Chuyển đổi số toàn ngành du lịch trong giai đoạn 2021 - 2025
Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch-Nguyễn Văn Hùng đã ký Quyết định 2292/QĐ-BVHTTDL ngày 13/8, ban hành Chương trình hành động phát triển du lịch giai đoạn 2021 - 2025.
Chương trình xác định các nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên phát triển du lịch Việt Nam trong giai đoạn 2021 - 2025 để thực hiện hiệu quả các mục tiêu, định hướng phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2025 phù hợp với tình hình thực tiễn.Đồng thời, hướng đến tạo sự đồng thuận, nhất trí cao trong nhận thức và hành động của toàn ngành du lịch, các ngành liên quan, các địa phương, doanh nghiệp và người dân để tập trung phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, từng bước đưa Việt Nam trở thành điểm đến đặc biệt hấp dẫn, thuộc nhóm 50 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới.Theo đó Bộ sẽ xây dựng kế hoạch hành động của ngành du lịch triển khai thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW của BCH Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.Bộ xây dựng, ban hành quy định và hướng dẫn áp dụng một số mô hình kinh tế mới trong lĩnh vực du lịch: kinh tế chia sẻ, kinh tế du lịch ban đêm, kinh tế tuần hoàn; tiêu chuẩn, quy định quản lý đối với kinh doanh loại hình du lịch chăm sóc sức khoẻ, du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp, nông thôn, du lịch mạo hiểm và một số loại hình du lịch mới...Về ứng dụng khoa học và công nghệ hiện đại, công nghệ số trong ngành du lịch, chú trọng thực hiện chuyển đổi số trong toàn ngành du lịch, góp phần hoàn thành mục tiêu “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.Phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về du lịch; thực hiện điều tra, đánh giá, phân loại và số hoá tài nguyên du lịch Việt Nam; hình thành hệ thống thông tin số về khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở dịch vụ du lịch; xây dựng hệ thống thông tin số về thị trường du lịch Việt Nam; thống nhất công tác thống kê du lịch ở Trung ương và địa phương. Xây dựng và triển khai các đề án, dự án phát triển du lịch thông minh, mô hình quản lý điểm đến du lịch thông minh; ứng dụng công nghệ hiện đại vào phát triển các phần mềm, tiện ích thông minh hỗ trợ công tác quản lý và phục vụ khách du lịch; hỗ trợ doanh nghiệp du lịch kết nối, đổi mới sáng tạo trong hoạt động kinh doanh du lịch. Tăng cường ứng dụng công nghệ xanh, sạch trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ và cơ sở lưu trú du lịch.Về đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch, ngành đề xuất Chính phủ ưu tiên nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông kết nối của một số khu du lịch quốc gia tại các khu vực động lực phát triển du lịch.Đề xuất Chính phủ và các địa phương ưu tiên bố trí nguồn lực từ ngân sách đầu tư phát triển du lịch cộng đồng tại các địa phương có tiềm năng du lịch ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ du lịch để hình thành các cụm du lịch đồng bộ, chất lượng, có quy mô lớn, đẳng cấp quốc tế.
Ngành du lịch, tập trung phát triển các sản phẩm du lịch chủ đạo theo hướng chuyên nghiệp, chất lượng, có thương hiệu và sức cạnh tranh cao như: du lịch văn hoá; du lịch sinh thái, du lịch đô thị; du lịch nghỉ dưỡng cao cấp; thí điểm phát triển sản phẩm du lịch tới các đảo xa bờ. Tập trung phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của mỗi địa phương, mỗi vùng, phù hợp với lợi thế tài nguyên du lịch, đảm bảo kết nối với hệ thống sản phẩm du lịch của vùng và quốc gia.
Đặc biệt, ưu tiên khai thác có hiệu quả các giá trị văn hoá đặc trưng, nổi trội của mỗi địa phương, ưu tiên công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hoá, lịch sử, truyền thống gắn với phát triển du lịch bền vững; chú trọng khai thác thế mạnh ẩm thực đa dạng, đặc sắc của từng địa phương, từng vùng để hình thành sản phẩm du lịch độc đáo, khác biệt, có lợi thế cạnh tranh, góp phần tạo dựng thương hiệu nổi bật của từng địa phương, từng vùng.Hỗ trợ phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn; du lịch công nghiệp; du lịch chăm sóc sức khoẻ; du lịch cộng đồng gắn với các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc; phát triển sản phẩm, dịch vụ du lịch về đêm tại các đô thị, trung tâm du lịch, các khu du lịch, điểm du lịch đông khách du lịch; phát triển các loại hình du lịch thể thao có tiềm năng, thế mạnh phát triển tại Việt Nam.Về hỗ trợ doanh nghiệp du lịch phục hồi, phát triển trong bối cảnh tác động của đại dịch, ngành đề xuất ban hành và triển khai kịp thời các giải pháp về cơ chế, chính sách tài chính, tín dụng (hỗ trợ tài chính, miễn giảm thuế, cho vay ưu đãi, giãn nợ, khoanh nợ…), chính sách hỗ trợ việc làm và đào tạo nhân lực để hỗ trợ doanh nghiệp, cộng đồng, người dân tham gia kinh doanh du lịch duy trì hoạt động, vượt qua khó khăn do tác động của đại dịch COVID-19.