Đại dịch làm “lung lay” những dự đoán lạc quan về “Thế kỷ châu Á”
Nêu dẫn chứng cho nhận định trên, tờ báo cho hay trên khắp Indonesia, hàng triệu người đang rơi vào hoàn cảnh khó khăn khi chính quyền nỗ lực phân phát các gói trợ cấp xã hội cho những người gặp khó khăn nhất.
Đối với nhiều người lao động vốn đang sống “giật gấu vá vai” trên khắp Đông Nam Á, bao gồm 200 triệu lao động phi chính thức, làm các công việc như giúp việc trong gia đình, bán hàng rong hay lái xe ôm, ngay cả cú sốc kinh tế nhỏ nhất cũng có thể đẩy họ xuống dưới mức nghèo khổ.Trong một bài viết trên blog gần đây cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), các nhà kinh tế đã khẳng định một thực tế rằng hầu hết các quốc gia đang phát triển không có đủ nguồn lực cho việc thực hiện các biện pháp phong tỏa, vì rất nhiều người dân của họ sống ở mức cận nghèo.Ở Indonesia hiện đang tồn tại cuộc tranh luận gay gắt về việc liệu rằng các biện pháp của chính phủ nhằm “hãm phanh” sự gia tăng số các ca nhiễm COVID-19 có làm kéo dài tình trạng khó khăn kinh tế của nước này hay không.Dù vậy, một nhà kinh tế đã nói với một ủy ban quốc hội trong tuần này rằng phục hồi kinh tế chỉ có thể đạt được khi dịch bệnh được kiểm soát.
Tại phiên điều trần trước Quốc hội trong tuần qua, nhà kinh tế cao cấp Faisal Basri của Đại học Indonesia cho rằng Chính phủ dường như không quan tâm đến việc kiểm soát dịch bệnh mà chỉ tập trung vào phục hồi kinh tế và rằng chính phủ cần kiểm soát sự lây lan của virus trước khi nền kinh tế có thể phát triển.Nền kinh tế Indonesia trong quý II/2020 đã giảm tới 5,3% - mức giảm mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1998, mặc dù vẫn ít hơn so với nhiều nước láng giềng có nền kinh tế dựa vào thương mại và xuất khẩu.Hiện Indonesia có tổng số gần 190.000 ca nhiễm COVID-19 trên toàn quốc và con số này sẽ còn tăng lên, ảnh hưởng đến nỗ lực mở cửa lại nền kinh tế.Viện Nghiên cứu SMERU của Indonesia ước tính rằng nếu nền kinh tế nước này chỉ tăng trưởng 1% trong năm nay, cao hơn dự đoán lạc quan nhất của Bộ trưởng Tài chính Sri Mulyani, 8,5 triệu người có thể rơi vào cảnh nghèo đói (tương đương 12,4% dân số).Còn nếu theo ước tính kém lạc quan nhất của Ngân hàng Thế giới (WB), kinh tế Indonesia có thể giảm tới 3,5% trong năm nay. Khi đó, số người nghèo của nước này sẽ tăng lên 19,7 triệu người.
Theo nhà nghiên cứu Ridho Al Izzati của SMERU, điều này có nghĩa những nỗ lực xóa đói giảm nghèo trong 10 năm qua ở Indonesia sẽ bị xóa sạch.Ông Hal Hill, Giáo sư danh dự Đại học Quốc gia Australia về các nền kinh tế Đông Nam Á, cho rằng đại dịch đã làm nổi bật khoảng cách giữa các “nước giàu, nước nghèo”, khi các quốc gia giàu có dành các gói kích thích khổng lồ để duy trì nền kinh tế trong khi các quốc gia đang phát triển phải “vật lộn” với nguồn tài chính hạn hẹp, năng lực thể chế yếu kém và số lượng người nghèo gia tăng.
Ông Hill cho biết, Australia có đủ khả năng dành 9-15% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho các gói kích thích kinh tế, song Indonesia cố gắng lắm mới dành ra được 2,5% GDP cho các gói hỗ trợ kinh tế.Cũng theo ông Hill, Đông Á vẫn là khu vực năng động nhất thế giới và có khả năng sẽ “đi đầu trong quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu”, trong khi Philippines và Indonesia sẽ phục hồi chậm hơn.Các quốc gia ASEAN cũng có cơ hội khi các nền kinh tế đang phục hồi tìm cách đa dạng hóa chuỗi giá trị của mình ra ngoài Trung Quốc.Tuy nhiên, nhật báo The Australian nhận xét, đại dịch đã làm lung lay những dự đoán đầy tự tin về “Thế kỷ châu Á”, trong đó có dự đoán châu lục này sẽ tạo ra hơn một nửa GDP toàn cầu và một nửa tầng lớp trung lưu trên thế giới vào năm 2040.
