Dịch COVID-19: WHO nhấn mạnh nỗ lực chống dịch của tất cả các nước
Phát biểu trong cuộc họp báo tại Geneva vào tối 9/3 (theo giờ Hà Nội), Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus đã nhấn mạnh những nỗ lực đồng bộ của tất cả các nước trên thế giới trong việc đối phó với dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVD-19 do chủng mới của virus Corona (SARS-CoV-2) gây ra.
Theo ông Ghebreyesus, cuối tuần qua đã ghi nhận số ca nhiễm COVID-19 vượt ngưỡng 100.000 người ở 100 quốc gia. Điều này rất đáng lo ngại vì có quá nhiều người và nhiều nước bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh này.
Tuy nhiên, ông cho rằng nếu chỉ nhìn vào tổng số ca nhiễm bệnh được báo cáo và tổng số nước có dịch thì không nói lên toàn bộ câu chuyện. Trong số tất cả các trường hợp nhiễm bệnh trên toàn cầu tính đến nay, riêng 4 nước (Trung Quốc, Hàn Quốc, Italy và Iran) đã chiếm tới 93% số bệnh nhân. Điều này cho thấy đây là một dịch bệnh không đồng đều ở cấp độ toàn cầu.
Theo ông, các quốc gia khác nhau trong các hoàn cảnh khác nhau đòi hỏi phải có phản ứng phù hợp. Đó không phải là vấn đề ngăn chặn hay giảm thiểu dịch bệnh mà phải triển khai đồng thời cả 2 nhiệm vụ trên. Tất cả các quốc gia phải thực hiện một chiến lược tổng hợp toàn diện để kiểm soát dịch bệnh COVID-19 và đẩy lui virus chết người này.
Tổng giám đốc Ghebreyesus chỉ rõ, việc các quốc gia tiếp tục tìm kiếm, xét nghiệm các trường hợp nghi nhiễm và xác minh các mối quan hệ tiếp xúc của họ không chỉ bảo vệ chính người dân của mình, mà còn có thể ảnh hưởng đến những gì diễn ra ở các quốc gia khác và trên toàn cầu.
Với việc hành động quyết đoán, các nước có thể làm chậm và ngăn ngừa virus SARS-CoV-2 lây lan, phần lớn những người nhiễm bệnh sẽ phục hồi.
Theo ông Ghebreyesus, WHO đã chia các quốc gia trên thế giới theo 4 nhóm: những nước không có trường hợp nhiễm bệnh, những nước xuất hiện lẻ tẻ các ca nhiễm bệnh, những nước có các nhóm người mắc bệnh và những nước có sự lây lan dịch bệnh trong cộng đồng. Đối với tất cả các quốc gia, mục tiêu chung là chấm dứt sự lây truyền và ngăn chặn sự lây lan của virus.
Với 3 nhóm đầu tiên, các nước cần tập trung vào tìm kiếm, xét nghiệm, điều trị và cách ly các trường hợp riêng lẻ và theo dõi các mối liên hệ của họ. Ở nhóm còn lại, việc làm xét nghiệm với mọi trường hợp nghi ngờ và lần theo các mối quan hệ tiếp xúc của họ trở nên thách thức hơn.
Chính quyền các nước này phải hành động để ngăn chặn sự lây nhiễm ở cấp cộng đồng nhằm giảm dịch bệnh xuống cấp độ thành các nhóm có thể quản lý được.
Ông Ghebreyesu chỉ rõ, tùy thuộc vào bối cảnh tình hình, các nước có sự lây truyền bệnh COVID-19 trong cộng đồng có thể xem xét đóng cửa các trường học, hủy bỏ các sự kiện tụ tập đông người và áp dụng các biện pháp khác để giảm thiểu phơi nhiễm.
Các yếu tố cơ bản trong phản ứng với dịch COVID-19 là giống nhau cho tất cả các quốc gia, bao gồm: cơ chế ứng phó khẩn cấp; truyền thông về nguy cơ rủi ro và sự tham gia của công chúng; tìm kiếm các trường hợp nhiễm bệnh và theo dõi các mối liên hệ; các biện pháp y tế công cộng như rửa tay, hô hấp thường quy và hạn chế giao tiếp; xét nghiệm trong phòng thí nghiệm; điều trị cho bệnh nhân và chuẩn bị sẵn sàng các bệnh viện; phòng chống nhiễm trùng; và cách tiếp cận toàn xã hội, huy động cả chính phủ vào cuộc.
