Dịch COVID-19: Vượt qua “virus sợ hãi” bảo vệ người lao động
Biến “nguy” thành “cơ”. Dịch COVID-19 là “nguy” với nhiều doanh nghiệp, nhưng là “cơ” với các doanh nghiệp nông nghiệp, quan điểm trên được các doanh nghiệp thành viên Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam (VIDA) đưa ra tại Hội nghị trực tuyến lần thứ nhất, ngày 2/4, với trên 100 doanh nghiệp tham gia.
Bàn về chương trình hành động và giải pháp trong đại dịch COVID-19, nhiều đề xuất đã được đưa ra.
*Bảo vệ, chống thất nghiệp cho người lao động Theo Chủ tịch Hiệp hội VIDA Trương Gia Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FPT, dịch COVID-19 không đơn giản và không thể kết thúc nhanh chóng. Đây là khủng hoảng nhân loại chưa từng gặp phải.Chúng ta phải đối diện với dịch COVID-19, nhưng vấn đề nguy hiểm và lớn hơn nhiều đó là “virus sợ hãi” được lan truyền mạnh mẽ trên mạng, có thể “lây nhiễm” hàng tỷ người trên thế giới.
Con “virus sợ hãi” này sẽ khiến con người sinh tâm trạng u buồn, cố thủ, rút nhu cầu tiêu dùng của cả nhân loại.
Đánh giá đây là cơ hội của VIDA, của ngành nông nghiệp Việt Nam, nếu có những biện pháp thông minh, sáng tạo, có ý chí, bản lĩnh, thì không chỉ duy trì được sản xuất mà còn có vị trí mới, ông Trương Gia Bình cho rằng, mỗi thành viên Hiệp hội phải làm tốt những gì đã có, mỗi người phải trở thành một chiến sỹ, mỗi công ty, đơn vị phải trở thành pháo đài chống virus, đưa đến người tiêu dùng các sản phẩm một cách thuận lợi và mở rộng xuất khẩu, chiếm vị thế quan trọng hơn trong thời gian dịch bệnh.Nếu thực hiện tốt còn thể giải quyết công ăn việc làm cho các ngành khác đang gặp rất nhiều khó khăn như du lịch, may mặc, giày dép.
“Khó khăn, thất nghiệp sẽ dẫn đến mất an toàn xã hội, nên VIDA muốn nêu vấn đề và sẵn sàng đối mặt, với tinh thần phối hợp với Nhà nước để làm việc này”, ông Trương Gia Bình nói. Dẫn chứng về cơ hội cho doanh nghiệp nông nghiệp, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Nafoods cho biết, dù bị ảnh hưởng rất lớn do dịch COVID-19, cả đầu vào và đầu ra đều bị ảnh hưởng, song, trong quý I/2020, sản lượng của Nafoods tăng trưởng 40% so với cùng kỳ năm trước.Điều này có được nhờ hàng loạt giải pháp, từ thổi sự tự tin, tinh thần vượt qua “virus sợ hãi”, động viên sự sáng tạo của từng thành viên trong hệ thống; gửi thư cho khách hàng chia sẻ, thấu hiểu, yên tâm với Nafoods, sát sao với bà con nông dân, nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào; cho đến cơ cấu, sắp xếp lại toàn Tập đoàn, cho nghỉ đối với những người không làm được việc và có chính sách lương, thưởng tốt để người làm được việc yên tâm, làm việc một cách hiệu quả nhất. Từ cách đây 3 tuần, Tập đoàn đã ban hành chính sách làm việc ở nhà.
Đồng quan điểm, ông Phan Minh Thông, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Tập đoàn Phúc Sinh cho rằng, để biến được nguy thành cơ, một trong những giải pháp quan trọng là cải tổ lại doanh nghiệp, từ hệ thống phần mềm, đến hệ thống quản trị phải thật đơn giản, ít người nhưng quản lý hiệu quả, áp dụng triệt để công nghệ thông tin.Ông cũng chia sẻ những giải pháp trước đó Tập đoàn đã áp dụng để trụ vững và có mức xuất khẩu tăng trưởng 120% trong giai đoạn dịch COVID-19.
Với đặc thù làm việc trực tiếp với nông dân, xuất khẩu chiếm tới 99% sản lượng, Tập đoàn đã có nhiều cải tiến trong hoạt động, xây dựng nhà máy ở các tỉnh, thành để đảm bảo nguồn nguyên liệu tại chỗ phục vụ xuất khẩu, phát triển bền vững.
