Cục Hàng không đề nghị tăng tần suất bay đến Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc)
Đáng chú ý, tại văn bản này Cục Hàng không Việt Nam đề nghị tăng tần suất bay đến Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc).
Văn bản do Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Đinh Việt Thắng cho biết, ngày 17/12/2021, Bộ Y tế đã ban hành công văn số 10688/QĐ-BYT hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh Việt Nam.
Ngay sau đó, Cục Hàng không Việt Nam đã gửi văn bản chính thức tới Nhà chức trách hàng không các quốc gia/vùng lãnh thổ: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Singapore, Thái Lan, Campuchia, Lào.
Đây là các quốc gia/vùng lãnh thổ đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý nối lại chuyến bay thương mại chở khách và có hãng hàng không cả hai bên cùng khai thác giai đoạn trước dịch COVID-19.
Văn bản này nêu rõ, tần suất chở khách vào Việt Nam là 4 chuyến/tuần/chiều đối với mỗi bên. Đường bay thực hiện sẽ theo sự lựa chọn của mỗi bên.
Thời gian dự kiến áp dụng từ 1/1/2022 và sẽ tiếp tục xem xét tùy thuộc tình hình kiểm soát dịch COVID-19. Đồng thời, đề nghị mỗi bên chỉ định/thông báo hãng hàng không thực hiện chuyến bay.
Theo Cục trưởng Đinh Việt Thắng, đến ngày 24/12, Cục Hàng không Việt Nam đã nhận được thư trả lời của Nhật Bản và và Campuchia.
Trong đó, Nhật Bản đồng ý với đề nghị của Việt Nam và chỉ định Japan Airlines và All Nippons Airways khai thác. Phía Nhật Bản cũng đề nghị làm rõ quy trình để hãng hàng không kiểm tra, nhận khách.
Phía Campuchia chưa trả lời cụ thể và chỉ hỏi rõ thêm thông tin về các đề nghị của Việt Nam.
Bên cạnh việc tiếp nhận văn bản chính thức, Cục Hàng không Việt Nam tiếp nhận rất nhiều câu hỏi của các cơ quan đại diện ngoại giao (Nhật Bản, Hàn Quốc), các hãng hàng không Việt Nam và nước ngoài liên quan đến việc thực hiện chuyến bay, các quy định cần kiểm tra hành khách trước khi bay, khả năng mở rộng tải cung ứng để dễ dàng hơn khi phân bổ cho các hãng hàng không...
Ngày 23/12 vừa qua, Cục Hàng không Việt Nam đã tổ chức cuộc họp với các hãng hàng không Việt Nam để phân bổ tần suất khai thác cho giai đoạn ban đầu để các hãng có thể triển khai với nguyên tắc chính là dựa vào tình hình khai thác của các hãng hàng không tại từng thị trường giai đoạn trước dịch COVID-19.
Về tổng thể, phương án phân bổ của Cục Hàng không Việt Nam đã đạt được sự đồng thuận chung của cả 4 hãng hàng không Việt Nam là Vietnam Airlines, Vietjet Air, Pacific Airlines và Bamboo Airways.
Hiện tại, Vietnam Airlines đã tiến hành mở bán các chuyến bay từ Nhật Bản và Hoa Kỳ; Vietjet Air mở bán chuyến bay từ Nhật Bản.
Chuyến bay đầu tiên dự kiến từ ngày 6/1/2022 do các cơ sở y tế của Nhật Bản nghỉ lễ đầu năm mới nên hành khách chưa thể thực hiện xét nghiệm COVID-19 theo quy định bắt buộc.
Cục Hàng không Việt Nam cho hay, số liệu từ Bộ Ngoại giao cho thấy nhu cầu về nước của người Việt Nam ở nước ngoài rất lớn, ước tính hơn 140.000 người nên các chuyến bay thương mại thường lệ chỉ đáp ứng phần nhỏ nhu cầu của hành khách, đặc biệt là người dân Việt Nam ở nước ngoài.
Do vậy, cần thiết phải duy trì các chuyến bay đưa công dân về cơ sở cách ly của Quân đội và các chuyến bay đưa công dân về tự chi trả phí cách ly (còn gọi là combo).
Như vậy, để đáp ứng một phần nhu cầu của hành khách, tránh các bức xúc có thể xảy ra do lượng cung ứng chuyến bay thương mại thường lệ hạn chế, các hãng hàng không Việt Nam và nước ngoài đều đánh giá cần bổ sung thêm tần suất đối với một số thị trường có dung lượng lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) để hành khách có thêm cơ hội lựa chọn các mức giá hợp lý hơn.
Trên cơ sở báo cáo Thủ tướng Chính phủ của Bộ Giao thông Vận tải tại công văn 11818/BGTVT-BC, giai đoạn từ tháng 1/2022 có thể xem xét tăng tần suất khai thác mỗi cặp thị trường là 7 chuyến/tuần.
Hơn nữa, có một số thị trường như Hoa Kỳ, Campuchia, Lào sẽ không khai thác hết lượng phân bổ nên Cục Hàng không Việt Nam đề xuất sử dụng một phần lượng tải không sử dụng tại các thị trường này để dành cho các thị trường có nhu cầu thực sự của công dân, trước mắt áp dụng với thị trường Nhật Bản là quốc gia đã thống nhất kế hoạch.
