Đánh thuế căn nhà thứ 2 - tránh tác động “ngược”. Bài 1: Nỗi lo xáo trộn thị trường
Trong dự thảo nghị quyết thay thế Nghị quyết 54/2017/QH14 ngày 24/11/2017 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Tp. Hồ Chí Minh vừa gửi đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, Tp.Hồ Chí Minh kiến nghị tăng thu thuế nhà, đất mà người sở hữu không trực tiếp sử dụng hoặc bất động sản thứ hai trở lên.
Đề xuất của UBND Tp.Hồ Chí Minh về thí điểm đánh thuế căn nhà thứ 2 lập tức thu hút sự quan tâm của dư luận cho dù đây không phải là lần đầu tiên câu chuyện thu thuế bất động sản được đề cập tới.
Hiện vẫn còn rất nhiều ý kiến đa chiều xung quanh vấn đề này và mong muốn duy nhất là phải tránh tác động “ngược”, ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường bất động sản vốn đang gánh nhiều khó khăn.
Bài 1: Nỗi lo xáo trộn thị trường Nguồn cung nhà ở tại Tp.Hồ Chí Minh đã xuống mức thấp nhất trong nhiều năm qua. Rào cản pháp lý cũng đang cản trở nhiều dự án triển khai, trong khi quỹ đất ngày càng khan hiếm, nhiều dự án chậm tiến độ, chi phí đầu tư tăng.Các chuyên gia lo ngại, với đề xuất mới này, liệu có xảy ra tình trạng nhà đầu tư “rời bỏ” Tp. Hồ Chí Minh để chuyển hướng về những thành phố cấp hai. Khi đó, xáo trộn thị trường sẽ hiện hữu.
* Hạ nhiệt hay lại “đóng băng” Đánh thuế bất động sản thứ 2 được những người làm chính sách kỳ vọng sẽ hạn chế nguy cơ đầu cơ, ngăn chặn nhà đầu tư thứ cấp, giúp giá bất động sản sẽ không bị đẩy lên cao và thị trường ngày càng minh bạch.Mặc dù ủng hộ quan điểm đánh thuế căn nhà thứ 2 vì về lâu dài phải phù hợp với thông lệ quốc tế, nhưng ông Trần Minh Hoàng - Phó tổng thư ký Hiệp hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho rằng, nếu áp dụng phải có chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho người mua căn nhà đầu tiên mới công bằng.
Hơn nữa, việc áp thuế ở thời điểm này là chưa phù hợp bởi thị trường bất động sản đang đóng băng, thông tin này sẽ gây tâm lý hoang mang khiến đã khó càng khó hơn.
“Chưa chắc đánh thuế sẽ làm giá bất động sản giảm đi và cần cân nhắc mức thuế. Tại nhiều nước, căn nhà thứ 2 trở đi có mức thuế cao hơn một chút để tránh tích trữ, tránh để tiền quá nhiều vào bất động sản. Vì vậy đã đánh thuế thì nên áp dụng trên cả nước chứ không riêng gì Tp.Hồ Chí Minh” - ông Trần Minh Hoàng nêu ý kiến. Ông Võ Hồng Thắng - Phó giám đốc nghiên cứu và phát triển Tập đoàn DKRA chia sẻ, tuy ở Mỹ đánh thuế bất động sản nhưng vẫn có nhiều người sở hữu nhiều nhà để cho thuê. Do đó, đánh thuế làm sao phù hợp để hạn chế đầu cơ, tránh bất động sản “bỏ hoang” nhưng không nên áp thuế quá cao để tránh “bóp nghẹt” thị trường. “Thị trường bất động sản cũng là một thị trường hàng hóa, nếu can thiệp quá thô bạo sẽ tác động đến hàng chục ngành nghề khác. Để có mức thuế phù hợp, nên so sánh với tỷ suất lợi nhuận cho thuê nhà. Làm sao phải ít hơn so với việc mua nhà đất để cho thuê bởi nhiều người, nhất là những người làm công ăn lương hay những người lớn tuổi về hưu, họ mua nhà để cho thuê nhằm có thêm thu nhập, giúp trang trải cuộc sống” - chuyên gia này phân tích. Đặc biệt, theo ông Thắng, cần quy định lộ trình cụ thể về mức sở hữu bất động sản và mức thuế phải đóng. Trường hợp nhà có 5 người, mỗi người sở hữu tối ưu được bao nhiêu mét vuông, sau đó mới đánh thuế số diện tích sở hữu thừa ra. Nếu đánh thuế một cách “cào bằng” thì sẽ không công bằng. Dù ủng hộ việc đánh thuế căn nhà thứ 2 trở lên nhưng chuyên gia Nguyễn Hoàng khẳng định việc đánh thuế này chắc chắn sẽ không ngăn được đầu cơ, bởi hiện chưa có nghiên cứu nào khẳng định đánh thuế sẽ giảm đầu cơ và tỷ lệ giảm đầu cơ là bao nhiêu. Giám đốc điều hành CBRE Việt Nam Dương Thùy Dung nhận xét, đánh thuế với bất động sản thứ 2 có thể gây ra sự suy giảm thanh khoản của thị trường trong ngắn hạn do tình trạng mất cân đối giữa giá mua và giá bán, khi người mua phải cân nhắc phần thuế mới và người bán để đảm bảo lợi nhuận sẽ cộng thêm giá trị của phần thuế này. Việc này sẽ có ảnh hưởng lớn đến thị trường. Tăng giá bất động sản dẫn đến tình trạng đầu cơ, bỏ hoang nhà không sử dụng. Do đó, đánh thuế với căn nhà thứ hai sẽ buộc các nhà đầu tư phải có chiến lược sử dụng tài sản một cách hiệu quả trong thời gian nắm giữ tài sản do có tác động áp lực tài chính mới. * Nỗi lo thuế “chồng” thuế Mục đích của đề xuất này là để thí điểm chính sách về bất động sản làm cơ sở thực tiễn xây dựng chính sách chung về sau này, đồng thời tăng nguồn thu ổn định, bền vững cho ngân sách địa phương, hạn chế tình trạng đầu cơ bỏ hoang nhà ở, đất ở tại nhiều dự án bất động sản hiện nay.Nhưng cách thu và mức thu, cũng như xác định thế nào là bất động sản thứ 2 hoặc nếu áp dụng thì có hồi tố với những người đã có nhiều bất động trước đây hay không… vẫn chưa được cụ thể hóa. Bởi vậy thị trường đang hoang mang.
