Đánh giá về sáng kiến con đường kỹ thuật số của Trung Quốc
Nội dung bài viết cho rằng sự chuyển giao công nghệ cho phép các nền kinh tế mới nổi phát triển nhảy vọt qua các giai đoạn, nhưng có thể không đảm bảo lợi thế cạnh tranh.
Trong bối cảnh cạnh tranh thương mại Mỹ-Trung diễn biến căng thẳng và Washington tiếp tục triển khai các biện pháp nhằm hạn chế Huawei - “gã khổng lồ” công nghệ hàng đầu của Trung Quốc, sáng kiến về một con đường tơ lụa kỹ thuật số đã được khởi xướng bởi các công ty công nghệ Trung Quốc và đang được xây dựng kéo dài từ khu vực châu Á-Thái Bình Dương đến vùng Vịnh và châu Phi.
Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu con đường tơ lụa kỹ thuật số này có mang lại lợi thế cạnh tranh lâu dài cho các nền kinh tế mới nổi cũng như có thể tham gia vào Sáng kiến "Vành đai và Con đường" (BRI) như Trung Quốc mong muốn hay không?
* Đằng sau sáng kiến con đường tơ lụa kỹ thuật số...
Con đường tơ lụa kỹ thuật số của Trung Quốc về cơ bản là sự kết hợp các chương trình của Chính phủ nhằm thúc đẩy nhu cầu trong nước với hoạt động xuất khẩu công nghệ của Trung Quốc, cùng với một chương trình nghị sự rộng lớn hơn nhằm kết nối mạng công nghệ của Trung Quốc và các quốc gia khác.
Từ sau năm 1994 khi Trung Quốc chính thức triển khai quyền truy cập Internet, lượng truy cập toàn cầu qua các điểm trung chuyển ở Bắc Kinh, Thượng Hải và Quảng Châu liên tục tăng mạnh từ đầu những năm 2000.
Với sự bùng nổ phát triển của công nghệ hiện nay, “nút thắt cổ chai” này được coi là một trở ngại đối với ngành công nghiệp công nghệ Trung Quốc trong quá trình hội nhập với phần còn lại của thế giới.
Do đó, các công ty công nghệ của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã tìm cách mở rộng và tích hợp với một số thị trường mới nổi thông qua xuất khẩu dịch vụ. Cơ hội được mở rộng thêm từ sau khi Bắc Kinh ra mắt sáng kiến BRI vào năm 2013.
Một con đường tơ lụa về thông tin đã chính thức được đề cập trong tuyên bố chung năm 2015 giữa Ủy ban cải cách và phát triển quốc gia Trung Quốc, Bộ Ngoại giao và Bộ Thương mại.
Mục đích đặt ra là xây dựng và củng cố cơ sở hạ tầng Internet của Trung Quốc, tăng cường hợp tác trong không gian và phát triển các tiêu chuẩn công nghệ chung giữa các nước thành viên BRI.
Một sự phát triển đáng kể nằm trong sáng kiến BRI là hệ thống đường dây cáp nối Đông Phi - Pakistan, kết nối Pakistan với Kenya thông qua Djibouti, được thực hiện bởi Huawei Marine, một nhánh của Tập đoàn Huawei và được tài trợ bởi Trung tâm Khoa học Nhiệt đới của Hong Kong năm 2017.
Sự tham gia của Trung Quốc vào các tuyến cáp quang dưới biển khác cũng được thể hiện rõ như một tuyến cáp quang dài 4.800 km nối thành phố cổ Kashgar, Tân Cương, Trung Quốc đến Faizabad ở Afghanistan, qua Hành lang Wakhan; dự án cáp quang SEA-ME-WE 5 trên vịnh Bengal nối Đông Nam Á - Trung Đông - Tây Âu có sự tham gia của China Mobile International và China Mobile; tuyến AAE-1 nối châu Á-châu Phi-châu Âu dài 25.000 km có sự tham gia của China Unicom; và dự án Bay of Bengal Gateway (BBG), với sự góp mặt của China Mobile. Các dự án này được coi là nỗ lực nhằm mang lại lợi ích cho năng lực lưu lượng truy cập Internet toàn cầu của Trung Quốc và thiết lập sự hiện diện thương mại nước ngoài.
Trong lĩnh vực phát triển không gian, Trung Quốc cũng đang trở thành trụ cột cho nhiều quốc gia tham gia BRI. Tại Nam Á, Tập đoàn Công nghiệp Great Wall của Trung Quốc đã đồng ý tham gia cùng phóng vệ tinh PakSat Multi Mission với Pakistan, trong khi vệ tinh sắp tới của Afghanistan, Afghanistan-Sat-2, cũng sẽ dựa vào sự hỗ trợ từ Bắc Kinh để có thể đi vào hoạt động. Hiện tại, Trung Quốc cũng đang lãnh đạo Tổ chức Hợp tác Vũ trụ châu Á - Thái Bình Dương (APSCO) - một nền tảng đa phương cho phép Bắc Kinh chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm của mình cho các nền kinh tế mới nổi khác.
