Dịch COVID-19 có dẫn đến thảm họa kinh tế toàn cầu?
Nhà kinh tế học người Mỹ Nouriel Roubini đã có những dự đoán đáng chú ý về hậu quả của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó nhận định thị trường chứng khoán thế giới sẽ sụt giảm 30-40% và Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ không thể tái cử.
Roubini, một trong số nhà kinh tế học xuất sắc và cũng bí ẩn nhất trên thế giới, từng dự đoán chính xác về sự nổ bong bóng bất động sản ở Mỹ bên cạnh cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, cùng các biện pháp thắt lưng buộc bụng đối với một Hy Lạp ngập trong núi nợ.Roubini nổi tiếng với những tiên lượng táo bạo và giờ đây ông lại có một dự đoán khác. Ông tin rằng virus SARS-CoV-2 sẽ dẫn đến thảm họa kinh tế toàn cầu và hậu quả là Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ không thể tái cử. Tạp chí Spiegel (Tấm gương) của Đức ngày 27/2 có bài phỏng vấn ông Roubini, với nội dung như sau:
Về sự nghiêm trọng của dịch COVID-19 đối với Trung Quốc và nền kinh tế thế giới, ông Roubini cho rằng khủng hoảng sẽ khiến thị trường chứng khoán thế giới sụt giảm 30-40%, và tác động nghiêm trọng hơn nhiều dự đoán của các nhà đầu tư đối với kinh tế Trung Quốc và phần còn lại của thế giới, bởi 4 lý do.Thứ nhất, dịch bệnh không chỉ giới hạn ở Trung Quốc mà đã làn ra khắp toàn cầu. Thứ hai, dịch bệnh còn lâu mới kết thúc, kèm những hậu quả nghiêm trọng mà các chính trị gia không nhận thấy.
Theo chuyên gia này, châu Âu sợ phải đóng cửa biên giới và đó là một sai lầm lớn. Năm 2016, để đối phó với cuộc khủng hoảng người tị nạn, khu vực biên giới mở Schengen thực tế đã bị đóng lại, nhưng tình hình hiện nay thậm chí còn tồi tệ hơn. Ông Roubini cho rằng nên đóng biên giới Italy càng sớm càng tốt, bởi tình hình tồi tệ hơn nhiều so với việc 1 triệu người tị nạn kéo đến châu Âu.
Thứ ba, mọi người đều tin đó sẽ là một cuộc suy thoái hình chữ V, nhưng họ lại không hiểu mình đang nói gì mà thích tin vào phép màu. Hãy làm một phép tính đơn giản: Nếu nền kinh tế Trung Quốc sụt giảm 2% trong quý I/2020, thì nước này cần đạt tăng trưởng 8% trong ba quý sau đó để có thể đạt tốc độ tăng trưởng 6% trong cả năm như dự kiến trước khi bùng phát dịch bệnh.
Nếu tăng trưởng chỉ là 6% từ quý II trở đi, một kịch bản được xem là thực tế hơn, nền kinh tế Trung Quốc sẽ chỉ tăng trưởng 2,5-4% trong cả năm nay. Tỷ lệ này về cơ bản có nghĩa là Trung Quốc bị suy thoái và đó là một cú sốc với thế giới. Thứ tư, mọi người đều nghĩ rằng các nhà hoạch định chính sách sẽ phản ứng nhanh chóng, nhưng điều đó cũng không đúng.
Các thị trường thì hoàn toàn ảo tưởng. Hãy nhìn vào chính sách tài khóa: Bạn chỉ có thể thực hiện các công cụ tài chính ở một số quốc gia như Đức, bởi các quốc gia khác như Italy không có bất kỳ dư lượng nào để thực hiện như vậy.
Tuy nhiên, ngay cả khi bạn làm một điều gì đó, thì tiến trình chính trị đòi hỏi rất nhiều cuộc thương lượng và đàm phán. Phải mất 6 đến 9 tháng, đó là quãng thời gian quá dài. Sự thật là châu Âu lẽ ra đã cần kích thích tài khóa ngay cả khi không có khủng hoảng COVID-19. Italy đã ở bên bờ vực suy thoái, cũng giống như Đức.
Trong khi đó, các chính trị gia Đức thậm chí chưa nghĩ về gói kích thích, mặc dù nước này có nhiều quan hệ với Trung Quốc. Phản ứng chính trị như một trò đùa và các chính trị gia thường đi sau. Khủng hoảng rồi sẽ đến và kết cục là một thảm họa.
Về vai trò của các ngân hàng trung ương, ông Roubini nhận xét các ngân hàng trung ương tất nhiên có thể hạ lãi suất tiền gửi hơn nữa để kích thích vay mượn, nhưng điều đó sẽ không thể giúp thị trường hơn một tuần.Cuộc khủng hoảng này là một cú sốc nguồn cung mà không thể đối phó bằng chính sách tài chính hay tiền tệ. Theo ông, cần một giải pháp y tế cho khủng hoảng. Các biện pháp tài chính và tiền tệ không giúp ích gì khi mọi người không đủ thực phẩm và nước uống.
Nếu cú sốc dẫn đến suy thoái kinh tế toàn cầu, mọi người sẽ đối mặt với khủng hoảng tài chính, vì mức nợ đã tăng lên và thị trường nhà đất ở Mỹ đang trải qua một bong bóng giống như năm 2007.
