Đàm phán thương mại Mỹ - Trung tiếp diễn ở thủ đô Washington
Các quan chức hàng đầu của Mỹ và Trung Quốc đã trở lại bàn đàm phán thương mại ở thủ đô Washington ngày 21/2 để thương lượng cũng như phác ra các cam kết cụ thể về những vấn đề phức tạp nhất đang ảnh hưởng đến quan hệ giữa hai nước, và bàn thảo sáu bản ghi nhớ liên quan tới những đề xuất cải cách tại Trung Quốc.
Trong bối cảnh chỉ còn tám ngày nữa là tới thời hạn chót "đình chiến thương mại" (ngày 1/3) để tránh cuộc chiến thương mại giữa hai nước leo thang, Đại diện Thương mại Robert Lighthizer đã dẫn đầu phái đoàn Mỹ đàm phán với phái đoàn tới từ Bắc Kinh, do ông Lưu Hạc - Phó Thủ tướng đồng thời là Đặc phái viên của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - dẫn đầu trong hai ngày 21-22/2.
Theo giới truyền thông, hai bên đã bắt đầu phác thảo một thỏa thuận, trong đó gồm nhiều vấn đề mang tính cấu trúc, và thảo luận về cách diễn đạt trong sáu bản ghi nhớ liên quan đến vấn đề bắt buộc chuyển giao công nghệ, tội phạm mạng, quyền sở hữu trí tuệ, các dịch vụ, tiền tệ, nông nghiệp và không rào cản thuế quan trong thương mại. Bên cạnh đó, hai bên cũng thảo luận cơ chế nhằm đảm bảo Bắc Kinh tuân thủ mọi thỏa thuận.Các nguồn thạo tin nhận định không có gì ngạc nhiên khi vòng đàm phán này là thách thức hơn cho cả hai bên, đặc biệt trong việc thu hẹp bất đồng về cách diễn đạt cụ thể nhằm giải quyết đòi hỏi của Mỹ về những thay đổi mang tính cấu trúc trong nền kinh tế Trung Quốc.
Trong khi đó, một số nguồn tin Chính phủ Trung Quốc cho hay hai bên đã nhất trí về cách thức giảm sự mất cân bằng thương mại, yếu tố góp phần dẫn tới sự căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Trước đó, ngày 20/2, hãng Reuters đưa tin Trung Quốc và Mỹ đang xem xét danh sách 10 biện pháp để Trung Quốc giảm thặng dư thương mại của nước này với Mỹ, trong đó có việc mua các nông sản, năng lượng và các hàng hóa khác như là thiết bị bán dẫn.
Theo Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ, Sonny Perdue, Mỹ có thể nhanh chóng bù đắp những thiệt hại tại thị trường Trung Quốc do cuộc chiến thương mại nếu hai bên đạt được thỏa thuận.
Tuy nhiên, ông Perdue thẳng thắn cho rằng sẽ là quá sớm trong việc thảo luận chi tiết mặt hàng nông sản mà Trung Quốc đề xuất mua thêm bởi mọi thỏa thuận đều phụ thuộc vào "thỏa thuận lớn hơn".
Ông cho rằng vấn đề mang tính cốt lõi chính là việc Trung Quốc đưa ra những cải cách về hệ thống trong nền kinh tế.
Hai bên sẽ tiếp tục ngày làm việc thứ hai trong ngày 22/2 và dự kiến cũng trong ngày này, Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ tiếp Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc tại Phòng Bầu dục, Nhà Trắng. Tổng thống Trump và ông Lưu Hạc gặp nhau lần gần đây nhất là khi kết thúc vòng đàm phán tại thủ đô Washington hồi tháng trước.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ -Trung Quốc kết thúc ngày làm việc đầu tiên trong vòng đàm phán thương mại mới
14:15' - 22/02/2019
Các nhà đàm phán thương mại cấp cao của Mỹ và Trung Quốc đã kết thúc ngày làm việc đầu tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc đề xuất nhập khẩu 30 tỷ USD nông sản Mỹ
07:23' - 22/02/2019
Hãng Bloomberg ngày 21/2 đưa tin Trung Quốc dự kiến sẽ đề xuất mua thêm 30 tỷ USD/năm các sản phẩm nông nghiệp nhập khẩu của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc và Mỹ bước vào vòng đàm phán thương mại nhiều khó khăn
13:08' - 20/02/2019
Truyền thông đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc) ngày 20/2 đưa tin Trung Quốc và Mỹ sẽ tiến hành vòng đàm phán thương mại lần thứ 7 trong tuần này.