Bên cạnh đó, Bắc Kinh có kế hoạch tuyên truyền các tiêu chuẩn công nghệ của mình hơn nữa, chủ yếu tập trung ở các quốc gia thành viên BRI. Kế hoạch hành động chung về xây dựng các cơ sở hạ tầng do công ty China Unicom thực hiện dựa trên sáng kiến BRI (2018-2020) do Cơ quan tiêu chuẩn hóa Trung Quốc (SAC) đưa ra nhằm kêu gọi các tiêu chuẩn thống nhất trên các công nghệ bao gồm 5G, trí tuệ nhân tạo và hệ thống định vị vệ tinh.
Nền tảng thanh toán điện tử nội địa của Trung Quốc, Alipay, cũng đã bắt đầu thiết lập sự hiện diện trực tiếp hoặc hoạt động thông qua khách hàng địa phương tại hơn 40 quốc gia trên khắp châu Âu và châu Á, trong đó có Pakistan, Bangladesh và Ấn Độ.
* ... là sự phụ thuộc dài hạn vào Bắc Kinh?
Bước nhảy vọt trong thập kỷ qua từ việc thiếu cơ sở hạ tầng mạng cơ bản sang có mạng thương mại và nền tảng công nghệ 4G là cơ sở hỗ trợ nhiều nền kinh tế mới nổi trong BRI có thể vượt qua các nền kinh tế phát triển chậm khác, ít nhất là về công nghệ.
Tuy nhiên, liệu các quốc gia sẽ có thể phát huy tối đa lợi ích như thế nào khi mà phải dựa vào công nghệ của Trung Quốc trong dài hạn. Trước hết, con đường tơ lụa kỹ thuật số về cơ bản là một dự án dựa vào nguồn cung.
Việc cung cấp cơ sở hạ tầng công nghệ là cơ sở để thúc đẩy các ngành thứ cấp và cao cấp của các nền kinh tế mới nổi, nhưng nó không đảm bảo mức độ áp dụng ngang bằng với các dịch vụ công nghệ trên thế giới.
Thứ hai, chuyển giao công nghệ Trung Quốc tại các nền kinh tế khác nhau sẽ được triển khai theo các cách khác nhau. Ví dụ, các thành phố châu Âu khó có thể nhanh chóng chấp nhận các công nghệ 5G của Trung Quốc như các thành phố ở Nam Á.
Các nền kinh tế Nam Á có thể muốn ưu tiên nhiều hơn về phần cứng như vệ tinh và cáp quang, trong khi các nền kinh tế Đông Nam Á lại hướng đến các công nghệ mềm hơn, như trong lĩnh vực hợp tác trí tuệ nhân tạo và thương mại điện tử. Làm thế nào để sự khác biệt này có thể bổ sung hoặc thay thế nhau với một lợi thế cạnh tranh vẫn là một điều không chắc chắn.
Thứ ba, do phải phụ thuộc hoàn toàn vào công nghệ Trung Quốc, các công nghệ được triển khai cho các nước BRI có thể chỉ là thứ cấp so với các công nghệ được triển khai trên khắp các thành phố của Trung Quốc.
Điều này có thể dẫn tới một hiệu ứng tụt hậu trong xuất khẩu công nghệ, nơi mà công nghệ mới phải có được chỗ đứng nhất định tại thị trường Trung Quốc trước khi chúng có thể được triển khai ở nơi khác. Ngược lại, các quốc gia BRI này có thể trở thành các cơ sở thử nghiệm trước khi các sản phẩm và dịch vụ công nghệ tốt hơn, hiệu quả hơn được triển khai tại Trung Quốc.
Các quốc gia dọc theo con đường tơ lụa kỹ thuật số sẽ khó có thể chống lại sự phụ thuộc vào dòng chảy công nghệ Trung Quốc, nhưng họ vẫn sẽ phải đánh giá cẩn thận nhu cầu trong nước, khả năng áp dụng công nghệ và tốc độ đổi mới nếu muốn đạt được lợi thế cạnh tranh trong dài hạn./.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Doanh thu smart phone của Huawei có thể giảm 10 tỷ USD do Mỹ
07:06' - 24/08/2019
Huawei ngày 23/8 cho biết doanh thu điện thoại thông minh năm 2019 có thể giảm khoảng 10 tỷ USD do các lệnh trừng phạt của Mỹ.
