Đàm phán thương mại Mỹ-Trung: Kỳ vọng thành công không quá cao
Tuy nhiên, cả giới chức lẫn các chuyên gia đều hạ thấp kỳ vọng về khả năng hai nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ đạt được một thỏa thuận ngay lập tức sau vòng đàm phán này.
Theo kế hoạch, cuộc đàm phán tại Thượng Hải sẽ kéo dài từ ngày 30-31/7. Thông báo của Nhà Trắng cho biết vòng đàm phán này sẽ gồm nhiều vấn đề như sở hữu trí tuệ, ép buộc chuyển giao công nghệ, các rào cản phi thuế quan, nông nghiệp, dịch vụ, thâm hụt thương mại và thực thi pháp luật.
Đoàn đàm phán của Mỹ có sự góp mặt của Đại diện Thương mại Robert Lightingzer và Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin, trong khi Phó Thủ tướng Lưu Hạc sẽ tiếp tục dẫn đầu phái đoàn của phía Trung Quốc. Đây là cuộc đàm phán trực tiếp đầu tiên kể từ sau khi nguyên thủ quốc gia hai nước nhất trí "đình chiến thương mại" tại một cuộc gặp bên lề Hội nghị thượng đỉnh Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) ở Osaka (Nhật Bản) cuối tháng Sáu vừa qua. Tuy nhiên trước thềm cuộc đàm phán lần này, các quan chức của cả hai bên đều hạ thấp kỳ vọng về kết quả đàm phán. Hồi tuần trước, ông Mnuchin đã trả lời phỏng vấn trên kênh truyền hình CNBC rằng hai bên vẫn còn "rất nhiều vấn đề" để giải quyết, trong khi truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin rằng các cuộc đàm phán thương mại sẽ mất nhiều thời gian. Hai bên cũng không hề đưa ra những lời hoa mỹ nào trước cuộc gặp tuần này. Song với giới chuyên gia, việc tái khởi động các cuộc đàm phán thương mại vẫn là một tín hiệu tích cực, ngay cả khi có rất ít hy vọng về một thỏa thuận này. Ông Jake Parker, Phó Chủ tịch của Hội đồng doanh nghiệp Mỹ-Trung, nói rằng trên thực tế, vòng đàm phán này là nhằm làm rõ quan điểm và lập trường của mỗi bên sau một thời gian dài im lặng. Mỹ và Trung Quốc cũng cần phải tập trung vào việc xây dựng lại niềm tin. Còn theo chuyên gia cấp cao Stephen Innes tại công ty nghiên cứu và tư vấn tài chính Vanguard Markets, có khả năng những nhượng bộ “khiêm tốn" sẽ được đưa ra trong cuộc đàm phán lần này, như việc tạm dừng tăng thuế quan đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ.Ông Innes cũng cho rằng sau một tháng căng thẳng leo thang, việc Washington và Bắc Kinh đạt được thỏa thuận về bất cứ nội dung gì đều sẽ là tin tích cực.
Các thị trường đang dõi theo cuộc đàm phán giữa Mỹ và Trung Quốc, nhưng rất ít người thực sự lạc quan về cuộc gặp này khi căng thẳng trong mối quan hệ giữa hai nền kinh tế đang “nóng lên”. Vài ngày trước khi vòng đàm phán Thượng Hải bắt đầu, Tổng thống Trump đã dọa không thừa nhận Trung Quốc như một “nền kinh tế đang phát triển” tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), khiến Bắc Kinh chỉ trích động thái của Mỹ là "ích kỷ". Truyền thông Bắc Kinh cũng đề cập tới một thông báo công bố hồi cuối tuần rằng Trung Quốc sẽ mua thêm các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ bao gồm thịt lợn, bông và đậu tương như một cử chỉ "thiện chí" của nước này, đồng thời kêu gọi Mỹ nên có động thái “đáp lễ” nếu họ muốn cuộc đàm phán đạt được bất kỳ tiến bộ nào./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc chỉ trích Mỹ về yêu cầu thay đổi xếp hạng nước đang phát triển trong WTO
07:05' - 30/07/2019
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 26/7 đã đưa ra một bản ghi nhớ cáo buộc Trung Quốc và 10 nền kinh tế lớn khác như Singapore lợi dụng vị thế các nước đang phát triển tại WTO.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc đề nghị Mỹ tạo thuận lợi cho vòng đàm phán thương mại tới
18:55' - 29/07/2019
Trung Quốc ngày 29/7 bày tỏ hy vọng Mỹ sẽ thực hiện đầy đủ các cam kết của mình và tạo điều kiện tích cực cho vòng đàm phán thương mại song phương tại Thượng Hải trong tuần này.
