Cơ hội gọi vốn cho các lĩnh vực tiềm năng
Nhiều quỹ đầu tư vẫn luôn săn tìm, rót vốn vào các doanh nghiệp tiềm năng, có dự án khả thi, nhất là liên quan đến các ngành có khả năng bùng nổ trong thời gian tới.
* Tiềm năng hút vốn đầu tư mạo hiểm Tháng 8/2020, Quỹ đầu tư VinaCapital thông báo rót vốn 26,7 triệu USD vào Công ty cổ phần Y khoa và Thẩm mỹ Thu Cúc (không bao gồm thẩm mỹ), ngay khi Việt Nam đang đối mặt với những diễn biến phức tạp của đợt dịch COVID-19 bùng phát lần thứ 2. Với số vốn góp tương ứng 30% cổ phần, VinaCapital có một ghế trong Hội đồng quản trị của Hệ thống y tế Thu Cúc, nhưng sẽ không tham gia điều hành hoạt động thường trực của công ty. Đây là không phải lần đầu tiên VinaCapital rót vốn vào một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực y tế. Trước đó, quỹ đầu tư này đã rót vốn và thoái vốn thành công ở Bệnh viện Hoàn Mỹ, Dược Hậu Giang… Theo VinaCapital, sự lão hóa dân số, thu nhập cao hơn và xuất hiện tầng lớp trung lưu giàu có ngày càng nhiều, cộng thêm nhu cầu chăm sóc sức khỏe tốt hơn là xu hướng chung tại các nước đang phát triển và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Dịch COVID-19 được xem là “cú hích” cho thấy tầm quan trọng của lĩnh vực y tế và tiềm năng tăng trưởng của ngành chăm sóc sức khỏe tư nhân. Bên cạnh lĩnh vực y tế, VinaCapital cũng đang tập trung ưu tiên đầu tư vào lĩnh vực năng lượng sạch, tăng trưởng xanh trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn biến ngày càng phức tạp. Bà Nguyễn Hoài Thu, đại diện VinaCapital cho biết, trong năm 2020 do ảnh hưởng của dịch COVID-19, các đối thủ cạnh tranh của VinaCapital có trụ sở ở nước ngoài không có điều kiện về Việt Nam tìm hiểu hay ký kết rót vốn vào doanh nghiệp. Đây là cơ hội cho các quỹ đầu tư có trụ sở tại Việt Nam như VinaCapital có cơ hội nắm bắt thông tin, thị trường trong nước nhiều hơn. Do vậy, từ đầu năm 2020 đến nay, quỹ này đã ký kết, thỏa thuận được rất nhiều thương vụ quan trọng. Mới đây, trong tháng 10/2020, Công ty TNHH Quản lý Quỹ SSI (SSIAM) cùng các đối tác đã thành lập 2 quỹ đầu tư tăng trưởng Việt Nam, đó là VGIF và DAIWA-SSIAM III. Cả 2 quỹ này tập trung đầu tư vào các doanh nghiệp tư nhân chưa niêm yết, hoạt động trong các lĩnh vực thiết yếu; đồng thời có nhiều yếu tố thúc đẩy tăng trưởng do sự thay đổi trong nhu cầu sử dụng/tiêu dùng, các chính sách hỗ trợ hấp dẫn và có tốc độ tăng trưởng hàng năm cao. Trong đó, Quỹ VGIF tập trung đầu tư từ 10-20 triệu USD, còn Daiwa-SSIAM III sẽ nhắm vào các doanh nghiệp tư nhân với quy mô nhỏ hơn, mỗi khoản đầu tư dự kiến dưới 10 triệu USD. Việc thành lập 2 quỹ đầu tư tư nhân (PE) này trong quý IV/2020 cho thấy, tiềm năng đầu tư của khối doanh nghiệp tư nhân Việt Nam trong tương lai là rất lớn. Đại diện SSIAM cho biết, sự ra đời của các quỹ PE mới, với các đối tác chiến lược quốc tế hàng đầu trong khu vực châu Á, sẽ tiếp tục giúp thị trường vốn Việt Nam phát triển lành mạnh.Đồng thời, tạo thêm điều kiện huy động vốn và nguồn lực hỗ trợ cho doanh nghiệp tăng trưởng cao và thúc đẩy thêm cơ hội IPO và niêm yết cho các doanh nghiệp tư nhân có chất lượng cao.
