Chủ động đối phó thách thức từ TPP
vào tuần đầu tháng 10/2015 tại Atlanta, Mỹ. Ảnh: TTXVN
Thách thức đầu tiên phải kể đến là tác động của điều khoản quy tắc xuất xứ hàng hóa. So với các FTA trước đây, TPP đã có bước cải tiến đáng kể khi áp dụng quy định “cộng gộp” để các nguyên liệu đầu vào từ một bên TPP được đối xử như những nguyên liệu từ một bên khác nếu được sử dụng để sản xuất ra một sản phẩm tại bất kỳ một bên TPP.
Tuy nhiên, những yêu cầu về chứng minh quy tắc xuất xứ vẫn là một thách đố đối với Việt Nam do tình trạng hàng hóa xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu và các sản phẩm trung gian.
Đơn cử với dệt may, 60 – 90% nguyên liệu của mặt hàng này được các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc. Do vậy, phần lớn hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam hiện không đạt được đủ tiêu chuẩn xuất xứ hàng hóa để hưởng các ưu đãi về thuế.
Thách thức thứ hai bắt nguồn từ chính cam kết xóa bỏ hàng rào thuế quan trong nội khối TPP. Việc giảm thuế đối với các quốc gia thành viên TPP sẽ dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng nguồn hàng nhập khẩu từ các nước TPP vào Việt Nam. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, đối mặt với thách thức này, ngành nông sản sẽ là ngành phải chịu tổn thất nhiều nhất.
Ảnh: Huy Hùng – TTXVN
Do các quốc gia tốp đầu trong TPP như Hoa Kỳ, Australia, New Zealand đều là những cường quốc trong lĩnh vực nông nghiệp và chăn nuôi trên thế giới. Việc xóa bỏ thuế quan sẽ khiến hàng hóa của các quốc gia này có cơ hội xâm nhập vào thị trường các nước ít có lợi thế hơn về lĩnh vực này, trong đó có Việt Nam.
Ngành nông nghiệp Việt Nam sẽ đứng trước nguy cơ bị cạnh tranh gay gắt tại hầu hết các sản phẩm lúa, gạo, mía, đường hay các sản phẩm thịt lợn, gà, bò... ngoại nhập.
Một thách thức nữa thuộc về các quy định liên quan tới doanh nghiệp Nhà nước. Theo đó, doanh nghiệp Nhà nước được xác định là các doanh nghiệp đóng vai trò cung cấp dịch vụ công và các hoạt động khác.
Doanh nghiệp Nhà nước trong TPP được phép tiến hành các hoạt động thương mại trên cơ sở tính toán thương mại trong cung cấp các dịch vụ công, nhưng phải đảm bảo tính công bằng với các doanh nghiệp tư nhân và không có những hoạt động phân biệt đối xử với các doanh nghiệp nước ngoài.
Tất cả các khoản trợ cấp hỗ trợ trực tiếp hay gián tiếp dành cho các doanh nghiệp Nhà nước đều phải công khai hóa và minh bạch hóa, nếu vi phạm quy định sẽ phải bồi thường theo điều khoản hiệp định quy định.
Nhập cuộc TPP
Lưu ý bài học Việt Nam sau 8 năm gia nhập WTO, TS Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, cơ hội có khi lại trở thành thách thức nếu thiếu ứng xử chính sách vĩ mô thích hợp và thiếu những cải cách bên trong cần thiết.
Cụ thể, Việt Nam mở cửa mạnh hơn nhưng cạnh tranh gay gắt hơn với những ngành vốn được bảo hộ nhiều và những doanh nghiệp kém cạnh tranh sẽ phải giảm sản xuất thậm chí thu nhỏ hoặc phá sản.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Công Tuấn cho rằng, Việt Nam có trình độ đi sau so với 11 quốc gia còn lại. Nhưng cơ hội lớn là sẽ có thị trường rộng lớn với 800 triệu dân; trong đó có những thị trường tiêu thụ nông sản lớn của Việt Nam.