Ông Roubini cũng cho rằng khi dịch COVID-19 gõ cửa nước Mỹ, mọi thứ sẽ thay đổi, bởi không thể xây dựng một bức tường chắn trên trời. Ví dụ như ở New York, mọi người hầu như không đến nhà hàng, rạp chiếu phim hoặc nhà hát, mặc dù cho đến nay chưa có ai bị nhiễm virus. Nhưng nếu virus đến, mọi thứ sẽ khác.Ông Donald Trump sẽ không thể tái cử, đó là điều chắc chắn. Thêm lý do cho điều này là bởi đang có một nguy cơ đáng kể về cuộc chiến giữa Mỹ và Iran. Căng thẳng sẽ đẩy giá dầu tăng cao và chắc chắn sẽ khiến ông Trump thất bại trong cuộc bầu cử sắp tới./.
Tin liên quan
-
Ngân hàng
Fed: Dịch COVID-19 khiến kinh tế Mỹ bất ổn hơn
11:39' - 05/03/2020
Theo Fed, dịch COVID-19 do virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) đã tác động tiêu cực tới hoạt động đi lại và tiếp cận hàng hóa đối với các ngành sản xuất của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Dịch COVID-19: Indonesia sắp tung gói kích thích kinh tế 725 triệu USD
11:24' - 05/03/2020
Indonesia đang hoàn tất 8 biện pháp sẽ được kết hợp trong gói kích thích kinh tế thứ hai nhằm giảm bớt các quy định xuất nhập khẩu khi chuỗi cung ứng bị đình trệ do dịch COVID-19.
-
Doanh nghiệp
Dịch COVID-19: Dịch vụ giao hàng nhanh tại Mỹ đình trệ
11:00' - 05/03/2020
Dịch vụ giao hàng nhanh tại Mỹ như Amazon, Instacart và Walmart đang đình trệ vì quá tải khi người dân đổ xô đi mua tích trữ vì lo ngại dịch COVID-19 do virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) lan rộng.
-
Kinh tế số
Ngành thời trang Italy tự tin đủ "sức đề kháng" vượt qua COVID-19
21:25' - 04/03/2020
Dù chậm chạp do tình hình hiện tại nhưng 66.000 công ty thời trang của Italy vẫn duy trì hoạt động để cho ra các bộ sưu tập Thu - Đông 2020-2021.
-
Kinh tế Thế giới
Dịch COVID-19: Tỷ lệ phục hồi tại Trung Quốc tăng ngày thứ 19 liên tiếp
17:21' - 04/03/2020
Tại Trung Quốc, tính đến ngày 3/3, tỷ lệ bệnh nhân phục hồi sau khi nhiễm COVID-19 tại thành phố Vũ Hán, và một số khu vực khác ở trong và ngoài tỉnh Hồ Bắc đã tăng liên tiếp trong 19 ngày.
-
Kinh tế Việt Nam
Dịch COVID-19: Kiểm soát sớm - doanh nghiệp sản xuất giảm khó khăn
17:05' - 04/03/2020
Dịch COVID-19 đã tác động tiêu cực khá mạnh đến hoạt động sản xuất công nghiệp. Tính chung 2 tháng đầu năm 2020, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp chỉ tăng 6,2% so với cùng kỳ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc hoàn thành sớm mục tiêu thu hút FDI giai đoạn 2021-2025
20:37' - 18/07/2025
Trung Quốc đã hoàn thành sớm mục tiêu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) theo Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 (2021-2025).
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan dự kiến chịu mức thuế quan Mỹ tương đương các nước trong khu vực
16:08' - 18/07/2025
Thái Lan dự kiến sẽ nhận được mức thuế quan của Mỹ gần bằng mức thuế áp dụng cho các quốc gia khác trong khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc phát hiện loại đất hiếm mới
15:37' - 18/07/2025
Các nhà địa chất Trung Quốc vừa phát hiện một mỏ lớn chứa khoáng vật đất hiếm chưa từng được biết đến trước đây tại khu tự trị Nội Mông, miền Bắc nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ đang làm chao đảo các công xưởng tại Trung Quốc
14:57' - 18/07/2025
Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump làm đảo lộn chuỗi cung ứng toàn cầu, các nhà sản xuất Trung Quốc đang phải chạy đua để thích ứng.
-
Kinh tế Thế giới
EU thông qua gói trừng phạt thứ 18 nhằm vào Nga
14:52' - 18/07/2025
EU đã chính thức thông qua gói trừng phạt thứ 18 nhằm vào Nga liên quan đến cuộc xung đột tại Ukraine. Đây được đánh giá là một trong những gói biện pháp cứng rắn nhất từng được EU áp dụng.
-
Kinh tế Thế giới
Larry Ellison trở thành người giàu thứ hai thế giới
11:02' - 18/07/2025
Nhà sáng lập Oracle, ông Larry Ellison đã “soán ngôi” Giám đốc điều hành (CEO) Meta của ông Mark Zuckerberg và trở thành người giàu thứ hai thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba ứng phó với khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất trong 30 năm
10:11' - 18/07/2025
Trong phiên họp thứ 5 Quốc hội khóa X diễn ra trong ngày 16-17/7, Chính phủ Cuba đã công bố hàng loạt biện pháp nhằm ứng phó với cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất trong 30 năm qua.
-
Kinh tế Thế giới
Giá thực phẩm tăng cao do biến đổi khí hậu
09:34' - 18/07/2025
Tháng Sáu vừa qua, lạm phát tại Bỉ đã trở lại mức gần như bình thường, khoảng 2%. Với cơ chế điều chỉnh lương theo chỉ số giá tiêu dùng, người tiêu dùng lẽ ra không phải chịu tác động mạnh.
-
Kinh tế Thế giới
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Mỹ Latinh tăng 7,1% trong năm 2024
08:15' - 18/07/2025
Theo báo cáo mới công bố của Ủy ban Kinh tế Mỹ Latinh và Caribe (CEPAL), dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào khu vực này đã đạt 188,962 tỷ USD trong năm 2024, tăng 7,1% so với năm 2023.