* Đừng quên những vấn đề sau gọi vốn Trong một báo cáo mới đây về dòng vốn đầu tư toàn cầu của Công ty cổ phần Chứng khoán SSI cho biết, mặc dù dịch COVID-19 và các yếu tố bất ổn liên quan đến địa chính trị đã tác động tiêu cực đến dòng vốn đầu tư toàn cầu trong năm 2020.Tuy nhiên, các thị trường mới nổi châu Á đang là điểm sáng hút vốn đầu tư toàn cầu. Trong số đó, thị trường Việt Nam có tới 6/10 tháng hút ròng.
Thực tế, không chỉ VinaCapital hay các quỹ thuộc SSIAM đang đẩy mạnh đầu tư vào các doanh nghiệp Việt, mà nhiều quỹ đầu tư khác cũng quan tâm đến hoạt động đầu tư tư nhân. Ông Phan Thanh Lộc, Giám đốc điều hành Quỹ Vietnam Investment Group (VIG) cho biết, dù dịch COVID-19 khiến hoạt động đầu tư bị gián đoạn, song cũng không ảnh hưởng đến chiến lược đầu tư của VIG ở Việt Nam. Hiện VIG có khoảng 600 triệu USD tập trung đầu tư vào những doanh nghiệp tiềm năng, có khả năng phát triển bùng nổ trong thời gian tới. Ngoài việc mang theo dòng vốn đầu tư, quỹ sẵn sàng hỗ trợ về chiến lược, cử nhân sự đồng hành cùng doanh nghiệp. Tại một hội thảo hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn phục hồi sản xuất, kinh doanh sau COVID-19 tổ chức ở Tp.Hồ Chí Minh mới đây, đại diện Quỹ Khí hậu và Phát triển Hà Lan (DFCD) cũng cho biết, quỹ này đang có khoảng 160 triệu Euro hỗ trợ đầu tư của khu vực tư nhân vào các dự án tăng cường năng lực thích ứng và giảm thiểu tác động khí hậu tại các nước đang phát triển. Ở Việt Nam, DFCD sẽ tập trung vào các dự án tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, nơi được xem là vùng dễ bị ảnh hưởng nhất bởi biến đổi khí hậu. Các doanh nghiệp có thể được hỗ trợ, tư vấn giúp tiếp cận vốn hoặc DFCD sẽ phối hợp với các định chế tài chính khác đầu tư tạo ra giá trị lớn hơn cho cộng đồng doanh nghiệp. Tuy vậy, việc gọi vốn từ các quỹ đầu tư mạo hiểm đối với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam lâu nay không phải là dễ dàng. Theo ông Jack Nguyễn, Phó Tổng Giám đốc, phụ trách Đối tác của Mazars tại Việt Nam, một điểm yếu quan trọng khiến nhiều doanh nghiệp khó tiếp cận vốn của các quỹ đầu tư này, đó là chất lượng báo cáo tài chính, kế toán chưa đáp ứng theo chuẩn quốc tế. Thêm vào đó, có tình trạng doanh nghiệp gọi vốn thành công thì không quan tâm đến nhà đầu tư. "Một số doanh nghiệp Việt có tâm lý gọi vốn xong rồi không tập trung phát triển nữa. Trong khi đó, nhà đầu tư rót vốn cho doanh nghiệp sẽ kèm theo các điều kiện về doanh thu, lợi nhuận...Trong một thời gian nhất định, nếu doanh nghiệp đạt yêu cầu, các quỹ này mới rót thêm tiền. Nếu không, doanh nghiệp có nguy cơ bị đổi giám đốc điều hành hoặc nhà đầu tư ngoại cử người tham gia hội đồng quản trị doanh nghiệp để can thiệp", ông Jack Nguyễn lưu ý.
Cũng liên quan đến điều này, dưới góc độ của nhà đầu tư, ông Phan Thanh Lộc cho biết: Hiện VIG tập trung vào những doanh nghiệp có khả năng phát triển lâu dài, có chiến lược ổn định, phát triển lâu dài. Tuy vậy, phần lớn doanh nghiệp Việt lại chỉ quan tâm khi được gọi vốn, sau đó tiền rót về thì quên những cam kết trước đây với nhà đầu tư. “Thông thường khi đầu tư vào doanh nghiệp, các Quỹ đã chấp nhận rủi ro khi bỏ tiền và không cần tài sản bảo đảm. Họ rất mong muốn các đối tác có chiến lược kinh doanh rõ ràng để cùng đồng hành phát triển.Do vậy, ngoài yếu tố tiềm năng, các quỹ đầu tư như VIG cũng rất quan tâm đến yếu tố con người, chất lượng đội ngũ quản trị doanh nghiệp để làm căn cứ trước khi đầu tư”, ông Phan Thanh Lộc chia sẻ./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng Quỹ đầu tư phát triển địa phương thành kênh huy động vốn quan trọng
18:42' - 12/11/2020
Quỹ đầu tư phát triển địa phương được đánh giá là tổ chức tài chính hoạt động có hiệu quả và đã trở thành một kênh huy động vốn quan trọng.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà quản lý quỹ đầu tư tại Anh đánh giá cao triển vọng đầu tư vào Việt Nam
16:39' - 28/10/2020
Trang mạng wealthbriefingasia.com ngày 28/10 đăng bài tổng hợp nhận định của nhiều nhân vật nổi tiếng trong lĩnh vực quản lý quỹ đầu tư có trụ sở tại Anh về triển vọng đầu tư ở Việt Nam.