Thực tế là, nền kinh tế các quốc gia được kỳ vọng sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng này, bao gồm Indonesia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Malaysia, đều đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch.
Trên khắp khu vực Đông Nam Á, nhu cầu đã sụt giảm mạnh do mất việc hàng loạt và hạn chế đi lại, trong khi nguồn cung cũng giảm do nhiều nhà máy và doanh nghiệp ngừng hoạt động.Trong đó, Thái Lan và Malaysia, hai nước được cho là thể chống chịu tốt nhất cơn bão dịch bệnh trong khu vực, lại bị ảnh hưởng nặng nề nhất do nền kinh tế dựa vào xuất khẩu và du lịch. Nền kinh tế Thái Lan dự báo sẽ giảm kỷ lục 8,5% trong năm nay.
Philippines đã trải qua mức suy giảm kinh tế kỷ lục lên tới 16,5% trong quý II/2020, với 500.000 lao động di cư đã phải trở về nước do không có việc làm và khoảng 200.000 người lao động khác đang bị mắc kẹt ở nước ngoài. Chính phủ ước tính 1 triệu lao động ở nước ngoài sẽ mất việc làm vào cuối năm nay.Nền kinh tế Campuchia được dự báo sẽ giảm tới 5,5% trong năm nay. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cảnh báo rằng đại dịch có thể đẩy thêm 1,3 triệu người dân nước này rơi vào cảnh nghèo đói.Nền kinh tế Ấn Độ cũng giảm tới 23,9% trong quý II/2020, mức giảm sâu nhất kể từ năm 1996 và là mức giảm mạnh nhất của các nền kinh tế lớn trên thế giới. Khoảng 19 triệu việc làm chính thức đã biến mất kể từ khi chính sách phong tỏa hà khắc được gỡ bỏ vào tháng 5 năm nay.Tất cả những gì mà chính sách này làm được chỉ là trì hoãn sự lây lan tràn lan của dịch bệnh trên khắp đất nước, khi nước này ghi nhận tới 83.000 ca nhiễm mới chỉ trong một ngày trong tuần này.
Theo The Australian, những con số kinh tế tồi tệ trên phản ánh sự khó khăn, đói kém, trình độ học vấn thấp hơn và điều kiện chăm sóc y tế kém hơn của hàng triệu người dân trong khu vực châu Á, những người đang bị mất đi cơ hội cải thiện cuộc sống trong thời gian tới.
Theo kết quả khảo sát của công ty thăm dò dư luận xã hội độc lập Social Weather Station, ước tính 5,2 triệu gia đình ở Philippines đã bị “đứt bữa” trong ba tháng qua vì không đủ tiền mua thức ăn.Tỷ lệ tảo hôn ở Ấn Độ và Indonesia, hai trong số các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất ở châu Á, đang tăng lên khi các gia đình lâm vào cảnh nghèo đói phải sớm gả con gái.Theo báo cáo của Bộ Trao quyền cho Phụ nữ và Bảo vệ Trẻ em của Indonesia, trong 6 tháng đầu năm này, chính quyền nước này đã chấp thuận 33.000 cuộc tảo hôn, so với con số 22.000 trong cả năm ngoái.
Đoàn Thị Thanh Hà, chuyên gia kinh tế của Viện Nghiên cứu Kinh tế ASEAN và Đông Á, cho rằng các ước tính từ tháng Bảy vừa qua chưa phản ánh mức độ tiềm ẩn của các thảm họa kinh tế trong khu vực do các làn sóng lây nhiễm mới bùng phát gần đây.Theo bà Đoàn Thị Thanh Hà, về lâu dài, nghèo đói và bất bình đẳng sẽ là một vấn đề nghiêm trọng vì một khi người dân rơi xuống mức nghèo khổ, điều này không chỉ ảnh hưởng đến bản thân họ mà còn ảnh hưởng đến các thế hệ sau.Bà Đoàn Thị Thanh Hà nói: “GDP có thể sẽ tăng trở lại sau vài năm, nhưng khoảng cách thu nhập giữa những người không bị ảnh hưởng bởi đại dịch và những người bị đẩy xuống dưới mức nghèo sẽ nới rộng hơn.Nếu sự bất bình đẳng ảnh hưởng đến thu nhập của cha mẹ, điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, giáo dục và các cơ hội khác của con cái họ, vì vậy đó là một vòng luẩn quẩn và có thể mất vài thế hệ để thoát khỏi tình hình này”./.