Đồng thời, hỗ trợ doanh nghiệp, cộng đồng và người dân tham gia kinh doanh du lịch đổi mới mô hình kinh doanh, phát triển sản phẩm mới, xúc tiến quảng bá du lịch, phục hồi và phát triển thị trường du lịch. Đơn giản hóa các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực du lịch; đề xuất giảm phí, lệ phí các thủ tục, giảm tiền ký quỹ kinh doanh đối với các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.Về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và thị trường lao động du lịch bền vững, xây dựng, triển khai Chương trình điều tra, đánh giá tổng thể nguồn nhân lực du lịch Việt Nam và Đề án phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao của Việt Nam đến năm 2025.Chú trọng nâng cao chất lượng nhân lực du lịch của các doanh nghiệp du lịch vừa và nhỏ. Xây dựng, triển khai Chương trình bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho lực lượng lao động nghề du lịch...Xây dựng Chiến lược marketing du lịch Việt Nam đến năm 2030; triển khai các chiến dịch xúc tiến, quảng bá du lịch tại các thị trường trọng điểm phù hợp với xu hướng mới của thị trường. Đa dạng hoá các phương thức, công cụ xúc tiến quảng bá, chú trọng triển khai các hoạt động e-marketing. Hỗ trợ các địa phương tiếp cận đẩy mạnh xúc tiến quảng bá, giới thiệu du lịch trên các kênh truyền thông quốc tế..../.>>>Trải nghiệm mô hình trang trại sinh thái nông nghiệp gắn với du lịch
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Trải nghiệm mô hình trang trại sinh thái nông nghiệp gắn với du lịch
10:15' - 18/08/2021
Du khách nhớ đến Hà Nội thường nhớ tới các sản phẩm văn hoá, ẩm thực mà ít nhớ ra Hà Nội còn có tới 18 huyện, thị xã ngoại thành có tiềm năng lớn trong việc phát triển du lịch nông nghiệp.
-
Chuyển động DN
DIC Corp ưu tiên đầu tư các dự án du lịch quy mô lớn
19:37' - 15/08/2021
DIC Corp tiếp tục ưu tiên đầu tư vào các dự án du lịch quy mô lớn trên phạm vi cả nước.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Ngành hồ tiêu tìm phương án ứng phó thách thức kép
20:41' - 17/04/2025
Mặc dù xuất khẩu tăng trưởng khả quan nhưng ngành hồ tiêu Việt Nam đang đối diện với thách thức kép bao gồm áp lực thuế quan từ Hoa Kỳ và cảnh báo về dư lượng hoá chất từ nhiều thị trường khác nhau.
-
DN cần biết
Giải pháp mới thu hút khách hàng của doanh nghiệp nhỏ Hàn Quốc
16:18' - 17/04/2025
Hiện nay, một xu hướng có hệ thống hơn đang xuất hiện trong giới chủ doanh nghiệp cá nhân tại Hàn Quốc thông qua việc thu hút những khách hàng có ý thức về ngân sách.
-
DN cần biết
Hàn Quốc tìm kiếm các công ty khởi nghiệp tham gia “Dự án tự thân” ở Việt Nam
13:38' - 17/04/2025
Ngày 17/4, Cơ quan hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ và khởi nghiệp khu vực Busan của Hàn Quốc cho biết đã chính thức tìm kiếm các công ty khởi nghiệp tham gia chương trình “Dự án tự thân” tại Việt Nam.
-
DN cần biết
Thương mại điện tử của Italy tăng mạnh nhờ ứng dụng AI
15:19' - 16/04/2025
Doanh số bán hàng trực tuyến năm 2024 tại Italy đạt tổng cộng 85,4 tỷ euro (97,2 tỷ USD), tăng 6% so với năm 2023 nhờ việc triển khai AI.
-
DN cần biết
Gần 400 đơn vị tham gia Triển lãm quốc tế lương thực, thực phẩm TP. Hồ Chí Minh
14:45' - 16/04/2025
Sáng 16/4, Triển lãm Quốc tế ngành lương thực, thực phẩm TP. Hồ Chí Minh lần thứ 4 với chủ đề "Sản phẩm tự nhiên – xanh – bền vững" đã khai mạc tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC).
-
DN cần biết
Thương hiệu quốc gia Việt Nam: Bứt phá từ đổi mới, sáng tạo
13:51' - 16/04/2025
Trong bối cảnh công nghệ phát triển mạnh mẽ, kinh tế số lan tỏa, xu hướng tiêu dùng xanh - sạch - thông minh lên ngôi, doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động thích ứng và tiên phong sáng tạo.
-
DN cần biết
Bình Dương khai mạc Triển lãm quốc tế ngành cơ khí chính xác và sản xuất chế tạo
18:58' - 15/04/2025
Bình Dương hiện là địa phương dẫn đầu cả nước về phát triển công nghiệp và đứng thứ hai về thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
-
DN cần biết
Thương hiệu quốc gia đón đầu xu thế giảm phát thải
09:47' - 15/04/2025
Trước xu hướng xanh hóa trong xây dựng thương hiệu ngày càng phổ biến, doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia khẳng định vai trò tiên phong bằng hành động cụ thể hướng tới kỷ nguyên xanh.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương ban hành kế hoạch cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh
16:45' - 14/04/2025
Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định 987/QĐ-BCT về việc ban hành kế hoạch cập nhật rà soát cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực nhà nước của Bộ Công Thương năm 2024.