Có nhiều ví dụ cho thấy các biện pháp trên đang phát huy hiệu quả ở các nước, chẳng hạn như Trung Quốc, Italy, Hàn Quốc, Mỹ và nhiều nước khác đã khởi động các biện pháp khẩn cấp. Trong khi Singapore là một ví dụ tiêu biểu về cách tiếp cận toàn bộ chính phủ khi Thủ tướng Lý Hiển Long thường xuyên xuất hiện trên truyền hình để giúp giải thích về các nguy cơ và trấn an người dân.
Hàn Quốc đã tăng cường các nỗ lực nhận diện tất cả các trường hợp nhiễm COVID-19 cũng như các mối tiếp xúc của họ. Trong khi đó, Nigeria, Senegal và Ethiopia đã tăng cường năng lực giám sát và chẩn đoán nhằm nhanh chóng phát hiện ra các trường hợp nhiễm bệnh.
Tổng giám đốc Ghebreyesu khẳng định WHO sẽ tiếp tục hỗ trợ các nước thuộc cả 4 nhóm trên. Cho đến nay, WHO đã cung cấp thiết bị bảo hộ y tế cá nhân cho 57 nước và chuẩn bị cung cấp cho 28 nước khác, đồng thời đã cung cấp các thiết bị trong phòng thí nghiệm cho 120 nước....
Liên quan đến tình hình dịch bệnh, CH Cyprus ngày 9/3 đã thông báo về 2 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 ở nước này. Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, tất cả 27 quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu (EU) đều ghi nhận các trường hợp lây nhiễm COVID-19./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Dịch COVID-19: Canada ghi nhận ca tử vong đầu tiên
08:17' - 10/03/2020
Giới chức y tế tỉnh British Columbia, cực Tây của Canada, ngày 9/3 đã thông báo về ca tử vong đầu tiên ở nước này do virus SARS-CoV-2 gây dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
Dịch COVID-19: Trung Quốc ghi nhận thêm 17 trường hợp tử vong và 19 ca nhiễm mới
08:12' - 10/03/2020
Tính đến hết ngày 9/3, Trung Quốc đại lục ghi nhận thêm 17 trường hợp tử vong, nâng tổng số ca tử vong tại đây lên 3.136 người.
-
Kinh tế & Xã hội
Dịch COVID-19: Những ngày khó quên tại Trung tâm Huấn luyện dự bị động viên Đồng Nghệ
08:07' - 10/03/2020
Sau 14 ngày thực hiện cách ly, theo dõi tại Trung tâm, sáng 9/3, 57 công dân đã hoàn thành việc cách ly theo đúng quy định của Bộ Y tế.
-
Kinh tế & Xã hội
Dịch COVID-19: Xác định nhiều trường hợp âm tính với virus SARS-CoV-2
08:02' - 10/03/2020
Đại diện lãnh đạo Bắc Ninh, Lào Cai, Ninh Bình, Hải Dương cho biết đã xác định nhiều trường hợp âm tính với virus SARS-CoV-2 trên địa bàn.
-
Kinh tế Thế giới
UNCTAD cảnh báo năm 2020 kinh tế toàn cầu có thể thiệt hại 1.000 tỷ vì dịch COVID-19
08:01' - 10/03/2020
Một kịch bản về “Ngày tận thế” khi nền kinh tế thế giới chỉ tăng trưởng khoảng 0,5% có thể khiến Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu mất khoảng 2.000 tỷ USD.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29'
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26'
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này
-
Kinh tế Thế giới
10 sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
09:25'
Giá vàng thế giới tăng mạnh nhất gần hai năm qua, đồng bitcoin tăng giá khoảng 130%, đồng USD áp sát mức cao nhất trong 13 tháng... là trong những sự kiện kinh tế thế giới nổi bật trong tuần qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Phát hiện mỏ vàng trữ lượng siêu lớn ở tỉnh Hồ Nam
20:39' - 23/11/2024
Mỏ mới ở độ sâu 2.000m bên dưới mỏ vàng Wangu ở huyện Bình Giang.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46' - 23/11/2024
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55' - 23/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46' - 23/11/2024
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.