Công ty tài chính và “cuộc đua” ví điện tử
Trước tác động của dịch bệnh COVID-19 trong thời gian qua, nhiều công ty tài chính đã tích cực hợp tác với các đơn vị trung gian về thanh toán nhằm phát triển ví điện tử, từ đó mở rộng các khoản vay tiêu dùng để hỗ trợ đời sống cho những người thu nhập thấp trong mùa dịch.
* Thị trường ví điện tử tăng mạnhBáo cáo về "Cách mạng thanh toán: Định hướng 2025 và tầm nhìn tương lai" của PwC đã dẫn chứng cuộc khảo sát gần đây của Visa cho thấy 85% người tham gia khảo sát có ít nhất một ví điện tử hoặc ứng dụng thanh toán, trong đó 71% sử dụng các ứng dụng này ít nhất một lần một tuần.Thị trường ví điện tử tăng mạnh. Ảnh: FE Credit
Với hơn 40 nhà cung cấp ví điện tử, thị trường Việt Nam được ví như "chiếc áo đã chật" trong vài năm qua. Ba ví điện tử dẫn đầu gồm Momo, Moca và ZaloPay chiếm 90% thị phần, không còn quá nhiều "đất" cho các nhà cung cấp khác.
Còn theo số liệu mới nhất của Ngân hàng Nhà nước, trong những tháng đầu năm 2021, có hơn 200 triệu giao dịch được thực hiện thông qua ví điện tử, với giá trị khoảng 77,7 nghìn tỷ đồng.
Vụ trưởng Vụ Thanh toán Ngân hàng Nhà nước Phạm Tiến Dũng cho biết, một trong những dấu ấn đặc biệt nhất trên thị trường thanh toán 5 năm qua là sự nổi lên của ví điện tử. Dù giá trị giao dịch chưa bằng ngân hàng, song số giao dịch qua ví điện tử đã gần tương đương giao dịch ngân hàng.
Điều này cho thấy bên cạnh giao dịch bằng Mobile Banking, Internet Banking, quét QR Code, thanh toán bằng nhận diện gương mặt... ví điện tử đang là phương thức được nhiều người sử dụng giao dịch trong thời gian qua.Theo dự đoán của các chuyên gia, trong vòng 3-5 năm tới, thị trường thanh toán không dùng tiền mặt sẽ phát triển rất mạnh. Trong đó, Mobile Money cùng với ví điện tử sẽ là những dịch vụ mũi nhọn giúp thanh toán không dùng tiền mặt tiếp cận và chiếm lĩnh được tới thị phần rộng lớn còn lại trong bức tranh thanh toán trực tuyến ở Việt Nam. Nắm bắt xu hướng này cùng nhu cầu vay tiêu dùng phục vụ đời sống trong giai đoạn Covid-19 đang tăng nhanh, các công ty tài chính đã nhanh chóng hợp tác với các trung gian thanh toán nhằm cung cấp những khoản vay tiêu dùng an toàn và nhanh chóng thông qua ví điện tử.* Công ty tài chính nhanh chóng bắt nhịp xu hướng thanh toán qua ví điện tử
Tại FE CREDIT, trong giai đoạn dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, việc sử dụng dịch vụ và thanh toán không tiếp xúc ngày càng được chú trọng. Để thích ứng với bối cảnh mới, công ty đã tích cực liên kết với các đối tác để đa dạng hóa kênh thanh toán trực tuyến cho khách hàng như: ví điện tử ZaloPay, Momo, SmartPay, ViettelPay, ứng dụng FE Credit Mobile... giúp khách hàng tiết kiệm thời gian, bảo mật thông tin và hạn chế rủi ro so với phương thức thanh toán có tiếp xúc.
Mới đây, FE CREDIT đã liên kết cùng ViettelPay cấp hạn mức chi tiêu cho khách hàng khi mắt sản phẩm: “Ví trả sau Paynow, lãi suất 0%”.
Theo đó, khi có nhu cầu, khách hàng chỉ cần tải ứng dụng ViettelPay và đăng ký trực tuyến, mọi thông tin và quá trình phê duyệt hoàn toàn bảo mật.
Kết quả phê duyệt sẽ được tự động gửi lại cho khách hàng qua ứng dụng ViettelPay hoặc tin nhắn (SMS). Sau khi được phê duyệt, khách hàng chỉ mất chưa đến 2 phút để ký hợp đồng điện tử và nhận ngay hạn mức 2.000.000 đồng, thoải mái chi tiêu ngay cho nhiều dịch vụ như: nạp tiền điện thoại, đóng tiền Internet, truyền hình, tiền điện... Đặc biệt, khách hàng được hưởng ưu đãi miễn lãi lên tới 45 ngày sau khi sử dụng hạn mức được cấp.
