Chính sách: Chìa khóa thúc đẩy phát triển kinh tế số
Tại Việt Nam, các hoạt động kinh tế số đã có sự phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây và được Chính phủ quan tâm, ưu tiên phát triển.
Để hiểu rõ hơn về xu hướng phát triển kinh tế số trong khu vực cũng như một số vấn đề liên quan đến phát triển kinh tế số tại Việt Nam, Kinh tế Việt Nam và Thế giới trân trọng giới thiệu bài viết của ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam.
*Phát triển sôi động Sự phát triển kỹ thuật số đã và đang thay đổi các nền kinh tế trên toàn cầu, với tốc độ chóng mặt. Năm 2016, nền kinh tế số toàn cầu trị giá 11,5 nghìn tỷ USD, chiếm khoảng 15,5% GDP của thế giới. Tỷ lệ này dự kiến đạt 25% trong chưa đầy một thập kỷ. Hiện nay, 6 trong số 10 công ty hàng đầu thế giới là các công ty công nghệ; trong đó gần đây Apple đã trở thành công ty đầu tiên trên thế giới có giá trị hơn 1.000 tỷ USD. Về mức độ tập trung của nền tảng kinh doanh số, theo Hội nghị Liên hiệp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) 2017, châu Á có 42 doanh nghiệp và xếp thứ hai chỉ sau Bắc Mỹ (có 63 doanh nghiệp). Những thương hiệu nổi tiếng như Alibaba, JD.COM, Gojek, Grab, Lazada và Softbank đều khởi nghiệp tại châu Á.Mặc dù hoạt động trong những ngành khác nhau, những công ty này đều có một điểm chung là tất cả đều tận dụng các công nghệ đột phá và chuyển đổi để sản xuất và cung cấp sản phẩm và dịch vụ hiệu quả hơn. Chính vì vậy, công nghệ đột phá đang thay đổi cách doanh nghiệp hoạt động trên 3 lĩnh vực: thu thập, lưu trữ, tiếp cận, phân tích, trình bày dữ liệu (Internet vạn vật, Máy bay không người lái, Dữ liệu lớn); phát triển kỹ thuật sản xuất để tăng hiệu quả, tính kinh tế và tốc độ (In 3D, Robotics) và tương tác với thế giới, cung cấp/tiếp nhận dịch vụ (chính phủ điện tử, tài chính số, sinh trắc học).Khu vực Đông Nam Á là thị trường tiềm năng lớn cho các doanh nghiệp kỹ thuật số. Người dân khu vực này đang sử dụng internet ở mức độ cao nhất trên thế giới, gồm các hoạt động liên quan đến tin nhắn, mạng xã hội và lướt mạng.
Tại Việt Nam, trong thời gian gần đây, các hoạt động kinh tế số đã có sự phát triển mạnh mẽ, ban đầu tập trung vào một số dịch vụ, như: Ngành công nghiệp gọi xe dựa trên công nghệ số đang phát triển nhanh chóng. Sự phát triển của các nền tảng thương mại điện tử cạnh tranh trực tiếp với mạng lưới bán lẻ truyền thống.
Sự phát triển của các nền tảng lưu trú số đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong ngành du lịch bằng việc cạnh tranh với khách sạn truyền thống ở những thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Hội An. Vai trò ngày càng lớn của các công ty Fintech và Giải pháp thanh toán.
Sự phát triển sôi động của nền kinh tế số tại Việt Nam hứa hẹn sẽ mang lại cơ hội cho nhiều doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ. Các nền tảng thương mại điện tử có thể đưa doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ đến với những thị trường lớn (cả trong và ngoài nước) và rút ngắn khoảng cách đến thị trường, đặc biệt đối với những công ty nằm xa các thành phố lớn như Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng và Hải Phòng.
Nền kinh tế chia sẻ có nghĩa là người Việt Nam bình thường cũng có thể tham gia dễ dàng hơn vào nền kinh tế số thông qua việc sử dụng nhà của mình để kiếm thêm thu nhập từ các nền tảng lưu trú số hoặc sử dụng xe máy và ô tô của mình trên các nền tảng gọi xe dựa trên công nghệ kỹ thuật số.
*Vai trò của chính sáchMặc dù công nghệ có khả năng chuyển đổi trong nền kinh tế số, nhưng yếu tố quan trọng nhất để phát triển kinh tế số vẫn là chính sách. Bằng cách thiết lập một môi trường pháp lý thuận lợi, Chính phủ có thể thúc đẩy một cách có hiệu quả và đảm bảo sự phát triển kinh tế số trở thành hiện thực.Thời gian qua, chính sách của Chính phủ Việt Nam ngày càng tập trung vào công nghệ đột phá và phát triển nền kinh tế số trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0.
