Dệt may - da giày thích ứng tiêu chuẩn xanh để tăng xuất khẩu vào EU
Đầu năm nay, Ủy ban châu Âu (EC) đã trình bày đề xuất đối với Chiến lược Dệt may mới, nhằm giải quyết các thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu, mất đa dạng sinh học và ô nhiễm môi trường. Theo đó, dệt may, da giày là một trong những nhóm sản phẩm phải tuân theo các tiêu chí thiết kế sinh thái. Nhiều ý kiến từ doanh nghiệp và các chuyên gia cho rằng, để vào được thị trường EU với những tiêu chí mới, bản thân doanh nghiệp phải tự nâng cao công nghệ, đáp ứng truy xuất nguyên liệu và đảm bảo an toàn môi trường.
*Luật chơi mới Theo thông tin từ Trung tâm WTO, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, chiến lược mới này bao gồm nhiều yếu tố để tạo ra động lực cho ngành dệt may, chẳng hạn, các sản phẩm phải được thiết kế và sản xuất để chúng có thể sử dụng lâu hơn, có thể được sửa chữa và sau đó được tái sử dụng - nói cách khác, nằm trong một vòng tuần hoàn. Ngoài các tiêu chí thiết kế, Quy định thiết kế sinh thái còn bao gồm việc phát triển hộ chiếu sản phẩm số, ngoài thông tin thông thường, còn phải thông báo cho người tiêu dùng biết về hàm lượng hóa chất, khả năng sửa chữa và thành phần sợi. Dự kiến, quy định thiết kế sinh thái cuối cùng phải được Nghị viện và Hội đồng châu Âu thông qua, dự kiến vào cuối năm 2023, trước khi các tiêu chí đầu tiên cho các nhóm sản phẩm khác được xác định, dự kiến vào năm 2024. Châu Âu vốn là thị trường truyền thống và trọng điểm của ngành dệt may, da giày. Đặc biệt, với Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), doanh nghiệp đã tận dụng tốt ưu đãi để đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này. Tuy vậy, cũng phải nhìn nhận, bản thân các doanh nghiệp đã có sự thay đổi về chất lượng sản phẩm, cùng đó là sự tuân thủ các quy định của thị trường. Theo bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Da giày, túi xách (Lefaso), để vào được thị trường EU, chất lượng sản phẩm đòi hỏi tính an toàn cao hơn các sản phẩm đi thị trường khác, do vậy, sự tuân thủ của doanh nghiệp cũng phải nâng lên. Tiếp theo là các quy định về thủ tục xuất nhập khẩu, đặc biệt là chứng minh quy tắc xuất xứ, doanh nghiệp cũng phải tham gia đào tạo, thực thi. Ngoài ra, các yếu tố liên quan đến phát triển bền vững, khi các sản phẩm xuất khẩu vào EU đòi hỏi các nhà máy đạt được các điều kiện về môi trường, an toàn lao động. Đạt được các tiêu chí đó khách hàng từ EU mới có thể nhập khẩu. "Để đáp ứng các điều kiện đó thì doanh nghiệp cũng phải cải tiến, đổi mới chất lượng nhân lực, cũng như hệ thống cơ sở sản xuất, đặc biệt là sử dụng năng lượng sạch, công nghệ xanh mới đáp ứng được tiêu chuẩn của EU. Tiêu chí xuất xứ giày dép trong EVFTA khá giống với tiêu chí xuất xứ trong quy tắc xuất xứ mới của EU dành cho da giày Việt Nam nên doanh nghiệp đã quen và đáp ứng tốt", bà Thanh Xuân nói. Theo ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Công ty May Hưng Yên, thị trường châu Âu đã đưa ra các tiêu chuẩn xanh về lao động, nguyên vật liệu và điều kiện sản xuất. Những yêu cầu này là rất nghiêm ngặt. Các sản phẩm may mặc của Việt Nam đều phải đạt yêu cầu về thiết kế sinh thái để tăng độ bền, khả năng tái sử dụng, sửa chữa, tái chế. Do vậy, doanh nghiệp phải tuân thủ, từ nguyên liệu đầu vào đến quy trình sản xuất. Để đảm bảo xuất khẩu sang thị trường EU, đòi hỏi doanh nghiệp trong nước phải tuân thủ quy định nghiêm ngặt. Song theo ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), các doanh nghiệp đã có sự chuẩn bị và có thể thích ứng được các quy định mới từ phía thị trường EU. Bởi với các doanh nghiệp lớn đã xuất khẩu sang EU, tuân thủ quy tắc trong EVFTA thì đã làm quen với những điều này. Chỉ những doanh nghiệp nhỏ, còn yếu về công nghệ và năng lực sản xuất đang gặp khó khăn.*Vượt khó để tăng xuất khẩu