>>Đánh thuế căn nhà thứ 2 - tránh tác động “ngược”. Bài cuối: Đừng để lợi bất cập hại
Tin liên quan
-
Bất động sản
Thị trường bất động sản 2023: Nguồn cung thiếu hụt, giá vẫn tăng?
15:37' - 25/02/2023
Với nguồn cung chưa được tháo gỡ trong khi lực cầu chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, giới chuyên gia cho rằng, giá bất động sản sẽ tiếp tục tăng trong nửa cuối năm 2023.
-
Bất động sản
Bắt buộc giao dịch bất động sản qua sàn có chống được thất thu thuế?
09:35' - 24/02/2023
Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản đặt ra quan điểm bắt buộc một số giao dịch bất động sản phải thực hiện thông qua sàn giao dịch bất động sản với kỳ vọng giúp minh bạch thị trường.
-
Chứng khoán
Novaland đề xuất đổi nợ gốc lấy bất động sản, nhiều doanh nghiệp liên quan xin "khất nợ"
14:48' - 22/02/2023
Novaland vừa công bố thông tin bất thường về việc chậm thanh toán lãi, gốc của 2 lô trái phiếu có tổng giá trị hơn 1.500 tỉ đồng. Nguyên nhân của việc chậm trễ này là do chưa thu xếp được nguồn vốn.
Tin cùng chuyên mục
-
Bất động sản
TP. Hồ Chí Minh vắng bóng dự án nhà ở vừa túi tiền
18:06' - 14/07/2025
Theo Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh, trong 6 tháng đầu năm, thành phố đã xây dựng mới 4,83 triệu m2 sàn xây dựng nhà ở (đạt 60,4% chỉ tiêu đề ra trong năm 2025).
-
Bất động sản
TP. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu phát triển hơn 199.000 căn nhà ở xã hội
17:02' - 14/07/2025
Thông tin trên được Sở Xây dựng TP. Hồ Chí Minh cho biết trên cơ sở Đề án của Chính phủ về đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp.
-
Bất động sản
Bất động sản Đà Nẵng: Nơi nhộn nhịp, nơi đìu hiu
17:37' - 13/07/2025
Từ ngày 1/7, tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng được hợp nhất thành thành phố Đà Nẵng để có nhiều dư địa mới phát triển.
-
Bất động sản
Thị trường bất động sản Bắc Ninh hạ nhiệt
11:13' - 13/07/2025
Sau khi có thông tin về hợp nhất, thị trường bất động sản tại ở Bắc Ninh trở nên sôi động và có xu hướng tăng giá rõ rệt. Tuy nhiên, đến nay làn sóng này đã hạ nhiệt, giá cả chưa có biến động lớn.
-
Bất động sản
Hưng Yên hết thời bất động sản tăng nóng
18:17' - 12/07/2025
Thị trường bất động sản Hưng Yên đang dần hạ nhiệt với giá đất đi ngang, thậm chí một số khu vực đã xuất hiện tình trạng bán cắt lỗ.
-
Bất động sản
“Cực tăng trưởng" mới trên bản đồ bất động sản phía Nam
14:33' - 12/07/2025
“Đông Bắc TP. Hồ Chí Minh trở thành "cực tăng trưởng" mới trên bản đồ bất động sản phía Nam.
-
Bất động sản
Bất động sản Hải Phòng đứng trước biến động lớn
14:00' - 12/07/2025
Giới đầu tư nhận định, năm 2025 là năm vàng của thị trường bất động sản Hải Phòng. Tuy nhiên, để phát triển bền vững, cần chính sách đảm bảo cân bằng giữa đầu tư và nhu cầu ở thực.
-
Bất động sản
Dòng tiền đổ về Vinhomes Green City, “chốt đơn” nhà phố với vốn ban đầu chỉ từ 550 triệu đồng
21:04' - 11/07/2025
Từ cuối tháng 6, giới đầu tư càng đổ mạnh về Tây Bắc TP.HCM khi dự án được trông đợi nhất là Vinhomes Green City chính thức ra hàng.
-
Bất động sản
Xu hướng mới cho bất động sản công nghiệp
16:36' - 11/07/2025
Thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam trong nửa đầu năm 2025 đang định hình lại đáng kể chiến lược của các nhà đầu tư.