-
Kinh tế Thế giới
Phản ứng về việc Mỹ có thể rút lại công nhận quy chế “nước đang phát triển” của Trung Quốc
09:50' - 29/07/2019
Theo Hãng tin Tân Hoa Xã, việc Mỹ cảnh báo sẽ rút lại công nhận quy chế “nước đang phát triển" của Trung Quốc tại WTO là một cách thức gây sức ép trước thềm các cuộc họp về thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ bi quan về triển vọng đạt thỏa thuận thương mại với Trung Quốc
11:28' - 27/07/2019
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 26/7 đã đưa ra quan điểm bi quan về việc đạt được thỏa thuận thương mại với Trung Quốc.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc hoàn thành sớm mục tiêu thu hút FDI giai đoạn 2021-2025
20:37' - 18/07/2025
Trung Quốc đã hoàn thành sớm mục tiêu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) theo Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 (2021-2025).
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan dự kiến chịu mức thuế quan Mỹ tương đương các nước trong khu vực
16:08' - 18/07/2025
Thái Lan dự kiến sẽ nhận được mức thuế quan của Mỹ gần bằng mức thuế áp dụng cho các quốc gia khác trong khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc phát hiện loại đất hiếm mới
15:37' - 18/07/2025
Các nhà địa chất Trung Quốc vừa phát hiện một mỏ lớn chứa khoáng vật đất hiếm chưa từng được biết đến trước đây tại khu tự trị Nội Mông, miền Bắc nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ đang làm chao đảo các công xưởng tại Trung Quốc
14:57' - 18/07/2025
Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump làm đảo lộn chuỗi cung ứng toàn cầu, các nhà sản xuất Trung Quốc đang phải chạy đua để thích ứng.
-
Kinh tế Thế giới
EU thông qua gói trừng phạt thứ 18 nhằm vào Nga
14:52' - 18/07/2025
EU đã chính thức thông qua gói trừng phạt thứ 18 nhằm vào Nga liên quan đến cuộc xung đột tại Ukraine. Đây được đánh giá là một trong những gói biện pháp cứng rắn nhất từng được EU áp dụng.
-
Kinh tế Thế giới
Larry Ellison trở thành người giàu thứ hai thế giới
11:02' - 18/07/2025
Nhà sáng lập Oracle, ông Larry Ellison đã “soán ngôi” Giám đốc điều hành (CEO) Meta của ông Mark Zuckerberg và trở thành người giàu thứ hai thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba ứng phó với khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất trong 30 năm
10:11' - 18/07/2025
Trong phiên họp thứ 5 Quốc hội khóa X diễn ra trong ngày 16-17/7, Chính phủ Cuba đã công bố hàng loạt biện pháp nhằm ứng phó với cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất trong 30 năm qua.
-
Kinh tế Thế giới
Giá thực phẩm tăng cao do biến đổi khí hậu
09:34' - 18/07/2025
Tháng Sáu vừa qua, lạm phát tại Bỉ đã trở lại mức gần như bình thường, khoảng 2%. Với cơ chế điều chỉnh lương theo chỉ số giá tiêu dùng, người tiêu dùng lẽ ra không phải chịu tác động mạnh.
-
Kinh tế Thế giới
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Mỹ Latinh tăng 7,1% trong năm 2024
08:15' - 18/07/2025
Theo báo cáo mới công bố của Ủy ban Kinh tế Mỹ Latinh và Caribe (CEPAL), dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào khu vực này đã đạt 188,962 tỷ USD trong năm 2024, tăng 7,1% so với năm 2023.