Cú "sa chân" của Boeing
Tai nạn hàng không nghiêm trọng vốn là sự kiện hi hữu, nên khi có tới hai máy bay của cùng một mẫu nối tiếp nhau gặp nạn thì đây có lẽ là một bi kịch bất thường. Có lẽ nào cú “sa chân” mới đây của hãng chế tạo máy bay Boeing (Mỹ) cùng mẫu 737 MAX là một dấu lặng đối với hãng và mở ra cơ hội cho các đối thủ khác?
Ngày 10/3 vừa qua, chiếc Boeing 737 MAX 8 - mẫu thân hẹp mới nhất thuộc thế hệ 737 - của Ethiopian Airlines bị rơi chỉ 6 phút sau khi cất cánh, khiến toàn bộ 149 hành khách và 8 thành viên phi hành đoàn thiệt mạng. Hồi tháng 10/2018, chiếc Boeing 737 MAX 8 của Lion Air chở 189 khách cũng lao xuống biển 13 phút sau khi cất cánh. 737 MAX từng là mẫu máy bay bán chạy nhất của Boeing với giá trị các hợp đồng đặt mua trên 500 tỷ USD theo giá niêm yết.Tuy nhiên, sau vụ tai nạn thảm khốc ngày 10/3, làn sóng “tẩy chay” 737 MAX lan rộng với việc một số hãng hàng không thông báo kế hoạch hủy hợp đồng mua và hàng chục nước thông báo ngừng vận hành dòng máy bay này.
Ước tính gần 75% trong tổng số 371 máy bay 737 MAX đang hoạt động trên toàn thế giới tạm "đắp chiếu" và cổ phiếu của Boeing đã mất 10% giá trị trong tuần đầu khủng hoảng. Nếu tình trạng này kéo dài, tổn thất cho ngành hàng không khó tránh khỏi.
Chưa nói đến tác động về mặt kinh doanh, thiệt hại về con người khó đong đếm được, đặc biệt là đối với trường hợp một gia đình Canada cùng lúc mất đi ba thế hệ. Theo Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế, số hành khách dự kiến sẽ tăng gấp đôi vào năm 2036.Do vậy đối với ngành hàng không, việc đảm bảo tiêu chuẩn an toàn cao khi phát triển với tốc độ nhanh chóng mặt như hiện nay là ưu tiên hàng đầu.
Vụ việc này là bài học kinh doanh lớn không chỉ đối với ngành hàng không mà với các ngành quan trọng khác như ô tô, dược phẩm và năng lượng, buộc họ phải đặt mình vào hoàn cảnh: họ sẽ hành động ra sao trong tình huống tương tự. Các doanh nghiệp sẽ cần phải suy nghĩ và tính toán một cách nghiêm túc về những rủi ro trước khi vận hành.Tiếp đến, họ cần phải có kế hoạch quản lý khủng hoảng cho tình huống rủi ro và biện pháp xử lý. Kinh nghiệm cho thấy điều này có vai trò rất quan trọng, bởi dư luận có nhanh chóng "bỏ qua" vụ việc hay không, phụ thuộc rất lớn vào cách doanh nghiệp đó giải quyết khủng hoảng. Sự dẫn dắt khéo léo của giám đốc điều hành cũng sẽ tạo khác biệt lớn.
Tạm gác chiến lược phát triển dài hạn của dòng máy bay 737 MAX để tập trung giải quyết cuộc khủng hoảng lòng tin đang ngày càng lan rộng là điều cấp thiết.Theo Giám đốc điều hành Boeing, Dennis Muilenburg, hãng đang hoàn tất quy trình cập nhật phần mềm liên quan đến hệ thống MCAS và điều chỉnh chương trình huấn luyện phi công.
Nhiệm vụ của MCAS là ngăn ngừa nguy cơ mất độ cao khi máy bay bay chậm, nhưng mũi máy bay lại hướng lên quá cao, gây mất lực nâng và được cho là nguyên nhân dẫn tới hai vụ tai nạn máy bay thảm khốc liên quan đến 737 MAX.
Boeing được gây dựng bởi William Edward Boeing (1881-1956) vào ngày 15/7/1916 với tên khai sinh là Pacific Aero Products Co. và một năm sau đó được đổi thành tên gọi như ngày nay. Tháng 11/1916, Boeing ra mắt chiếc máy bay đầu tiên là mẫu thủy phi cơ đào tạo hai chỗ ngồi Model C.Trong suốt những năm 1920, Boeing phát triển nhiều mẫu máy bay, cho cả mục đích quân sự lẫn dân sự, song chiếc máy bay thương mại đầu tiên B-1 của hãng không dùng để chở khách mà là chở thư. Trong Thế Chiến II, Boeing chủ yếu sản xuất máy bay quân sự.
Thời hậu chiến, Boeing tập trung phát triển máy bay thương mại và là hướng đi chính cho đến nay. Những mẫu máy bay mang tính cách mạng là Boeing 80, Boeing 247, Boeing 314, Boeing 307 Stratoliner, dòng máy bay “số 7” đình đám mà điển hình là Boeing 787 Dreamliner.