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Thời báo Israel: Châu Á là sức mạnh chính chèo lái tăng trưởng kinh tế thế giới
16:22' - 04/09/2020
Theo Thời báo Israel mới đây, châu Á là sức mạnh chính chèo lái tăng trưởng kinh tế thế giới và sẽ đóng vai trò then chốt trong việc xử lý cuộc khủng hoảng kinh tế hiện tại.
-
Kinh tế Thế giới
Singapore đứng đầu khu vực châu Á-Thái Bình Dương về đổi mới sáng tạo
13:16' - 03/09/2020
Singapore tiếp tục giữ vững vị trí đứng đầu trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương năm thứ bảy liên và duy trì vị trí thứ tám toàn cầu về Chỉ số Đổi mới Sáng tạo Toàn cầu.
-
Ý kiến và Bình luận
The Straits Times: Các nhà đầu tư nên hướng tới thị trường tín dụng châu Á
13:29' - 24/08/2020
Phóng viên TTXVN tại Singapore dẫn nội dung bài viết đăng trên báo The Straits Times ngày 24/8 lưu ý các nhà đầu tư nên hướng tới thị trường tín dụng châu Á để có lợi nhuận chắc chắn hơn.
-
Đời sống
ILO lo ngại tác động của COVID-19 lên lao động trẻ ở châu Á - Thái Bình Dương
08:00' - 19/08/2020
Những người lao động trẻ trong độ tuổi từ 15-24 tại các nước khu vực châu Á -Thái Bình Dương sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Châu Á - ASEAN: Mảnh ghép chiến lược trong định hướng hợp tác mới của Mercosur
12:27' - 05/07/2025
ASEAN, với vị thế là một trong những trung tâm sản xuất, tiêu thụ và đổi mới công nghệ của thế giới, đang nổi lên như một đối tác tiềm năng trong chiến lược mở rộng hợp tác của Mercosur.
-
Kinh tế Thế giới
Nhiều quốc gia dỡ bỏ hạn chế nhập khẩu thịt gà Brazil
09:30' - 05/07/2025
Brazil thông báo 7 quốc gia đã chính thức dỡ bỏ các hạn chế nhập khẩu thịt gà từ Brazil.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
07:48' - 05/07/2025
Dự cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện trị giá 4.500 tỷ USD là gói chính sách trong nhiệm kỳ thứ hai mang tính biểu tượng của Tổng thống Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan chưa đạt được thỏa thuận về thuế quan với Mỹ
07:38' - 05/07/2025
Thái Lan vẫn chưa hoàn tất đàm phán với Mỹ về thuế đối ứng, song đã có được “những hiểu biết giá trị” để định hướng việc soạn thảo một đề xuất sửa đổi.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ đề xuất áp thuế đối ứng đối với thuế ô tô của Mỹ tại WTO
07:34' - 05/07/2025
Ấn Độ đã đệ trình lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đề xuất áp thuế đối ứng đối với các thuế quan mà Mỹ áp dụng đối với ô tô và một số linh kiện ô tô.
-
Kinh tế Thế giới
Hàng không châu Âu rối loạn do hoạt động đình công
16:47' - 04/07/2025
Các cuộc đình công tại châu Âu đang gây rối loạn hoạt động hàng không tại khu vực này khiến nhiều chuyến bay bị hoãn hoặc hủy vào đúng mùa cao điểm du lịch.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Trung Quốc khẳng định giải pháp đối thoại và hợp tác
16:46' - 04/07/2025
Ngày 4/7, Bộ Thương mại Trung Quốc khẳng định đối thoại và hợp tác là con đường đúng đắn trong thảo luận thuế quan với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt mới nhắm vào hoạt động buôn bán dầu mỏ của Iran
10:27' - 04/07/2025
Bộ Tài chính Mỹ thông báo áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với một mạng lưới bị cáo buộc liên quan đến hoạt động mua bán dầu của Iran.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ thông báo mức thuế quan cho các nước
09:23' - 04/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Washington sẽ bắt đầu gửi thư cho các nước vào ngày 4/7 nêu rõ mức thuế mà họ sẽ phải đối mặt khi xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Mỹ.