Cùng với đó, đa dạng hóa thị trường, đặc biệt là các thị trường lớn như châu Âu, Mỹ, Bắc Mỹ và Trung Đông, hướng tới đối tượng khách hàng vừa và nhỏ. Vì vậy, trong đợt dịch Tập đoàn bán được rất nhiều sản phẩm như hồ tiêu, quế, hồi.
“Chuẩn bị cho cả hệ thống tốt thì khi dịch xảy ra, hệ thống quản trị, hệ thống xuất hàng cũng được hỗ trợ rất nhiều. Ba tháng đầu năm, chúng tôi vẫn phải làm hơn 1 ca – 2 ca, để đảm bảo cho các đơn hàng xuất khẩu”, ông Thông cho hay. Đề cập đến giải pháp bảo vệ và chống thất nghiệp cho người lao động trong mùa dịch, ông Vũ Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Tập đoàn Hùng Nhơn cho biết, Tập đoàn tập trung các bộ phận trực tiếp, gián tiếp làm việc tại trang trại, sát trùng 2-3 lần/ngày; phối hợp với chính quyền địa phương khoanh vùng, không cho người ra vào khu cách ly; xây thêm nhà ở, tạo điều kiện cho các gia đình ở xa tới làm việc tại đó, không cho ra vào để tránh dịch bệnh.Các bộ phận bị ảnh hưởng do dịch COVID-19, Tập đoàn ngưng hoạt động, chuyển người lao động về trang trại để tăng năng suất, hiệu quả và quy mô sản xuất, chăn nuôi.
Vì vậy, tổng số 1.400 nhân viên vẫn được đảm bảo mức lương, thưởng. Trong từ 3-6 tháng tới, Tập đoàn vẫn đảm bảo mức tăng trưởng 3-5%.
*Gỡ khó trong tiếp cận vốn Thảo luận tại Hội nghị cho thấy, người tiêu dùng trong nước đã bắt đầu chuyển từ sử dụng sản phẩm nhập khẩu sang sản phẩm trong nước. Để xác lập vị trí của ngành nông nghiệp Việt Nam, Hiệp hội cần kiến nghị Chính phủ ban hành các chính sách nhanh nhất, táo bạo, quyết đoán để hỗ trợ doanh nghiệp. Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Nafoods Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ, trong bối cảnh hiện nay, các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn về vốn, Hiệp hội cũng cần làm việc với Chính phủ về vấn đề tiếp cận vốn cho doanh nghiệp.Khi biết thông tin Chính phủ có gói hỗ trợ tín dụng 250.000 tỷ đồng, doanh nghiệp rất mừng, nhưng làm việc với các ngân hàng, họ lo sợ không dám cho vay vì chưa có thông tư hướng dẫn, lỡ có vấn đề gì, sau khi hết dịch, trách nhiệm sẽ đè lên giám đốc chi nhánh, người chuyên quản, vì vậy doanh nghiệp không tiếp cận được.
“Nguồn vốn đã phân bổ về các ngân hàng, nhưng tôi hiểu các ngân hàng đang cấu trúc lại, chưa phân bổ, chưa cho doanh nghiệp vay. Chúng tôi thường nói COVID lan rất nhanh nhưng chính sách, đặc biệt vấn đề vốn thì vô cùng chậm, đó là thực rất buồn”, ông Nguyễn Mạnh Hùng bày tỏ. Ông cũng cho biết, hiện nhiều doanh nghiệp phải vay “nóng” với mức lãi suất 3-5.000 đồng/1 triệu đồng tiền vay và người nông dân cũng phải chấp nhận trả như vậy. Gói tín dụng có nhiều nhưng quan trọng là giải phóng cách tiếp cận gói tín dụng cho doanh nghiệp. Hội nghị đưa ra thông điệp, “VIDA đồng hành cùng đất nước chống dịch COVID19 – đẩy mạnh sản xuất và bảo vệ người lao động”.Trong đó, thành viên VIDA quyết tâm mỗi nhân viên là 1 chiến sĩ, mỗi đơn vị là 1 pháo đài, mỗi doanh nghiệp là 1 chiến hào chống dịch hiệu quả.
Doanh nghiệp VIDA đi đầu sử dụng thương mại điện tử, tối ưu thị trường truyền thống, tích cực tìm kiếm và phát triển thị trường mới, linh hoạt và chuyển đổi tích cực để tạo công ăn việc làm trong mùa dịch./.