Ngân hàng Thế giới đã thực hiện báo cáo về thực trạng và nền tảng của nền kinh tế số ở Đông Nam Á. Báo cáo chỉ rõ về những điểm đang phát triển tốt và những điểm đang bị tụt hậu của các quốc gia. Báo cáo tập trung vào vai trò của chính sách và quy định pháp lý hiện nay của các chính phủ đang thực sự tạo điều kiện hay cản trở sự phát triển cho nền kinh tế số ? Báo cáo cũng nhấn mạnh 5 vấn đề chính liên quan đến chính sách để phát triển kinh tế số. Thứ nhất, thanh toán điện tử là một phần quan trọng trong nền kinh tế số. Báo cáo Chỉ số tài chính toàn diện toàn cầu (Global Findex) do Ngân hàng Thế giới công bố gần đây cho thấy, chỉ 19% chủ tài khoản tài chính ở khu vực Đông Nam Á truy cập vào tài khoản của mình bằng điện thoại di động hoặc Internet.Con số này thấp hơn mức bình quân của các quốc gia có thu nhập trung bình trên thế giới. Chính phủ có thể hỗ trợ thông qua việc xây dựng cơ sở hạ tầng pháp lý phù hợp và sử dụng thanh toán điện tử khi tương tác với người dân – ví dụ như khi thanh toán cho các dịch vụ của chính phủ hoặc nhận lương hưu. Tương tự như vậy, các chương trình căn cước công dân kỹ thuật số do Chính phủ thực hiện có thể giúp người dân truy cập tài khoản dễ dàng hơn.
Thứ hai, các chính sách nhằm nâng cao niềm tin của người dân đối với các dịch vụ liên quan tới kinh tế số là rất quan trọng, điều này nhằm tăng cường sự tham gia nhiều hơn của người dân trong nền kinh tế số. Các chính sách này bao gồm một loạt các lĩnh vực từ quyền riêng tư dữ liệu, an ninh mạng, cho đến bảo vệ người tiêu dùng. Các chính sách này cũng cần được phối hợp chặt chẽ hơn trong khu vực, để các cá nhân và doanh nghiệp biết những quy định nào được áp dụng khi dữ liệu của họ di chuyển qua biên giới.Thứ ba, các chính sách cần phải tăng cường các kỹ năng kỹ thuật số của người dân, không chỉ để thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế số, mà còn để đảm bảo những cơ hội và lợi ích của nền kinh tế số đến được với mọi người. Mặc dù khu vực này đã có nền tảng đọc, viết và tính toán tốt, nhưng hệ thống giáo dục cần thích nghi hơn với nhu cầu thay đổi của thị trường, từ việc sử dụng máy tính cơ bản đến các kỹ năng nâng cao như lập trình và phân tích dữ liệu, cũng như các kỹ năng mềm như hợp tác và giao tiếp. Để đạt được điều này đòi hỏi phải tập trung vào các chính sách đào tạo kỹ năng cần thiết cho cuộc sống.Thứ tư, cải thiện hệ thống logistics, đặc biệt là cho thương mại điện tử, có ý nghĩa rất quan trọng. Để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng thường rất tốn kém và không tin cậy. Điều kiện địa hình khó khăn tại nhiều quốc gia Đông Nam Á là một yếu tố cơ bản, nhưng quy định pháp lý cũng đóng một vai trò thiết yếu. Ví dụ, Chỉ số hiệu quả dịch vụ logistics (LPI) của Ngân hàng Thế giới cho thấy hải quan là lĩnh vực có hiệu quả kém nhất trong môi trường logistics của khu vực.Cuối cùng, các chính phủ cần đi đầu bằng việc số hóa nhiều hơn nữa. Các Chính phủ không chỉ cần tích hợp kỹ thuật số đối với toàn bộ hệ thống, mà còn phải cung cấp nền tảng dịch vụ kỹ thuật số để hỗ trợ doanh nghiệp, giảm thời gian và chi phí giao dịch cho doanh nghiệp và người dân.Chẳng hạn, việc các chính phủ thực hiện cấp phép và phê duyệt giấy phép trực tuyến là ví dụ tuyệt vời của những dịch vụ kỹ thuật số như vậy. Ngoài ra, các sáng kiến như căn cước công dân kỹ thuật số toàn quốc có thể thúc đẩy lợi ích trực tiếp trong những lĩnh vực khác của nền kinh tế số.
Ngân hàng Thế giới đã hỗ trợ Chính phủ Việt Nam trong một số lĩnh vực như giúp Ngân hàng Nhà nước xây dựng hệ thống thanh toán điện tử, hỗ trợ thiết kế cải cách quản trị kỹ thuật số toàn diện (cùng với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan) để thúc đẩy công nghệ số trong cải cách hành chính, cho phép cung cấp dịch vụ kỹ thuật số và nâng cao hiệu quả quản lý thông qua việc chia sẻ và sử dụng thông tin tốt hơn giữa các cơ quan Chính phủ.
Chìa khóa cho tất cả những vấn đề trên là cần có sự phối hợp chặt chẽ và hài hoà giữa các cơ quan chính phủ để phát triển nền kinh tế số. Nền kinh tế số có tính chất đa ngành và do đó liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau như tài chính, sản xuất, y tế, giáo dục, giao thông, logistics, du lịch, khách sạn và thực phẩm.Vì vậy, để nâng cao khả năng cạnh tranh, Việt Nam cần xây dựng môi trường pháp lý khuyến khích đổi mới và cạnh tranh, đồng thời bảo vệ người tiêu dùng thông qua điều tiết và phối hợp hiệu quả hơn giữa các cơ quan Chính phủ.