Theo dự báo mới nhất của Boeing, giá trị thị trường dịch vụ hàng không toàn cầu có thể lên tới 8.500 tỷ USD trong 20 năm tới, trung bình tăng 4%/năm. Doanh thu của Boeing năm 2018 lần đầu tiên vượt mốc 100 tỷ USD và hãng đã giao con số kỷ lục 806 máy bay thương mại trong năm 2018. Boeing đang trên đà tăng trưởng mạnh trong một cuộc đua khốc liệt với các đối thủ đáng gờm. Liệu hãng cần bao lâu để phục hồi niềm tin sau sự cố mang tên 737 MAX?- Từ khóa :
- Boeing 737 MAX
- boeing
- mỹ
- tai nạn hàng không
Tin liên quan
-
DN cần biết
Mỹ phớt lờ phán quyết của WTO về ngừng trợ cấp cho Boeing
13:53' - 29/03/2019
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ngày 28/3 khẳng định Mỹ đã phớt lờ phán quyết của tổ chức này liên quan yêu cầu ngừng trợ cấp cho Tập đoàn sản xuất máy bay Boeing.
-
Chuyển động DN
Boeing nhận đơn kiện đầu tiên sau vụ tai nạn máy bay Ethiopia
11:39' - 29/03/2019
Đơn kiện cáo buộc Boeing - hãng sản xuất máy bay 737 MAX, để xảy ra thiếu sót khi lập trình Hệ thống kiểm soát bay tự động MCAS.
-
Chuyển động DN
Boeing công bố sửa đổi lỗi hệ thống cảnh báo MCAS
10:53' - 28/03/2019
Ngày 27/3, Boeing đã mời hàng trăm phi công và phóng viên tới dự sự kiện công bố những thay đổi đối với hệ thống cảnh báo MCAS.
-
Kinh tế Thế giới
FAA sẽ thay đổi quy trình giám sát an toàn hàng không sau sự cố Boeing 737 MAX
09:44' - 27/03/2019
Boeing hiện cần có sự chấp thuận của FAA trước khi dòng 737 MAX có thể hoạt động trở lại. Tuy nhiên, một nguồn tin chính phủ khẳng định công ty này vẫn chưa nộp bán vá lỗi phần mềm cho FAA.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Những “ông lớn” sẽ bị ảnh hưởng ra sao khi Mỹ áp thuế bán dẫn?
19:22' - 16/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa tiết lộ kế hoạch sắp công bố thuế quan đối với chất bán dẫn, nhưng cũng để ngỏ khả năng linh hoạt với một số công ty.
-
Doanh nghiệp
Hội nghị P4G Việt Nam 2025: Đồng hành cùng doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam
14:57' - 16/04/2025
Các doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam đang có những bước tiến quan trọng trong phát triển các giải pháp công nghệ xanh nhằm góp phần bảo vệ môi trường và thúc đẩy phát triển bền vững.
-
Doanh nghiệp
Đóng điện thành công trạm biến áp 220kV Phú Bình 2 và đường dây rẽ Thái Nguyên – Bắc Giang
13:40' - 16/04/2025
EVNNPC vừa phối hợp cùng các đơn vị liên quan, đã hoàn thành và đóng điện thành công công trình trọng điểm trạm biến áp (TBA) 220kV Phú Bình 2 và đường dây rẽ Thái Nguyên – Bắc Giang.
-
Doanh nghiệp
Sản lượng điện thương phẩm của EVNNPC tăng gần 6%
12:35' - 16/04/2025
Trong bối cảnh nhu cầu sử dụng điện tiếp tục gia tăng, sản lượng điện thương phẩm toàn EVNNPC quý I năm 2025 đạt 22,889 tỷ kWh, tăng 5,95% so với cùng kỳ năm trước.
-
Doanh nghiệp
Hàng chục hãng dược phẩm đa quốc gia kêu gọi EU hỗ trợ hoạt động
09:40' - 16/04/2025
Gần 30 tập đoàn dược phẩm đa quốc gia đã đồng loạt gửi thư tới Chủ tịch Ủy ban châu Âu yêu cầu hỗ trợ duy trì hoạt động tại thị trường EU trước mối đe dọa thuế quan mới của Mỹ.
-
Doanh nghiệp
Quy định kiểm soát xuất khẩu chip H20 khiến Nvidia thiệt hại 5,5 tỷ USD
08:59' - 16/04/2025
Theo Tập đoàn sản xuất chip Nvidia của Mỹ, mức thiệt hại dự kiến khoảng 5,5 tỷ USD trong quý này do các quy định mới của Mỹ về kiểm soát xuất khẩu một loại chip chính của hãng.
-
Doanh nghiệp
Hermès “vượt mặt” LVMH trở thành công ty xa xỉ lớn nhất châu Âu
07:49' - 16/04/2025
Hermès đã vượt qua LVMH để trở thành công ty xa xỉ có giá trị vốn hóa lớn nhất châu Âu, sau khi nhà đầu tư “quay lưng” với LVMH do kết quả kinh doanh quý I/2025 gây thất vọng.
-
Doanh nghiệp
TP Hồ Chí Minh tôn vinh 50 doanh nghiệp – đơn vị tiêu biểu
20:33' - 15/04/2025
Tối 15/4, UBND TP Hồ Chí Minh đã tổ chức Lễ tôn vinh 50 doanh nghiệp – đơn vị tiêu biểu có thương hiệu và sản phẩm chủ lực của thành phố.
-
Doanh nghiệp
Tập đoàn Novaland ký kết hợp tác chiến lược với GreenViet
20:25' - 15/04/2025
Nắm bắt xu thế này, Novaland xác định việc tích hợp ESG vào chiến lược tăng trưởng là nhiệm vụ trọng tâm và là đòn bẩy để nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút đầu tư.