CSIS đánh giá về Hiệp định Mỹ-Mexico-Canada
Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) của Mỹ đã đăng bài phân tích về Hiệp định Mỹ-Mexico-Canada (USMCA), phiên bản mới của Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA), của chuyên gia William Reinsch, nội dung như sau:
Đàm phán về việc thay thế NAFTA luôn bao gồm 2 phần - nâng cấp và "thuốc độc". Nâng cấp là những điều khoản đã khiến NAFTA vững mạnh bước vào thế kỷ XXI - một chương về thương mại kỹ thuật số, cải tiến sở hữu trí tuệ... Những thứ đó là cần thiết, được ủng hộ mạnh mẽ và được đưa vào thỏa thuận, đây là tin tốt cho mọi người.
Một tin tốt nữa là không ai phải uống quá nhiều cái gọi là "thuốc độc". Chương 19 và 20 về giải quyết tranh chấp vẫn hầu như không thay đổi, mặc dù có thể được đánh số lại.
Điều khoản quy định thời gian và điều kiện để thỏa thuận kết thúc được thỏa hiệp hợp lý và cơ cấu cẩn thận nhằm đảm bảo việc xem xét lại thỏa thuận sẽ không xảy ra cho đến khi Tổng thống Mỹ Donald Trump rời nhiệm sở. Các điều khoản về mua sắm hiện tại của chính phủ có vẻ được giữ nguyên đối với Canada, còn Mexico thì không.
Một nội dung thay đổi đáng kể là điều khoản giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư với nhà nước (ISDS) sẽ dần dần bị rút bỏ đối với Canada và bị cắt giảm đáng kể đối với Mexico. Mặc dù Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer rất hài lòng về điều này, nhưng bên được lợi nhiều nhất là Canada, quốc gia vốn là "bị cáo" thường xuyên nhất trong các vụ kiện ISDS.
Bây giờ, các công ty Mỹ bị ảnh hưởng sẽ phải tìm cách giải quyết tại các tòa án ở Canada. Điều khoản về môi trường đối với xe ô tô có vẻ như bị bỏ qua khiến các nhà sản xuất xe hơi rất hài lòng.
Về mặt tiếp cận thị trường, chính quyền Trump đang khoe khoang về việc gia tăng tiếp cận thị trường sữa của Canada là một chiến thắng thực sự, nhưng những thiệt hại đối với nông dân Mỹ tước việc Canada và Mexico đánh thuế các sản phẩm thép của Mỹ còn vượt xa những lợi nhuận thu được từ ngành sữa. Và hàng rào thuế quan đó còn nguyên vẹn ít nhất ở thời điểm hiện tại.
Tương tự, các quy tắc mới về xuất xứ của xe ô tô có thể dẫn đến gia tăng việc làm trong lĩnh vực sản xuất tại Mỹ - nhưng với cái giá phải trả là giá xe cao hơn. Ở điểm này, chính quyền Trump xứng đáng nhận được sự tín nhiệm cho một động thái thông minh.
Không thể đạt được sự đồng thuận về những yêu cầu cụ thể liên quan đến linh kiện ô tô do Mỹ sản xuất, Mỹ quay ra yêu cầu về tỷ lệ phần trăm sản phẩm do các công nhân kiếm được nhiều hơn 16 USD/giờ lao động.
Vì công nhân Canada và Mỹ đã có mức lương tối thiểu đó, nên điều này buộc Mexico phải nhập nhiều thiết bị ô tô của Mỹ và Canada cho ô tô sản xuất tại Mexico, chứ không phải là khuyến khích Mexico tăng lương cho người lao động.
Điều đó làm tăng giá xe và khiến ngành công nghiệp ô tô của Mỹ ít có sức cạnh tranh hơn trên toàn cầu. Nói cách khác, điều này khuyến khích các công ty từ bỏ nỗ lực tuân thủ các yêu cầu về xuất xứ trong USMCA để chịu thêm mức thuế 2,5%.
Chính quyền Trump dự đoán rằng bằng cách thêm các nội dung về đánh thuế vào USMCA, có thể kiềm chế các nhà sản xuất ô tô Canada và Mexico xuất khẩu xe sang Mỹ ở mức độ nhất định.