Các chính sách và quy định xuyên suốt để định hình nền kinh tế số cần bao gồm các chính sách và quy định liên quan đến các luồng dữ liệu xuyên quốc gia bảo mật dữ liệu, an ninh mạng, bảo vệ khách hàng, giao dịch điện tử và luật thương mại điện tử và thuế.
Ngoài ra, Việt Nam cần chú trọng tới các chính sách để tiếp cận với dịch vụ thanh toán an toàn và đảm bảo mang lại cơ hội thực hiện thanh toán điện tử cho cả khách hàng, doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài./.
Ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam- Từ khóa :
- kinh tế số
- giám đốc wb
- ngân hàng thế giới
- kỷ nguyên số
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Cách mạng công nghiệp 4.0: Cơ hội và thách thức của Việt Nam
06:30' - 29/05/2019
Trang mạng của Trường Nghiên cứu Quốc tế RSIS (Singapore) mới đây đăng bài viết, trong đó đánh giá về những cơ hội và thách thức đối với Cách mạng công nghiệp 4.0 của Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
OANA 44: Bước phát triển mới của tổ chức trong kỷ nguyên số
09:53' - 20/04/2019
Tại sự kiện OANA 14, các hãng thông tấn đã bàn về các vấn nạn tin giả, sự suy giảm lòng tin của công chúng đối với báo chí và tăng cường ứng dụng công nghệ trong quá trình sản xuất thông tin.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Cảnh báo về an toàn lao động khi thi công các công trình thủy điện
13:14' - 21/05/2025
PGS.TS Vũ Thanh Ca, Nguyên Giảng viên cao cấp, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã chia sẻ với phóng viên TTXVN xoay quanh vấn đề xây dựng thủy điện và đảm bảo an toàn trong thi công.
-
Ý kiến và Bình luận
“Bộ tứ trụ cột” để Việt Nam cất cánh: Động lực quan trọng nhất của nền kinh tế
10:59' - 21/05/2025
Trong điều kiện đặc thù của Việt Nam hai khái niệm “kinh tế tư nhân” và “định hướng xã hội chủ nghĩa” không hề đối chọi nhau, không cản trở nhau mà cùng song hành.
-
Ý kiến và Bình luận
Fed cảnh báo áp lực giá
10:09' - 21/05/2025
Ngày 20/5, các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cho biết chính sách thuế quan của chính quyền Tổng thống Donald Trump đang tạo ra áp lực tăng giá và kêu gọi thận trọng trước khi điều chỉnh lãi suất.
-
Ý kiến và Bình luận
Việt Nam mong muốn hợp tác hiệu quả với WHO
08:38' - 21/05/2025
Thứ trưởng Y tế Trần Văn Thuấn đã có bài phát biểu, tập trung vào quan hệ chặt chẽ giữa Việt Nam và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
-
Ý kiến và Bình luận
Các nước thành viên WHO ủng hộ thỏa thuận toàn cầu chống đại dịch
11:18' - 20/05/2025
Các nước thành viên Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ủng hộ một thỏa thuận toàn cầu có tính đột phá nhằm cải thiện công tác ứng phó với đại dịch trong tương lai.
-
Ý kiến và Bình luận
Chưa thể ấn định thời hạn hoàn tất dự thảo bản ghi nhớ giữa Nga và Ukraine
09:03' - 20/05/2025
Nga và Ukraine sẽ cùng soạn thảo các dự thảo liên quan đến một biên bản ghi nhớ, sau đó tiến hành trao đổi và tiến tới các cuộc tiếp xúc sâu để xây dựng một văn bản thống nhất.
-
Ý kiến và Bình luận
Mỹ cảnh báo thuế quan có thể về mức cao nếu đàm phán không tiến triển
08:57' - 19/05/2025
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent cho biết, nếu các quốc gia không đạt được thỏa thuận thương mại với nước này trong thời gian tạm hoãn 90 ngày, thuế quan sẽ sớm quay trở lại mức “có đi có lại”.
-
Ý kiến và Bình luận
IMF khuyến nghị với nền kinh tế quá phụ thuộc vào xuất khẩu dầu
09:45' - 18/05/2025
IMF khuyến nghị Iraq - nước sản xuất dầu lớn thứ hai trong OPEC có thể kiềm chế thâm hụt tài chính bằng cách huy động nguồn thu thuế từ các hoạt động kinh tế phi dầu mỏ và kiểm soát quỹ lương công.
-
Ý kiến và Bình luận
Ngoại trưởng Nga, Mỹ điện đàm về Ukraine và quan hệ song phương
09:14' - 18/05/2025
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Mỹ Marco Rubio ngày 17/5, trao đổi quan điểm xung quanh cuộc hòa đàm về xung đột Ukraine.