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Doanh nghiệp dệt may linh hoạt ứng phó dịch COVID-19
16:08' - 02/04/2020
Tập đoàn Dệt May Việt Nam, với hơn 120 nghìn nhân sự, quỹ chi lương khổng lồ mỗi tháng đang đứng trước những rủi ro lớn khi nhiều khách hàng đã hủy, tạm hoãn đơn hàng.
-
DN cần biết
Dịch COVID-19: Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu sang Singapore
17:16' - 01/04/2020
Trong bối cảnh dịch COVID-19, Thương vụ Việt Nam tại Singapore đã chủ động kết nối với các Hiệp hội ngành hàng nước sở tại và Việt Nam nhằm tranh thủ cơ hội tăng xuất khẩu của Việt Nam sang Singapore.
-
Bất động sản
Dịch COVID-19: Bất động sản có tỷ lệ doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh tăng cao nhất
16:27' - 01/04/2020
Lĩnh vực bất động sản có tỷ lệ doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh tăng cao nhất với con số 493 doanh nghiệp, tăng tới 94,1% so với cùng kỳ năm 2019.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Việt bàn về giải pháp ứng phó với thuế đối ứng của Hoa Kỳ
15:59' - 18/04/2025
Phía Hoa Kỳ tuyên bố tạm hoãn áp dụng thuế riêng trong vòng 90 ngày để mở đường cho đàm phán, nhưng nguy cơ về thuế đối ứng vẫn đang hiện hữu và rất phức tạp.
-
Doanh nghiệp
Rủi ro lớn nhất cho hàng không Mỹ kể từ dịch COVID-19
14:56' - 18/04/2025
Cuộc chiến thương mại do Tổng thống Mỹ Donald Trump khởi xướng đang tạo ra sự không chắc chắn lớn nhất cho các hãng hàng không Mỹ kể từ sau đại dịch COVID-19.
-
Doanh nghiệp
Biểu tượng chim Lạc "cất cánh" cùng Vietnam Airlines
14:35' - 18/04/2025
Hình ảnh chim Lạc trên thân máy bay không chỉ là biểu tượng văn hóa, mà còn là lời khẳng định về khát vọng vươn lên, hội nhập và khẳng định bản sắc dân tộc Việt Nam giữa bầu trời thế giới.
-
Doanh nghiệp
Lợi nhuận quý I/2025 của Netflix đạt 2,9 tỷ USD
11:10' - 18/04/2025
“Gã khổng lồ” truyền phát trực tuyến (streaming) Netflix vừa công bố lợi nhuận quý I/2025 đạt 2,9 tỷ USD phần lớn nhờ vào việc tăng giá các gói thuê bao gần đây.
-
Doanh nghiệp
Lệnh cấm của Mỹ khiến hãng AMD thiệt hại 800 triệu USD
07:46' - 18/04/2025
Nhà phát triển chip Advanced Micro Devices (AMD) dự báo các yêu cầu cấp phép mới của Mỹ đối với việc xuất khẩu chip sang Trung Quốc có thể khiến hãng gánh chịu thiệt hại lên tới 800 triệu USD.
-
Doanh nghiệp
TikTok quảng bá di sản Việt, thúc đẩy du lịch và phát triển kinh tế
16:35' - 17/04/2025
Chiều 17/4, TikTok LIVE và Quỹ Hỗ trợ Bảo tồn Di sản Văn hoá Việt Nam khởi động chương trình “Nét đẹp Việt mùa 3: Chạm vào di sản” nhằm khai thác giá trị kinh tế từ di sản qua livestream sáng tạo.
-
Doanh nghiệp
TSMC gặp khó do chính sách thuế quan mới của Mỹ
15:12' - 17/04/2025
Mặc dù hưởng lợi từ xu hướng tích hợp tính năng AI vào các sản phẩm trực tuyến nhưng TSMC đang đối mặt với thách thức từ chính sách thuế nhập khẩu của Tổng thống Donald Trump.
-
Doanh nghiệp
OpenAI muốn mua lại Windsurf với giá 3 tỷ USD
12:44' - 17/04/2025
Các nguồn thạo tin ngày 16/4 tiết lộ OpenAI đang trong quá trình đàm phán để mua lại công ty cung cấp công cụ hỗ trợ lập trình bằng trí tuệ nhân tạo (AI) Windsurf với giá khoảng 3 tỷ USD.
-
Doanh nghiệp
Vốn hóa thị trường của Apple tiếp tục giảm
10:10' - 17/04/2025
Cổ phiếu Apple đã giảm gần 4% trong phiên giao dịch 16/4, khiến giá trị vốn hóa thị trường của nhà sản xuất iPhone giảm xuống dưới mốc 3.000 tỷ USD.