Dịch COVID-19: Nhiều hãng hàng không châu Phi đối mặt với nguy cơ phá sản
Theo ước tính mới nhất của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), doanh thu của các hãng hàng không ở khu vực châu Phi cận Sahara có thể mất hơn 6 tỷ USD. Thậm chí nhiều công ty đang lo ngại về nguy cơ phá sản.
Tác động của dịch COVID-19 được đánh giá là thảm họa đối với các hãng hàng không châu Phi. Và sau mỗi báo cáo đánh giá về tình hình, IATA đều nâng cao mức độ thiệt hại do đại dịch gây ra đối với khu vực này. Trong nhận định mới nhất, hơn 95% các máy bay chở khách của các hãng hàng không châu Phi đang nằm yên tại các căn cứ.
Theo IATA, lượng hành khách trong năm 2020 sẽ giảm 51% so với năm trước. Doanh thu của các hãng hàng không châu Phi năm 2020 có thể giảm 6 tỷ USD so với năm 2019, so với mức ước giảm 2 tỷ USD được đưa ra trước đó.
Bên cạnh đó, thiệt hại về việc làm trong lĩnh vực này có thể lên tới 3,1 triệu lao động, tương đương 50% trong số 6,2 triệu việc làm liên quan đến lĩnh vực hàng không ở khu vực châu Phi cận Sahara.
So với dự báo trước đó, hơn 1,1 triệu việc làm liên quan đến lĩnh vực hàng không sẽ bị mất do hậu quả của đại dịch COVID-19. Chính vì thế, đóng góp của ngành này vào GDP của khu vực có thể giảm xuống chỉ còn 28 tỷ USD, so với 56 tỷ USD ước tính trước đó.
Tình hình thực tế có thể nghiêm trọng hơn bởi đối với dự báo này, IATA dựa trên kịch bản hạn chế đi lại kéo dài trong ba tháng, và các nước sẽ dần dỡ bỏ các hạn chế trên thị trường nội địa, tiếp theo là hạn chế đối với thị trường khu vực và liên lục địa.
Tuy nhiên, khoảng thời gian ba tháng này có thể sẽ được kéo dài hơn khi nếu tình hình dịch bệnh hiện nay đang diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia châu Phi cũng như các đối tác ở châu Âu.
Đại dịch COVID-19 đã lây lan ở khu vực châu Phi cận Sahara, với các ca nhiễm bệnh không ngừng gia tăng. Do đó, khu vực này sẽ rất khó để xem xét dỡ bỏ lệnh cấm các chuyến bay trong khu vực.
Đối với các chuyến bay xuyên lục địa, các quốc gia châu Âu đã tuyên bố cấm các chuyến bay tiếp cận lãnh thổ của họ, ít nhất là cho đến tháng Ba. Quyết định tương tự cũng có thể được gia hạn ở cấp khu vực nếu đại dịch không hoàn toàn được khắc phục.
Ngoài ra, các điều kiện tiếp cận khu vực Schengen sẽ bị thắt chặt trong những tháng đầu tiên sau cuộc khủng hoảng, với các yêu cầu xét nghiệm COVID-19 và thậm chí đòi hỏi phải có cả kết quả vắc-xin đối với hành khách. Điều này có nghĩa là sự phục hồi của ngành hàng không châu Phi sẽ không nhanh chóng diễn ra.
Hoạt động của nhiều hãng hàng không châu Phi sẽ gặp nhiều khó khăn, với hầu hết các công ty không có doanh thu để trả lương cho người lao động, trong khi họ phải tiếp tục chi trả các chi phí như thuê máy bay, bảo trì, bảo hiểm, chi phí đỗ máy bay...
Việc nhiều hãng hàng không châu Phi có thể đối mặt với nguy cơ phá sản là điều không tránh khỏi. Hãng South African Airways, một trong những trụ cột của ngành vận tải hàng không châu Phi, đang xem xét thông báo phá sản sau khi Chính phủ Nam Phi quyết định không tái thiết lại công ty đang gặp khủng hoảng trong một thập kỷ qua này.
IATA ước tính thiệt hại về hành khách của South African Airways ít nhất là 14,5 triệu lượt, với khoản thiệt hại ước tính là 3,02 tỷ USD.
Hãng hàng không Air Mauritius của Mauritania cũng vừa gửi hồ sơ phá sản. Trong khi đó, lãnh đạo của hãng hàng không Air Burkina của Burkina Faso tuyên bố họ sẽ không thể trả lương cho nhân viên của công ty.
Đối với hãng hàng không Ethiopian Airlines, thiệt hại về hành khách ước tính không ít hơn 2,5 triệu lượt, và thiệt hại về doanh thu ước tính là 0,43 tỷ USD.