Mặc dù doanh nghiệp đã có sự chuẩn bị khá tốt, đáp ứng tiêu chuẩn và tận dụng EVFTA để đẩy mạnh xuất khẩu. Tuy nhiên, vẫn còn đó nhiều khó khăn, đặc biệt với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Bà Phan Thị Thanh Xuân cho biết, ngay từ khi Hiệp định thương mại EU - Việt Nam được thực thi, ngành da giày tận dụng khá tốt hiệp định này. Trước đây kim ngạch xuất khẩu vào thị trường EU đạt từ 25-28%, thì nay nâng lên 30% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. "Chúng tôi kỳ vọng khối doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng sẽ mở rộng sản xuất để hướng vào thị trường EU, nhưng sẽ là rất khó", bà Xuân nói. Sản xuất nguyên phụ liệu ngành da giày gần đây đã có sự mở rộng để đáp ứng xuất xứ và tạo giá trị gia tăng tốt hơn. Trước đây tỷ lệ nội địa hóa chỉ 45%, đến nay đã đạt hơn 55%, riêng giày vải, doanh nghiệp trong nước đã chủ động 100%, giày thể thao chủ động từ 70-80%. Tuy vậy, việc thực hiện các quy định mới từ EU vẫn là khó khăn với doanh nghiệp nhỏ và vừa trong ngành da giày, dệt may. Bởi theo bà Phan Thị Thanh Xuân, khối doanh nghiệp lớn đã xuất khẩu từ trước thì việc tuân thủ quy định mới về sản phẩm tái chế, thân thiện môi trường, công khai các thông tin về sử dụng hóa chất, vải… là có thể, nhưng với doanh nghiệp nhỏ, số vốn và năng lực còn hạn chế thì việc phải thay đổi, nâng cấp cho phù hợp quy định sẽ khó khăn hơn. Doanh nghiệp phải đảm bảo đầy đủ các tiêu chí về an toàn khi xuất vào EU và điều này ảnh hưởng nhiều đến đầu tư công nghệ. Thứ hai nữa là đáp ứng tiêu chuẩn phát triển bền vững liên quan đến môi trường, lao động. Doanh nghiệp cũng phải nâng cao hơn tính tuân thủ, đáp ứng quyền lợi nghĩa vụ với người lao động, mặt khác về môi trường, phải hướng tới việc sử dụng năng lượng sạch, ứng dụng công nghệ xanh, tiến bộ để không gây ảnh hưởng môi trường. Cơ hội đơn hàng từ EU cho ngành da giày, dệt may vẫn rất tốt. Tuy nhiên, để xuất khẩu, ngoài việc xuất xứ sản phẩm, sử dụng nguyên liệu tái chế, thì việc đáp ứng những tiêu chuẩn về lao động, môi trường là rất cần thiết. Ông Vũ Đức Giang cho hay, để thâm nhập thị trường EU, doanh nghiệp phải đáp ứng tiêu chuẩn cao hơn rất nhiều, cả về mặt trách nhiệm xã hội và thân thiện với môi trường. Giải pháp quan trọng là đầu tư vào công nghệ bởi công nghệ cao sẽ giải quyết thâm hụt lao động và cả vấn đề môi trường. Về tăng trưởng xanh, Chủ tịch VITAS cho rằng, tỷ lệ sử dụng năng lượng sạch ở một số nơi chiếm đến 31-32% trong tổng lượng điện tiêu thụ. Trong khi đó, số doanh nghiệp dệt may sử dụng năng lượng sạch đã lên đến 60-65%, hoặc là tự mua điện hoặc là tự đầu tư lắp đặt các dự án năng lượng mặt trời. Ông Giang cho rằng, trong 5 đến 7 năm tới, 100% công ty dệt may hoàn toàn có thể đáp ứng mục tiêu năng lượng sạch. Các chuyên gia cho rằng, trong dài hạn, nâng cao chất lượng sản phẩm là yếu tố then chốt để đảm bảo tăng trưởng xuất khẩu bền vững. Do vậy, ngoài sự nỗ lực từ bản thân doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước, cần có giải pháp khuyến khích đầu tư vào ngành công nghiệp hỗ trợ, các trung tâm cung ứng nguyên phụ liệu. EU đang thắt chặt các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường, nên việc xây dựng hệ thống xử lý chất thải chuyên ngành chung hiện đại là định hướng mà các địa phương cần đẩy mạnh. Đặc biệt, Hiệp hội Dệt may Việt Nam cũng đã đề nghị Chính phủ sớm phê duyệt "Chiến lược phát triển ngành dệt may và da giày đến năm 2030, tầm nhìn đến 2035” để tạo điều kiện hình thành các khu công nghiệp lớn có xử lý nước thải tập trung, có công nghệ tiên tiến, công nghệ xanh để thu hút đầu tư khâu dệt nhuộm giải quyết điểm nghẽn về vải cung cấp cho may xuất khẩu, đáp ứng yêu cầu xuất xứ để ưu đãi thuế từ các hiệp định thương mại tự do…/.- Từ khóa :
- Dệt may
- da giày
- lefaso
- vitas
- hiệp hội dệt may việt nam
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp dệt may tìm cách thích ứng với điều kiện kinh doanh mới
11:38' - 16/08/2022
Các doanh nghiệp cần tiếp tục đẩy mạnh phát triển thương hiệu, sản phẩm mới, đa dạng hoá nguồn cung nguyên phụ liệu và thị trường xuất khẩu...