Những thị trường này sẽ giúp Việt Nam có cơ hội giảm áp lực phụ thuộc vào một số thị trường truyền thống nhưng lại luôn thay đổi.
Tuy nhiên, vị thứ trưởng này cũng thừa nhận: Việt Nam sẽ gặp khó khăn về tiêu thụ một số mặt hàng nếu vẫn duy trì cách quản lý, chất lượng sản phẩm như hiện nay, chẳng hạn như chăn nuôi hộ. Nếu doanh nghiệp không chuyển đổi, không linh hoạt sẽ bị loại khỏi cuộc chơi.
Ông Nguyễn Xuân Dương, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), nhìn nhận trình độ chăn nuôi các nước như Canada, Australia, Mỹ… phát triển hơn Việt Nam rất nhiều.
Cục Chăn nuôi cũng đã nhận biết được tình hình và đang đẩy mạnh sản xuất theo chuỗi sản phẩm, lấy doanh nghiệp làm trung tâm, sau doanh nghiệp là các hợp tác xã, hộ chăn nuôi để khắc phục những điểm yếu của ngành chăn nuôi hiện nay.
Khẳng định quyết tâm của ngành nông nghiệp, Thứ trưởng Hà Công Tuấn cho rằng “Nếu coi TPP là “liều thuốc” thử cho tái cơ cấu nông nghiệp mà cả guồng máy quản lý, nông dân và doanh nghiệp không cải cách trong bộ máy, hệ thống quản lý thì sẽ dễ thua trên sân nhà”.
Chuyên gia kinh tế, TS Cấn Văn Lực lưu ý Việt Nam cần linh hoạt hơn, ứng biến hơn trong bối cảnh mới như vấn đề xử lý nợ xấu. Thực hiện TPP sẽ có nhiều sự quan tâm hơn của các nhà đầu tư nước ngoài.
Như vậy Việt Nam phải có cơ chế chính sách khuyến khích sự tham gia các nhà đầu tư nước ngoài vào quá trình tái cơ cấu, xử lý nợ xấu hoặc các nhà đầu tư trở thành cổ đông chiến lược hoặc tư vấn trở lại cho các định chế tài chính của Việt Nam.
Theo ông Nguyễn Tú Anh – Trưởng ban Chính sách kinh tế vĩ mô-Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, trách nhiệm của nhà nước khi đó phải rõ ràng minh bạch hơn và buộc phải chịu trách nhiệm nếu đưa ra quyết định chính sách làm thiệt hại tới doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Điều này còn đòi hỏi cán bộ cơ quan nhà nước có trình độ tư pháp tốt, đội ngũ luật sư đủ mạnh để bảo vệ quyền lợi đất nước trước các vụ kiện./.
Thu Hạnh – Diệu Linh
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
TPP: Nói đến khó khăn không phải là để sợ hãi
08:00' - 15/10/2015
Tham gia TPP Việt Nam cần xác định phải “chiến đấu” với hội nhập. Việt Nam cần vượt qua và giảm thiểu những tác động tiêu cực, chứ không phải nói đến khó khăn, thách thức để sợ hãi.
-
Kinh tế Việt Nam
TPP có phải là chiếc đũa thần?
07:45' - 15/10/2015
Hiệp định thương mại thế hệ mới TPP có phạm vi và mức độ cam kết rộng lớn hơn, bao trùm trên mọi lĩnh vực so với các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã ký kết.
-
Kinh tế Thế giới
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng: Chuẩn bị cho TPP ngay từ giờ
18:26' - 12/10/2015
Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, chậm nhất là đến cuối năm 2016, Quốc hội có thể phê chuẩn thông qua TPP. Thời gian vẫn còn, song Chủ tịch Quốc hội đề nghị phải có sự chuẩn bị ngay từ bây giờ.