-
Doanh nghiệp
Huawei ra mắt bộ xử lý trí tuệ nhân tạo Ascend 910
18:51' - 23/08/2019
Tập đoàn công nghệ Huawei của Trung Quốc đã chính thức ra mắt bộ xử lý Ascend 910 - sản phẩm được công ty này mô tả là bộ xử lý trí tuệ nhân tạo (AI) mạnh nhất thế giới.
-
Doanh nghiệp
Huawei: Tác động từ hạn chế thương mại Mỹ ít hơn so với lo ngại
17:07' - 23/08/2019
Tập đoàn viễn thông Huawei của Trung Quốc tuyên bố doanh nghiệp của họ ít chịu tác động bởi hạn chế thương mại của Mỹ hơn so với lo ngại ban đầu.
-
Kinh tế & Xã hội
Trung Quốc ứng dụng công nghệ 5G tại Olympic mùa Đông 2020
07:15' - 10/08/2019
Công nghệ 5G sẽ được ứng dụng tại Ba sân vận động - nơi sẽ diễn ra các nội dung thi đấu tại Thế vận hội Olympic mùa Đông Bắc Kinh 2020.
-
Tài chính
Pháp khẳng định thuế công nghệ số là “quyết định mang tầm quốc gia”
07:59' - 27/07/2019
Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire khẳng định thuế công nghệ số là “một quyết định mang tầm quốc gia” và chính phủ Pháp sẽ triển khai thuế này.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ họp lãnh đạo 7 tập đoàn công nghệ về Huawei
12:43' - 23/07/2019
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhất trí với đề nghị của các công ty công nghệ lớn của Mỹ về việc cấp giấy phép kịp thời từ Bộ Tài chính liên quan tới công ty công nghệ viễn thông Huawei của Trung Quốc.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thông điệp “Nước Việt Nam là một” vang vọng truyền thông Mỹ Latinh
21:50' - 27/04/2025
Bài viết “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một” của Tổng Bí thư Tô Lâm đã trở thành tâm điểm trong loạt bài đặc biệt của Thông tấn xã Mỹ Latinh Prensa Latina.
-
Kinh tế Thế giới
IMF dự báo quá trình phục hồi kinh tế ở châu Phi bị gián đoạn
13:59' - 27/04/2025
Theo báo cáo Triển vọng kinh tế khu vực châu Phi ở phía Nam sa mạc Sahara công bố ngày 25/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định đà phục hồi kinh tế tại khu vực này đang bị gián đoạn.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump yêu cầu miễn phí lưu thông qua kênh đào Panama, Suez cho tàu Mỹ
13:58' - 27/04/2025
Ngày 26/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump kêu gọi miễn phí lưu thông cho các tàu quân sự và thương mại của Mỹ qua kênh đào Panama và Suez.
-
Kinh tế Thế giới
Tăng trưởng kinh tế Mỹ đang “giảm tốc” trước áp lực thuế quan
13:58' - 27/04/2025
Tăng trưởng kinh tế Mỹ đang giảm tốc rõ rệt trong những tháng đầu năm 2025, do người tiêu dùng thận trọng và thâm hụt thương mại mở rộng từ làn sóng nhập khẩu trước thuế quan.
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
10:43' - 27/04/2025
Tuần qua có nhiều sự kiện kinh tế nổi bật như: Mỹ áp thuế 3.521% đối với pin năng lượng mặt trời nhập khẩu; Giám đốc IEA cảnh báo áp lực địa chính trị gia tăng là thách thức với an ninh năng lượng…
-
Kinh tế Thế giới
Bất ổn vẫn bao trùm thương mại toàn cầu
10:13' - 27/04/2025
Chiến lược thuế quan của ông Trump có thể gây ra những tác động lâu dài, bao gồm xu hướng gia tăng chi phí sinh hoạt và những rủi ro suy thoái kinh tế toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Chủ tịch EC và Tổng thống Mỹ nhất trí về kế hoạch hội đàm chính thức
08:48' - 27/04/2025
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhất trí tổ chức cuộc họp chính thức trong thời gian tới.
-
Kinh tế Thế giới
EY: Thuế nhập khẩu 25% có thể khiến chi phí dược phẩm tại Mỹ tăng hơn 50 tỷ USD/năm
19:56' - 26/04/2025
Từ trước đến nay, dược phẩm thường được miễn trừ khỏi các cuộc chiến thương mại vì lo ngại tác động tiêu cực. Tuy nhiên, ông Trump nhiều lần đe dọa áp thuế 25% với thuốc nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Singapore không đạt thoả thuận giảm thuế với Mỹ
19:34' - 26/04/2025
Mỹ sẽ không giảm 10% thuế quan cho hàng nhập khẩu từ Singapore nhưng hai nước nhất trí sẽ tăng cường quan hệ kinh tế một cách tích cực và tiếp tục thảo luận về các cách thức hợp tác.