-
DN cần biết
Gỡ khó cho ngành dệt may những tháng cuối năm
17:03' - 11/08/2022
Theo báo cáo của Hiệp hội dệt may Việt Nam (VITAS), tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may 7 tháng đầu năm 2022 có thể nói khá thuận lợi.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành dệt may ứng phó với rủi ro biến động thị trường xuất khẩu
17:54' - 29/07/2022
Dệt may là một ngành chủ chốt của công nghiệp sản xuất tiêu dùng, góp phần đảm bảo nhu cầu tiêu dùng cho hầu hết ngành nghề và đời sống.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Khởi công quần thể sân golf, biệt thự cao cấp và khu nghỉ dưỡng đẳng cấp Trump International
18:50'
Công ty Hưng Yên – thành viên của Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc đã khởi công quần thể sân golf, biệt thự cao cấp và khu nghỉ dưỡng đẳng cấp mang thương hiệu Trump đầu tiên tại Việt Nam
-
Doanh nghiệp
Petrovietnam đặt mục tiêu “mỗi tháng vận hành một công trình mới”
17:15'
Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) đặt mục tiêu “mỗi tháng vận hành một công trình mới” và duy trì đà tăng trưởng nhằm hoàn thành chỉ tiêu pháp lệnh Bộ Tài chính giao.
-
Doanh nghiệp
Xử lý vướng mắc tại các dự án năng lượng tái tạo theo Quy hoạch điện VIII
14:57'
Ninh Thuận có 22 dự án năng lượng tái tạo nhưng việc thực hiện các dự án cũng như quá trình lựa chọn nhà đầu tư đang gặp khó khăn.
-
Doanh nghiệp
Chuyển đổi số: "Đòn bẩy" để doanh nghiệp tăng năng suất, nâng sức cạnh tranh
10:11'
Nhiều sản phẩm công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam được các tập đoàn lớn của thế giới tin dùng và trở thành nhà cung ứng một số sản phẩm công nghiệp hỗ trợ phục vụ chuỗi sản phẩm công nghiệp chính.
-
Doanh nghiệp
Nhà mạng di động lớn nhất Hàn Quốc bị kiện vì liên quan đến vụ tấn công mạng
09:09'
Cảnh sát Hàn Quốc đã mở cuộc điều tra đối với các giám đốc điều hành của SK Telecom – nhà mạng di động lớn nhất Hàn Quốc liên quan đến vụ tấn công mạng gây rò rỉ thông tin khách hàng hồi tháng trước.
-
Doanh nghiệp
Viettel trúng đấu giá băng tần 700 MHz tốc độ cao
21:38' - 20/05/2025
Ngày 20/5, phiên đấu giá lại khối băng tần B2-B2’ (713-723 MHz và 768-778 MHz) được tổ chức với sự tham gia của Viettel và VNPT. Theo đó, Viettel đã trúng đấu giá băng tần "kim cương" này.
-
Doanh nghiệp
Diễn biến mới trong thương vụ Nippon Steel - U.S. Steel
14:49' - 20/05/2025
Nippon Steel có kế hoạch đầu tư 14 tỷ USD vào hoạt động của U.S. Steel, trong đó có khoản đầu tư lên đến 4 tỷ USD vào một nhà máy thép mới.
-
Doanh nghiệp
Mở rộng không gian hợp tác cho doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc
12:58' - 20/05/2025
Với đường biên giới dài hơn 333 km, tiếp giáp với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) và nhiều cửa khẩu quốc gia và các cửa khẩu phụ, doanh nghiệp hai nước có cơ hội mở rộng không gian hợp tác xuất nhập khẩu.
-
Doanh nghiệp
Minh bạch thị trường xăng dầu nhờ chuyển đổi số
08:19' - 20/05/2025
Petrolimex đang quyết liệt thực hiện chuyển đổi số toàn diện để hoạt động hiệu quả, góp phần phát triển thị trường xăng dầu Việt Nam minh bạch, hiệu quả và hiện đại trong kỷ nguyên số.