao, ảnh hưởng đến các dòng thương mại nông sản quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
G7 công bố dự án đầu tư cơ sở hạ tầng khổng lồ
08:22'
Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) diễn ra ở Đức, các nhà lãnh đạo G7 đã công bố dự án đầu tư cơ sở hạ tầng khổng lồ trên toàn thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ tìm cách thúc đẩy đàm phán xuất khẩu ngũ cốc giữa Nga và Ukraine
08:03'
Phó Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Fuat Oktay cho biết, nước này đang nỗ lực tháo gỡ trở ngại trước thềm các cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraine về xuất khẩu ngũ cốc ra thế giới trước khi trở nên "quá muộn".
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục khẳng định không tham gia trừng phạt Nga
08:01'
Ông Ibrahim Kalin - người phát ngôn của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan khẳng định Ankara không tham gia các biện pháp trừng phạt của phương Tây với Nga liên quan cuộc khủng hoảng Ukraine.