Chuyên gia Mỹ: Ấn Độ khó thành nền kinh tế 5.000 tỷ USD trong ba năm tới
Thay vào đó, quy mô của nền kinh tế Ấn Độ sẽ nhỏ hơn đáng kể trong những năm tới, so với quy mô của hồi năm 2019.
Đây là nhận định của Giáo sư Vamsi Vakulabharanam thuộc trường Đại học Massachusetts Amherst (Mỹ), được đưa ra trong một cuộc trả lời phỏng vấn với hãng thông tấn PTI đăng ngày 15/8.
Theo ông Vakulabharanam, mặc dù đại dịch COVID-19 là yếu tố quan trọng nhất gây ra sự suy giảm tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ vào thời điểm hiện nay, nhưng điều đáng chú ý là sự sụt giảm của nền kinh tế nước này đang trở nên nghiêm trọng hơn nhiều so với các nước đang phát triển khác và nền kinh tế toàn cầu nói chung.Ông Vakulabharanam, đồng Giám đốc Chương trình Kinh tế Chính trị châu Á tại Đại học Massachusetts Amherst (Mỹ), nói: "Tính đến thời điểm hiện tại, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Ấn Độ chưa đến 3.000 tỷ USD.
Để đưa con số này tăng lên 5.000 tỷ USD trong 4 năm, nền kinh tế Nam Á phải đạt tốc độ tăng trưởng trung bình hơn 13%/năm. Tuy nhiên, ngay cả trong những kịch bản tốt nhất, điều này cũng rất khó xảy ra”.
Năm 2019, Thủ tướng Narendra Modi đề ra tầm nhìn đưa Ấn Độ trở thành nền kinh tế 5.000 tỷ USD và một cường quốc toàn cầu vào năm 2024-2025.Theo ông Vakulabharanam, cho dù mọi thứ diễn ra theo dự báo của Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), quy mô kinh tế Ấn Độ sẽ vẫn nhỏ hơn trong một khoảng thời gian đáng kể so với hồi năm 2019.
IMF và RBI gần đây đã hạ mức dự báo về tốc độ tăng trưởng của kinh tế Ấn Độ. Theo Văn phòng Thống kê trung ương Ấn Độ (CSO), GDP của nước này đã giảm 7,3% trong năm 2021 và theo kỳ vọng của RBI, GDP sẽ tăng 9,5% trong năm nay. Liên quan đến tình trạng lạm phát tăng cao hiện nay, ông Vakulabharanam đánh giá đó không phải là vấn đề đáng lo ngại đối với Ấn Độ.Tuy nhiên, ông lưu ý điều quan trọng là phải bảo vệ người nghèo trước lạm phát ở các mặt hàng thiết yếu. Do đó, New Delhi cần thực hiện các biện pháp chủ động để đảm bảo người nghèo không bị tổn thương trong ngắn hạn./.
- Từ khóa :
- Ấn Độ
- kinh tế Ấn Độ
- nền kinh tế 5.000 tỷ USD
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Thủ tướng Ấn Độ: Nền kinh tế Ấn Độ đang tăng tốc một lần nữa
07:41' - 13/08/2021
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cho biết nền kinh tế Ấn Độ đang tăng tốc một lần nữa và có niềm tin mới vào các sáng kiến "Sản xuất tại Ấn Độ".
-
Ý kiến và Bình luận
Chủ tịch SBI: Kinh tế Ấn Độ phục hồi trong năm tài chính 2022
08:51' - 02/07/2021
Nền kinh tế Ấn Độ sẽ phục hồi trong năm tài chính 2022 cho dù làn sóng thứ hai của đại dịch COVID-19 một lần nữa khiến các doanh nghiệp và hoạt động kinh tế đi chịu ảnh hưởng lớn.
-
Kinh tế Thế giới
Những rủi ro của đại dịch COVID-19 đối với kinh tế Ấn Độ
06:30' - 26/06/2021
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ giai đoạn từ 2020-2022 có thể chỉ đạt 0% hoặc thậm chí âm. Điều này diễn ra ngay sau suy thoái kinh tế trong vòng 3 năm trước khi dịch bệnh bùng phát.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Argentina nhấn mạnh ưu tiên ký kết FTA với Mỹ
08:50'
Ngày 22/1, Tổng thống Argentina Javier Milei tuyên bố sẵn sàng rời bỏ khối Thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur) nếu đây là điều kiện cần thiết để đạt được thỏa thuận thương mại tự do (FTA) với Mỹ.
-
Ý kiến và Bình luận
Thủ tướng Đức cam kết bảo vệ thương mại tự do
09:17' - 22/01/2025
Thủ tướng Đức Olaf Scholz tuyên bố sẽ bảo vệ thương mại tự do như là nền tảng cho sự thịnh vượng của đất nước.
-
Ý kiến và Bình luận
Chủ tịch EC cảnh báo xu hướng chạy đua áp thuế trên thế giới
09:15' - 22/01/2025
Ngày 21/1, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen cảnh báo nguy cơ cuộc đua cạnh tranh toàn cầu sử dụng các công cụ kinh tế như lệnh trừng phạt, biện pháp kiểm soát xuất khẩu và thuế quan.
-
Ý kiến và Bình luận
PwC: Giới CEO lạc quan về kinh tế thế giới bất chấp rủi ro
15:20' - 21/01/2025
Giới CEO dự kiến kinh tế toàn cầu sẽ tăng tốc trong năm 2025, bất chấp căng thẳng thương mại ngày càng gia tăng và nguy cơ thuế quan cao hơn dưới thời chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Ý kiến và Bình luận
Ngành năng lượng hạt nhân toàn cầu cần 120 tỷ USD vào năm 2030
08:58' - 21/01/2025
Nguồn tài chính để phát triển ngành năng lượng hạt nhân toàn cầu cần tăng gấp đôi lên 120 tỷ USD vào năm 2030 nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng ngày càng tăng trên thế giới.
-
Ý kiến và Bình luận
Kinh tế Nhật Bản dự báo sẽ tăng trưởng vững trong hai năm tới
07:00' - 21/01/2025
Ông Ayhan Kose, quan chức cấp cao của Ngân hàng Thế giới (WB), cho biết, kinh tế Nhật Bản dự kiến sẽ tăng trưởng vững trong hai năm tới, khi việc tăng lương thúc đẩy chi tiêu tiêu dùng.
-
Ý kiến và Bình luận
Thủ tướng Đức nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ đối tác với Mỹ
22:03' - 20/01/2025
Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ xuyên Đại Tây Dương đối với cả châu Âu và Mỹ, đồng thời khẳng định sự tự lực của châu lục này.
-
Ý kiến và Bình luận
Dư luận Thụy Sĩ tin tưởng chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ phát huy tối đa cơ hội
08:00' - 20/01/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao của Việt Nam tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 WEF tại thị trấn Davos và làm việc song phương tại Thụy Sĩ.
-
Ý kiến và Bình luận
75 năm quan hệ Việt Nam – Trung Quốc: Viết tiếp “thời khắc trọng đại” thứ hai trong quan hệ hai nước
20:58' - 19/01/2025
Ngày 19/1, Nhân dân nhật báo đã đăng tải bài viết của Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hà Vĩ với tiêu đề “Viết tiếp ‘thời khắc trọng đại’ thứ hai trong quan hệ Trung-Việt”.