Trước đó, công ty tài chính này đã hợp tác với các trung gian thanh toán hàng đầu Việt Nam như ZaloPay, Momo, SmartPay để đem lại sự thuận tiện tối đa cho khách hàng trong việc trả góp hàng tháng. Không chỉ FE CREDIT, trong tháng 9/2021, công ty TNHH MTV LOTTE Finance Việt Nam (LOTTE Finance) đã ra mắt dịch vụ mua trước – trả sau với tên gọi PayLater. Theo đó, LOTTE Finance cấp cho khách hàng một hạn mức tín dụng dựa trên kết quả thẩm định khách hàng. Với hạn mức tín dụng được cấp, khách hàng có thể nhanh chóng thực hiện thanh toán chi phí hàng hóa, dịch vụ trên các trang thương mại điện tử của đối tác liên kết với LOTTE Finance. Mobivi cũng có sản phẩm “mua trước trả sau” và “dịch vụ ứng tiền trực tuyến”. Theo đó người dùng chỉ cần chứng minh thu nhập hàng tháng trên 3 triệu đồng, có hợp đồng lao động trên 6 tháng là có thể vay ứng lương từ Công ty tài chính HDSaison. Các chuyên gia tài chính ngân hàng cho rằng xu hướng cung cấp các khoản vay tiêu dùng thông qua việc liên kết với các trung gian thanh toán hàng đầu đang trở nên phổ biến. Đặc biệt trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, nhu cầu tài chính tiêu dùng của người dân các quốc gia dự báo tăng lên trong khoảng 1-2 năm tới sẽ tạo điều kiện rất thuận lợi để các sản phẩm tài chính tiêu dùng phát triển mạnh./.- Từ khóa :
- fe credit
- ví điện tử
- tài chính tiêu dùng
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
FE Credit phát triển thêm nhiều gói vay đa dạng
10:00' - 29/12/2021
Trong bối cảnh dịch COVID-19, chiến lược đa dạng hóa sản phẩm và mở rộng phân khúc khách hàng của các công ty tài chính đang khá hiệu quả nhằm tăng cường khả năng thích ứng trong bối cảnh hiện nay.
-
Chuyển động DN
FE CREDIT chào đón "ông lớn" ngành tài chính Nhật Bản
09:47' - 05/11/2021
FE CREDIT là công ty có thị phần lớn nhất trong khối các công ty tài chính tiêu dùng được cấp phép hoạt động tại Việt Nam.
-
Tài chính
VPBank hoàn tất thỏa thuận bán 49% vốn điều lệ tại FE Credit cho SMBC Group
15:32' - 28/10/2021
Sau 6 tháng kể từ khi VPBank và SMBCCF ký hợp đồng chuyển nhượng vốn vào tháng 4/2021, hai bên đã hoàn thành các bước và thủ tục cần thiết để SMBCCF chính thức nắm giữ 49% vốn điều lệ tại FE Credit.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Cảnh báo rủi ro với xuất khẩu kính nổi sang Hoa Kỳ
18:10' - 25/11/2024
Bộ Công Thương khuyến cáo doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu kính nổi và sản phẩm liên quan đến kính nổi có lượng xuất khẩu sang Hoa Kỳ với khối lượng lớn hoặc tốc độ gia tăng nhanh.
-
DN cần biết
Điểm tên 3 cầu lớn qua sông Hồng được xây dựng trong giai đoạn tới
07:48' - 24/11/2024
Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh thống nhất về chủ trương đầu tư 3 cầu lớn qua sông Hồng trong giai đoạn từ năm 2025-2030, đồng thời giao nhiệm vụ cho các đơn vị.
-
DN cần biết
Nhân rộng mô hình thí điểm thành công Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao
19:29' - 23/11/2024
Ông Lê Thanh Tùng - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt cho rằng khi nông dân vào cuộc tích cực cùng sự chung tay của doanh nghiệp và các cấp chính quyền đang cho thấy nhiều tín hiệu tốt.
-
DN cần biết
Ninh Bình gần 100 gian hàng tham dự Triển lãm xúc tiến thương mại năm 2024
22:16' - 22/11/2024
Tối 22/11, tại Phố cổ Hoa Lư, thành phố Ninh Bình, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Ninh Bình tổ chức Triển lãm xúc tiến thương mại năm 2024.
-
DN cần biết
Kết luận của Phó Thủ tướng về Hội nghị thúc đẩy triển khai các nhiệm vụ Đề án 06
21:28' - 22/11/2024
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 530/TB-VPCP ngày 22/11/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tại Hội nghị thúc đẩy triển khai các nhiệm vụ Đề án 06.
-
DN cần biết
Vietnam Report: Công bố Top 10 Công ty uy tín ngành dược và thiết bị y tế
19:20' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) công bố Top 10 Công ty uy tín ngành dược và thiết bị y tế, chăm sóc sức khỏe năm 2024.
-
DN cần biết
Câu chuyện doanh nghiệp làm thương hiệu theo hành vi tiêu dùng Việt
18:26' - 22/11/2024
Doanh nghiệp phải làm thương hiệu theo hành vi của người tiêu dùng bằng những hành động thiết thực như đổi mới sáng tạo và giới thiệu ra thị trường sản phẩm mới đảm bảo phát triển bền vững.
-
DN cần biết
Quy mô kinh tế internet Việt Nam năm 2024 ước đạt 36 tỷ USD
15:27' - 21/11/2024
Ước tính quy mô nền kinh tế Internet Việt Nam đạt 36 tỷ USD, tăng 16% với năm 2023. Thương mại điện tử bán lẻ tiếp tục là trụ cột với 22 tỷ USD, tăng 18% và chiếm 61% tổng quy mô nền kinh tế Internet.
-
DN cần biết
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp vỏ viên nhộng cứng từ Việt Nam
14:58' - 21/11/2024
Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị doanh nghiệp theo dõi chặt chẽ diễn biến vụ việc; chủ động nghiên cứu, nắm vững quy định, trình tự, thủ tục điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp của Hoa Kỳ.