Ethiopian Airlines là hãng hàng không duy nhất tại châu Phi đã tiếp tục khai thác một số đường bay nhất định đến các quốc gia chưa đóng cửa biên giới trên không và thực hiện hoạt động vận chuyển các hàng hóa quan trọng./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Du lịch châu Phi hướng tới các biện pháp phục hồi sau COVID-19
19:21' - 27/04/2020
Hội đồng Lữ hành và du lịch thế giới (WTTC) cảnh báo COVID-19 có thể gây thiệt hại tới 50 triệu việc làm trong ngành du lịch và lữ hành trên toàn thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Phi và nỗi ám ảnh COVID-19
07:50' - 27/04/2020
Với hơn 30.300 ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và khoảng 1.400 ca tử vong tính đến sáng 27/4, châu Phi vẫn được xem là khu vực ít chịu ảnh hưởng nhất của virus SARS-CoV-2.
-
Kinh tế Thế giới
Cơ hội đầu tư trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo tại châu Phi hậu COVID-19
05:00' - 27/04/2020
Với nhu cầu đổi mới sáng tạo để giải quyết khủng hoảng và thay đổi hành vi của người tiêu dùng, các nhà đầu tư có thể tìm đến 3 lĩnh vực với nhiều triển vọng phát triển trong và sau đại dịch COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Phi đối mặt với thảm họa kinh tế do dịch COVID-19
05:00' - 26/04/2020
Lần đầu tiên sau 25 năm, châu Phi chịu ảnh hưởng từ một cuộc suy thoái mà nền kinh tế vốn rất mong manh của các quốc gia và tình trạng nợ nần chồng chất vượt quá sức chịu đựng.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Phi và cơ hội tái thiết, tự chủ hậu COVID-19
06:00' - 22/04/2020
Năng lực quản lý của nhà nước trong điều hành sản xuất hàng hóa và dịch vụ thiết yếu đã trở thành biện pháp can thiệp mang tính quyết định trong đại dịch COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị thượng đỉnh G7: Tìm giải pháp chống lạm phát và suy thoái
18:55' - 26/06/2022
Trưa 26/6 (theo giờ Đức), Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã khai mạc tại lâu đài Elmau thuộc bang Bayern, miền Nam nước Đức.
-
Kinh tế Thế giới
Các nước G7 tán thành cấm nhập khẩu vàng của Nga
17:31' - 26/06/2022
Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã nhất trí cấm nhập khẩu vàng của Nga như một phần trong nỗ lực gia tăng sức ép buộc Moskva phải chấm dứt chiến dịch quân sự ở Ukraine.
-
Kinh tế Thế giới
Ukraine không có kế hoạch thúc đẩy gia nhập NATO trong tương lai gần
14:41' - 26/06/2022
Ukraine vừa cho biết nước này không có kế hoạch tiến hành bất kỳ điều gì liên quan đến tư cách thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trong tương lai gần.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà lãnh đạo G7 tìm hướng giải quyết những vấn đề cấp bách
11:14' - 26/06/2022
Trưa 26/6 theo giờ Đức, Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) diễn ra trong các ngày 26-28/6 sẽ khai mạc tại lâu đài Elmau, bang Bayern, miền Nam nước Đức.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị thượng đỉnh G7: Đức huy động 18.000 cảnh sát đảm bảo an ninh
10:08' - 26/06/2022
Để đảm bảo an toàn cho Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) diễn ra tại lâu đài Elmau, miền Nam nước Đức, hàng nghìn cảnh sát đã được huy động làm nhiệm vụ.
-
Kinh tế Thế giới
Lạm phát châm ngòi cho làn sóng lao động đòi tăng lương trên toàn cầu
07:45' - 26/06/2022
Trong bối cảnh chi phí thực phẩm và nhiên liệu tăng vọt mà tốc độ tăng lương không theo kịp, lạm phát đang làm dấy lên làn sóng phản đối và đình công của công nhân trên khắp thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bắt đầu thăm chính thức Hungary
07:45' - 26/06/2022
Ngày 25/6, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã đến sân bay Budapest Liszt Ferenc, bắt đầu thăm Hungary theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội László Kövér.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ công du châu Âu
21:58' - 25/06/2022
Tổng thống Joe Biden đã rời Nhà Trắng lên đường tới châu Âu dự một loạt hội nghị quan trọng.
-
Kinh tế Thế giới
Hàng chục chuyến bay ở châu Âu bị hủy vì các cuộc đình công
20:55' - 25/06/2022
Các cuộc đình công của nhân viên hãng hàng không Ryanair và Brussels Airlines đòi tăng lương và cải thiện điều kiện làm việc đã buộc hàng chục chuyến bay ở châu Âu bị hủy trong ngày 24/6.