-
Kinh tế Việt Nam
TPP tác động rõ nét đến ngành chăn nuôi Việt Nam
06:00' - 12/10/2015
Ngành chăn nuôi sẽ phải đối diện với sự cạnh tranh gay gắt hơn của hàng ngoại khi Việt Nam hội nhập sâu hơn kinh tế thế giới và đặc biệt là khi TPP có hiệu lực.
-
Kinh tế Việt Nam
Vào TPP, doanh nghiệp cần đổi mới quy trình quản trị
06:00' - 12/10/2015
Một thách thức nội tại là doanh nghiệp cần đổi mới và thay đổi căn bản quy trình quản trị để đem lại giá trị tốt hơn mới mong có tính cạnh tranh.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
EU xem xét áp phí với hàng thương mại điện tử giá rẻ
22:04'
EC kêu gọi giới lập pháp EU và các quốc gia thành viên “cân nhắc” áp phí xử lý đối với các giao dịch mua hàng trực tuyến được nhập khẩu trực tiếp tới người tiêu dùng.
-
Kinh tế Thế giới
Bưu điện Mỹ tạm ngừng nhận bưu kiện từ Trung Quốc và Hong Kong (Trung Quốc)
13:58'
Bưu điện Mỹ (USPS) tạm thời ngừng chấp nhận các bưu kiện vận chuyển từ Bưu điện Trung Quốc và Hong Kong (Trung Quốc) từ ngày 4/2.
-
Kinh tế Thế giới
WTO "mắc kẹt" giữa tranh chấp thương mại
13:26'
Cơ quan Phúc thẩm của WTO, bao gồm bảy chuyên gia về luật thương mại và quốc tế, đã không thể xử lý bất kỳ vụ việc mới nào kể từ tháng 12/2019, do Mỹ liên tục chặn các đề cử thành viên.
-
Kinh tế Thế giới
Quy mô thương mại dịch vụ của Trung Quốc lần đầu tiên vượt 1.000 tỷ USD
13:03'
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu dịch vụ của Trung Quốc năm 2024 đã tăng lên mức kỷ lục 7.500 tỷ nhân dân tệ (1.032 tỷ USD), tăng 14,4% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Thế giới
Các cơ quan Liên hợp quốc lo ngại về nguồn tài trợ
10:40'
Các cơ quan của Liên hợp quốc đã đưa ra đánh giá về việc Mỹ cắt giảm nguồn tài trợ nhân đạo, đồng thời kêu gọi Washington tiếp tục có những đóng góp trong thời gian tới.
-
Kinh tế Thế giới
5 năm sau Brexit: Ngày càng nhiều người Anh ủng hộ quay trở lại EU
10:13'
Cuộc thăm dò do YouGov thực hiện mới đây cho thấy chỉ 33% số người Anh được hỏi cho rằng Brexit là quyết định đúng đắn, mức thấp nhất kể từ sau cuộc trưng cầu ý dân vào năm 2016.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ Donald Trump xác nhận kế hoạch đóng cửa USAID
07:58'
Tổng thống Mỹ Donald Trump xác nhận kế hoạch đóng cửa Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID), đồng thời ký văn bản dừng hợp tác với một số tổ chức trong Liên hợp quốc (LHQ).
-
Kinh tế Thế giới
Ngành công nghệ lao đao do chính sách thuế quan của Mỹ
18:12' - 04/02/2025
Nếu chính quyền Tổng thống Donald Trump quyết định áp thuế lên chất bán dẫn, giá các sản phẩm điện tử có thể tăng mạnh hơn nữa trong bối cảnh người tiêu dùng vẫn đang phải đối mặt với áp lực lạm phát.
-
Kinh tế Thế giới
Anh sẽ xem xét lại khoản thuế 700 triệu bảng với các “gã khổng lồ” công nghệ Mỹ
15:46' - 04/02/2025
Anh đang chuẩn bị xem xét lại khoản thuế 700 triệu bảng Anh (869,05 triệu USD) đối với các “gã khổng lồ” công nghệ Mỹ trong bối cảnh cuộc chiến thương mại dường như đang leo thang toàn cầu.