Theo đó, các hãng hàng không Việt Nam và Nhật Bản được phép khai thác các chuyến bay chở khách vào Việt Nam với tổng số 7 chuyến/tuần cho mỗi bên.
Ngoài ra, Cục Hàng không Việt Nam cũng đề xuất Bộ Giao thông Vận tải có văn bản đề nghị Bộ Ngoại giao cùng phối hợp trao đổi với cơ quan đại diện ngoại giao các quốc gia/vùng lãnh thổ chưa có ý kiến về kế hoạch mở lại đường bay gồm: Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Lào và Đài Loan (Trung Quốc)./.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Vietravel Airlines chuẩn hoá dòng tàu bay thân hẹp hướng tới đường bay quốc tế
16:20' - 24/12/2021
Vietravel Airlines hoàn tất đàm phán và ký thỏa thuận với các đối tác để tăng số lượng tàu bay, đưa tàu bay hiện đại A321 NEO về Việt Nam, dự kiến từ quý II/2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Từ 1/1/2022, thí điểm khôi phục đường bay quốc tế trong 2 tuần
14:49' - 24/12/2021
Trước mắt việc khôi phục các đường bay quốc tế thường lệ dự kiến sẽ được thí điểm trong 2 tuần, bắt đầu từ ngày 1/1/2022. Bộ Giao thông Vận tải sẽ xem xét mở rộng thêm…
-
Doanh nghiệp
Bamboo Airways sẽ tăng tần suất đường bay quốc tế từ đầu năm 2022
13:23' - 24/12/2021
Bamboo Airways dự kiến mở rộng quy mô mạng bay quốc tế lên 40 đường trong năm 2022.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Người tiêu dùng EU phản đối chính sách phí hành lý của hàng không giá rẻ
15:07'
16 tổ chức đại diện cho người tiêu dùng châu Âu mới đây đã kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) có hành động phản đối chính sách phí hành lý của bảy hãng hàng không giá rẻ.
-
Doanh nghiệp
Vietnam Airlines giới thiệu giải pháp mới cho khách hàng doanh nghiệp
14:26'
LotusBiz được xây dựng nhằm mang đến giải pháp linh hoạt, giúp tối ưu hóa chi phí đi lại và gia tăng tiện ích cho các đơn vị thường xuyên sử dụng dịch vụ của Vietnam Airlines.
-
Doanh nghiệp
Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí đã kiểm soát được sự cố tại mỏ Sông Đốc
11:12'
Theo đại diện Chi nhánh Điều hành Dầu khí trong nước (PVEP-POC) thuộc Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí, sự cố xảy ra tại mỏ Sông Đốc đã được kiểm soát và không gây ảnh hưởng đến môi trường.
-
Doanh nghiệp
Bước ngoặt chiến lược của Petrovietnam trong kỷ nguyên năng lượng mới
10:48'
Việc đổi định danh thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) là bước ngoặt chiến lược nhưng cũng đặt ra những thách thức lớn trong chuyển đổi mô hình phát triển.
-
Doanh nghiệp
Khởi công quần thể sân golf, biệt thự cao cấp và khu nghỉ dưỡng đẳng cấp Trump International
18:50' - 21/05/2025
Công ty Hưng Yên – thành viên của Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc đã khởi công quần thể sân golf, biệt thự cao cấp và khu nghỉ dưỡng đẳng cấp mang thương hiệu Trump đầu tiên tại Việt Nam
-
Doanh nghiệp
Petrovietnam đặt mục tiêu “mỗi tháng vận hành một công trình mới”
17:15' - 21/05/2025
Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) đặt mục tiêu “mỗi tháng vận hành một công trình mới” và duy trì đà tăng trưởng nhằm hoàn thành chỉ tiêu pháp lệnh Bộ Tài chính giao.
-
Doanh nghiệp
Xử lý vướng mắc tại các dự án năng lượng tái tạo theo Quy hoạch điện VIII
14:57' - 21/05/2025
Ninh Thuận có 22 dự án năng lượng tái tạo nhưng việc thực hiện các dự án cũng như quá trình lựa chọn nhà đầu tư đang gặp khó khăn.
-
Doanh nghiệp
Chuyển đổi số: "Đòn bẩy" để doanh nghiệp tăng năng suất, nâng sức cạnh tranh
10:11' - 21/05/2025
Nhiều sản phẩm công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam được các tập đoàn lớn của thế giới tin dùng và trở thành nhà cung ứng một số sản phẩm công nghiệp hỗ trợ phục vụ chuỗi sản phẩm công nghiệp chính.
-
Doanh nghiệp
Nhà mạng di động lớn nhất Hàn Quốc bị kiện vì liên quan đến vụ tấn công mạng
09:09' - 21/05/2025
Cảnh sát Hàn Quốc đã mở cuộc điều tra đối với các giám đốc điều hành của SK Telecom – nhà mạng di động lớn nhất Hàn Quốc liên quan đến vụ tấn công mạng gây rò rỉ thông tin khách hàng hồi tháng trước.