Tuy nhiên, điều đó sẽ không tạo ra bất kỳ sự khác biệt nào trong ngắn hạn, bởi mức thuế quan chưa được áp dụng khi tiến trình đánh giá các vấn đề liên quan an ninh quốc gia theo Điều 232 của Bộ Thương mại Mỹ vẫn chưa hoàn thành, đồng thời do các giới hạn cho phép tăng trưởng còn khá cao so với mức xuất khẩu hiện tại. Sau này, những quy định này có thể trở thành rào cản đáng kể.
Các điều khoản về ô tô được thực hiện cùng nhau giống như thí nghiệm với một quả bóng bay. Nếu bạn đẩy nó xuống ở một nơi, nó sẽ xuất hiện ở nơi khác. Nếu bạn đẩy xuống nơi thứ hai, nó sẽ xuất hiện ở vị trí thứ ba. Cuối cùng, khi bạn để quả bóng bay tuột khỏi ngón tay, nó có thể bật ngược lên.
Đây chính là bài học dành cho những người đang cố gắng buộc người khác bỏ qua thực tế khách quan của thị trường. Đó được gọi là lý thuyết "bóng bay trong thương mại" - vấn đề trái ngược với lý thuyết "xe đạp trong thương mại" nổi tiếng hơn nhiều.
USMCA có hơn 1.100 trang tiếng Anh và các chuyên gia vẫn còn phải nghiên cứu nhiều nữa. Giống như những người tiền nhiệm, chính quyền Trump nhận ra ngay những điểm tốt ban đầu của thỏa thuận, song dần dần sẽ khám phá ra những điều khoản có vấn đề.
Dù thế nào đi chăng nữa, chính quyền Trump cũng vẫn xứng đáng nhận được sự biểu dương khi kết thúc được một thỏa thuận với sự tham gia của cả Canada và Mexico, mặc dù những cải thiện còn khiêm tốn.
Thực tế, nỗ lực xây dựng bức tường kinh tế bao quanh khắp nước Mỹ không được thực hiện chính là tin tốt, mặc dù chính quyền Canada và Mexico có thể xứng đáng được tín nhiệm nhiều hơn chính quyền Mỹ./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ có thể áp dụng điều khoản chống Trung Quốc trong các thỏa thuận thương mại tương lai
12:42' - 06/10/2018
Theo Bộ trưởng Thương mại Mỹ, do đã có tiền lệ nên Mỹ có thể dễ dàng áp dụng các điều khoản tương tự trong những thỏa thuận thương mại tương lai.
-
Kinh tế Thế giới
Nhận diện những rào cản thương mại mới gắn với USMCA
19:02' - 03/10/2018
Việc Mỹ, Canada và Mexico đạt được USMCA thay thế NAFTA đã khiến cộng đồng doanh nghiệp Mỹ "thở phào nhẹ nhõm", song hiệp định này vẫn có thể gây ra nhiều rào cản thương mại mới.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico, Canada hối thúc giải quyết tranh cãi thuế với Mỹ
13:28' - 03/10/2018
Ngành chế tạo thép của Mexico và Canada ngày 2/10 hối thúc chính phủ hai nước giải quyết tranh cãi thuế với Mỹ trước khi ký kết Hiệp định Mỹ - Mexico - Canada, viết tắt là USMCA, vừa đạt được...
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ và Canada chính thức đạt được thỏa thuận về sửa đổi NAFTA
09:23' - 01/10/2018
Tối 30/9 (theo giờ địa phương)- sáng 1/10 (giờ Việt Nam), sau nhiều giờ đàm phán, Mỹ và Canada đã chính thức đạt được thỏa thuận về sửa đổi Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA).
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán NAFTA: Mỹ và Canada đang chạy đua với thời gian
07:59' - 01/10/2018
Trả lời phỏng vấn Fox News Channel, cố vấn thương mại của Nhà Trắng Peter Navarro ngày 30/9 cho biết các bên đang làm việc “đầy thiện ý” để sửa đổi Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA).
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ chỉ trích đàm phán NAFTA với Canada diễn tiến chậm chạp
11:38' - 28/09/2018
Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ trích các cuộc đàm phán nhằm hiện đại hóa Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) tiến triển quá chậm chạp.
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán NAFTA: Canada sẽ không ký nếu thỏa thuận bất lợi
07:19' - 28/09/2018
Thủ tướng Canada Justin Trudeau ngày 27/9 tuyên bố Mỹ nhận thấy các cuộc đàm phán về Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) khó khăn bởi vì Canada là nhà thương lượng cứng rắn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46'
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55'
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46'
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47' - 22/11/2024
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.