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán thương mại Mỹ - Trung "phức tạp" nhưng "tiến triển tốt"
10:04' - 20/02/2019
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng các cuộc đàm phán thương mại với Trung Quốc "rất phức tạp", song đang "tiến tiển tốt".
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Đức: Thủ tướng tương lai kêu gọi phản ứng nhanh chóng trước thuế quan của Mỹ
18:08'
Là một quốc gia xuất khẩu lớn, Đức đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi thuế quan, báo hiệu thêm rắc rối cho nền kinh tế Đức vốn đã trì trệ.
-
Kinh tế Thế giới
"Cơn địa chấn" thuế quan - Bài cuối: Để không lỡ nhịp với thời đại
15:27'
Trước chính sách thuế quan đối ứng gây nhiều tranh cãi của Mỹ, phản ứng của các nước sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc vẽ lại bản đồ kinh tế toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
"Cơn địa chấn" thuế quan - Bài 2: Giấc mơ Mỹ và chiến thuật "tất tay"
15:26'
Khi đã qua "cơn sốc", bình tĩnh nhìn lại sự kiện 2/4/2025 - ngày mà Tổng thống Donald Trump gọi là "Ngày Giải phóng" - có lẽ phải thừa nhận rằng yếu tố bất ngờ không quá lớn.
-
Kinh tế Thế giới
"Cơn địa chấn" thuế quan - Bài 1: Trật tự thương mại toàn cầu rung lắc
15:26'
Các nước đang nhanh chóng hành động để ứng phó trước nguy cơ biến động của thương mại toàn cầu và hầu hết các phản ứng cho đến nay đều khá thận trọng.
-
Kinh tế Thế giới
"Bóng ma" suy thoái rình rập: Mỹ có “gánh” nổi hệ quả chính sách?
13:51'
Trong tuần qua, giá trị cổ phiếu chu kỳ toàn cầu kém hơn cổ phiếu phòng thủ toàn cầu khoảng 8 điểm phần trăm - khoảng cách lớn nhất kể từ khi bắt đầu lệnh phong tỏa do đại dịch COVID-19 vào năm 2020.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Thủ tướng Nhật Bản sẵn sàng sang Mỹ đàm phán
13:49'
Thủ tướng Ishiba mô tả việc Tổng thống Trump áp thuế đối với ô tô nhập khẩu, ngành công nghiệp trọng yếu của Nhật Bản, là điều “rất đáng thất vọng”.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Thủ tướng Malaysia kêu gọi thiết lập thỏa thuận chung cho ASEAN
13:46'
Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cho rằng các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cần cùng nhau thiết lập một thỏa thuận chung để đối phó với chính sách thuế quan mới của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Anh công bố gói hỗ trợ ngành ô tô
12:22'
Ngày 6/4, Chính phủ Anh đã công bố gói hỗ trợ toàn diện cho ngành ô tô của nước này trước áp lực ngày càng tăng từ các mức thuế cao của Mỹ và xu hướng chuyển dịch toàn cầu sang xe điện (EV).
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Hơn 50 quốc gia liên hệ với Nhà Trắng để đàm phán
06:00'
Ngày 6/4, trả lời phỏng vấn trên chương trình "This Week" của ABC News, Giám đốc Hội đồng Kinh tế quốc gia Mỹ Kevin Hassett cho biết hơn 50 quốc gia đã liên hệ với Nhà Trắng để đàm phán thương mại.