Chuỗi cung ứng toàn cầu chịu thêm sức ép mới
Một đợt bùng phát dịch COVID-19 ở miền nam Trung Quốc đã gây ra sự tắc nghẽn tại các cảng quan trọng đối với hoạt động giao thương toàn cầu, khi việc tồn đọng hàng hóa có thể mất nhiều tháng để giải quyết và dẫn đến tình trạng thiếu hàng hóa trong mùa mua sắm cuối năm.
Vấn đề bắt đầu phát sinh vào tháng trước khi các nhà quan chức tỉnh Quảng Đông, miền nam Trung Quốc - nơi đặt một số cảng container nhộn nhịp nhất thế giới - quyết định hủy bỏ các chuyến bay, tiến hành chính sách đóng cửa trong cộng đồng và đình chỉ giao thương dọc bờ biển để kiểm soát tình trạng tăng đột biến các ca mắc COVID-19.
Yantian, một cảng cách Khu hành chính đặc biệt Hong Kong của Trung Quốc hơn 80 km và điều chuyển khoảng 36.000 container 20 feet mỗi ngày, đã phải đóng cửa một tuần, sau khi phát hiện các công nhân dương tính với COVID-19.Dù đã mở cửa trở lại song cảng này vẫn hoạt động dưới công suất, khiến lượng container tồn đọng và tàu chờ cập cảng rất lớn.
Tình trạng tắc nghẽn ở Yantian đã tràn sang các cảng container khác ở Quảng Đông, bao gồm Shekou, Chiwan và Nansha. Hiệu ứng domino đang tạo ra một vấn đề lớn cho ngành vận tải biển toàn cầu. Peter Sand, nhà phân tích thuộc hiệp hội các chủ tàu Bimco, nhận định tình trạng tồn ứ ở Yantian đang làm tăng thêm sự gián đoạn đối với chuỗi cung ứng toàn cầu vốn đã căng thẳng, đồng thời cảnh báo người tiêu dùng có thể không mua được tất cả những thứ họ cần cho dịp Giáng sinh vào cuối năm. Theo dữ liệu của Refinitiv, tính đến ngày 17/6, hơn 50 tàu container vẫn chờ cập cảng ở Quảng Đông. Đây là tình trạng ách tắc lớn nhất kể từ năm 2019.Lars Jensen, Giám đốc điều hành công ty tư vấn Vespucci Maritime ước tính cảng đã không thể xử lý khoảng 357.000 container từ cuối tháng Năm, lớn hơn cả tổng khối lượng hàng hóa vận chuyển bị ảnh hưởng do sự cố đóng cửa 6 ngày của Kênh đào Suez vào tháng Ba.
Tình trạng tắc nghẽn ở miền nam Trung Quốc đã khiến các công ty vận tải biển lớn phải cảnh báo khách hàng về sự chậm trễ, thay đổi tuyến, điểm đến của tàu và phí tăng đột biến. Maersk, hãng vận tải biển lớn nhất thế giới, tuần trước cho biết các chuyến tàu có thể bị trì hoãn ở Yantian ít nhất 16 ngày. Trong khi đó, các “ông lớn” trong ngành vận tải biển như Hapag-Lloyd (HPGLY), MSC và Cosco Shipping (CHDGF) đều tăng giá cước vận chuyển hàng hóa giữa châu Á với Bắc Mỹ hoặc với châu Âu. MSC trong tháng này cho biết sẽ tăng phí vận chuyển từ châu Á đến Bắc Mỹ lên tới 3.798 USD/container 45 feet. Theo Drewry Shipping, giá cước cho 8 tuyến chính Đông-Tây đều tăng so với cùng kỳ năm trước. Giá tăng mạnh nhất là dọc theo tuyến đường từ Thượng Hải đến Rotterdam ở Hà Lan, tăng 534% so với một năm trước lên hơn 11.000 USD cho một container 40 feet. Theo các chuyên gia, tình trạng tắc nghẽn tại Quảng Đông đang làm trầm trọng thêm sức ép đối với chuỗi cung ứng toàn cầu vốn đã căng thẳng.Theo nhà phân tích Sand, những vấn đề trong chuỗi cung ứng toàn cầu đang làm gia tăng những thách thức vốn có và tình hình căng thẳng này có thể sẽ tiếp tục trong vòng một năm tới./.
Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Trung Quốc kêu gọi người chăn nuôi lợn giữ sản lượng ở mức hợp lý
15:46' - 16/06/2021
Trung Quốc kêu gọi người chăn nuôi lợn giữ sản lượng ở mức hợp lý, sau khi một chỉ báo được theo dõi chặt chẽ về chi phí sản xuất đã giảm xuống dưới mức mà hầu hết người nông dân có lãi.
-
Kinh tế Thế giới
Vị trí siêu cường kinh tế của Trung Quốc có bị đe dọa khi dân số giảm mạnh?
05:30' - 16/06/2021
Trước tình trạng dân số sụt giảm nghiêm trọng, liệu Trung Quốc có còn là công xưởng của thế giới với nguồn lao động dồi dào và là một thị trường có tiềm năng tiêu thụ cao hay không?
-
Kinh tế Thế giới
Liệu cuộc chiến thương mại với Trung Quốc có đem lại lợi ích lâu dài cho kinh tế Australia?
05:30' - 14/06/2021
Sau hơn một năm căng thẳng dẫn tới cuộc chiến thương mại công khai giữa Trung Quốc và Australia, hai bên đều chịu tổn thất, nhưng Trung Quốc dường như chịu phần lớn chi phí của cuộc chiến này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ngành rượu vang Đức lo ngại tác động tiêu cực từ thuế quan của Mỹ
21:56' - 11/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, các nhà sản xuất rượu vang nước này dự đoán sẽ có nhiều hậu quả tiêu cực lớn nếu Mỹ quyết định áp thuế quan đối với rượu vang nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế lớn thứ sáu thế giới tăng trưởng trì trệ
16:20' - 11/07/2025
Kinh tế Anh chỉ đạt mức tăng trưởng 0,1% trong tháng 5/2025 với sự sụt giảm cả trong hai lĩnh vực sản xuất và xây dựng.
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu của Trung Quốc có thể khởi sắc trước thời hạn Mỹ tái áp thuế
15:45' - 11/07/2025
Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 6/2025 nhiều khả năng tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái, khi các doanh nghiệp đẩy mạnh giao hàng trước thời hạn để tránh rủi ro thuế của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba đẩy mạnh sử dụng năng lượng Mặt trời trong sản xuất xì gà
14:45' - 11/07/2025
Để duy trì sản xuất xì gà, nông dân ở tỉnh miền Tây Pinar del Río đã chuyển sang sử dụng tấm pin Mặt trời để vận hành hệ thống tưới tiêu giữa cuộc khủng hoảng năng lượng.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Ngoại giao Mỹ lên kế hoạch cắt giảm nhân sự quy mô lớn
12:50' - 11/07/2025
Ngày 10/7, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết sẽ sớm triển khai kế hoạch cắt giảm nhân sự, sau khi Tòa án Tối cao tạo điều kiện cho đợt tinh giản biên chế hàng loạt theo đề xuất của Tổng thống Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Brazil tuyên bố đáp trả tương xứng nếu Mỹ áp thuế 50%
11:33' - 11/07/2025
Tổng thống Brazil mong muốn tìm ra giải pháp ngoại giao nhưng cũng tuyên bố sẽ áp thuế đáp trả tương xứng nếu Mỹ áp thuế 50% với tất cả các mặt hàng nhập khẩu từ ngày 1/8 tới đây.
-
Kinh tế Thế giới
EU rút Panama khỏi danh sách các nước có nguy cơ cao về rửa tiền
10:49' - 11/07/2025
Chính phủ Panama mới đây tuyên bố nước này đã “khôi phục được niềm tin quốc tế” sau khi được Liên minh châu Âu (EU) rút khỏi danh sách các quốc gia có nguy cơ cao về rửa tiền và tài trợ khủng bố.
-
Kinh tế Thế giới
Canada đứng trước cơ hội trở thành siêu cường năng lượng của thế giới
10:34' - 11/07/2025
Ông Chris Cooper, Giám đốc điều hành Công ty LNG Canada, nhận định chuyến hàng đầu tiên của LNG Canada đã khẳng định được dấu mốc và cơ hội của ngành khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) trong tương lai.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc lập chiến lược thương mại – an ninh trong đàm phán
09:58' - 11/07/2025
Sau khi nhận được thư về thuế quan của Tổng thống Mỹ, Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc bắt đầu xem xét "gói an ninh" toàn diện để tìm bước đột phá trong các cuộc đàm phán thuế quan với Mỹ.