-
Chứng khoán
Thành lập Quỹ Đầu tư tăng trưởng Việt Nam
11:46' - 14/10/2020
Sáng 14/10, đại diện SSI, SSIAM cùng các đối tác đã ký kết các văn kiện thành lập Qũy Đầu tư tăng trưởng Việt Nam (VGIF).
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Đồng ý chủ trương mua tàu bay không cấp bảo lãnh Chính phủ
20:03' - 29/04/2025
Văn phòng Chính phủ có văn bản số 3695/VPCP-CN truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc về Dự án đầu tư tàu bay thân hẹp của Tổng công ty Hàng không Việt Nam.
-
DN cần biết
Hỗ trợ người nộp thuế tiếp cận các chính sách thuế mới
18:08' - 29/04/2025
Ngày 29/4, Chi cục Thuế khu vực I tổ chức Hội nghị đối thoại trực tiếp kết hợp trực tuyến với các hiệp hội, doanh nghiệp về thực hiện chính sách thuế mới, cải cách thủ tục hành chính thuế, hoàn thuế.
-
DN cần biết
Cục Hàng không Việt Nam đề nghị SAGS tiếp tục hỗ trợ Vietjet bảo đảm phục vụ mặt đất tại sân bay Tân Sơn Nhất
18:03' - 29/04/2025
Theo thông tin mới nhất của Cục Hàng không Việt Nam, Cục đã đề nghị Công ty Phục vụ mặt đất Sài Gòn (SAGS) tiếp tục hỗ trợ Trung tâm Khai thác dịch vụ mặt đất của Hãng hàng không Vietjet (VJGS).
-
DN cần biết
Cơ hội cho doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm và tìm thị trường mới
17:30' - 29/04/2025
Việc Mỹ tạm hoãn áp thuế đối ứng đối với 75 quốc gia trong 90 ngày là thời gian để các doanh nghiệp Việt Nam có thể chuẩn bị và sẵn sàng tốt nhất trong tình huống thương mại mới.
-
DN cần biết
Tham tán Thương mại chỉ ra tín hiệu tích cực trong đàm phán thuế quan
20:46' - 28/04/2025
Ông Đỗ Ngọc Hưng - Tham tán thương mại, Trưởng Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ chỉ ra tín hiệu tích cực trong đàm phán thuế quan.
-
DN cần biết
Canada điều tra chống bán phá giá dây thép carbon và hợp kim thép nhập khẩu
09:14' - 26/04/2025
Cơ quan dịch vụ biên giới Canada (CBSA) đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với một số mặt hàng dây thép carbon và hợp kim thép nhập khẩu từ một số quốc gia; trong đó, có Việt Nam.
-
DN cần biết
Nắm bắt xu hướng và giải pháp nổi bật trong lĩnh vực thương mại điện tử
14:34' - 25/04/2025
Diễn đàn Thương mại điện tử Việt Nam 2025 là cơ hội để tập hợp những ý kiến, góp ý, chia sẻ, đề xuất, giải pháp để việc ứng dụng AI vào thương mại điện tử đạt kết quả cao hơn.
-
DN cần biết
Ấn Độ áp thuế tự vệ tạm thời với thép cán phẳng hợp kim và không hợp kim nhập khẩu
20:28' - 24/04/2025
Cục Thuế - Bộ Tài chính Ấn Độ đã ban hành Quyết định số 01/2025-Hải quan (SG) về việc áp dụng thuế tự vệ tạm thời đối với mặt hàng thép cán phẳng hợp kim và không hợp kim nhập khẩu.
-
DN cần biết
Tổng thống Mỹ xem xét miễn trừ thuế quan đối với các nhà sản xuất ô tô
13:03' - 24/04/2025
Quyết định này được đưa ra sau nhiều tuần vận động hành lang tích cực từ các lãnh đạo ngành công nghiệp.