Đích đến của doanh nghiệp
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Chủ tịch Hội đồng quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh nhiều lần nhấn mạnh, trở thành “Doanh nghiệp bền vững” không chỉ là đích đến mà còn là hành trình dài mà nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã nỗ lực mỗi ngày để thay đổi chính mình, mang lại những điều tốt đẹp hơn cho doanh nghiệp và cho cộng đồng xã hội.
Danh hiệu này cũng mở ra cho các doanh nghiệp cơ hội được nâng cao uy tín, thương hiệu, thu hút nguồn nhân lực; cơ hội kinh doanh mới thông qua việc gia tăng lòng tin của các đối tác, nhà đầu tư và cổ đông.Từ đó, góp phần vào việc phát triển kinh doanh theo hướng bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
“Doanh nghiệp bền vững” là một trong những danh hiệu đáng tự hào mà mỗi doanh nghiệp Việt Nam đều đang hướng đến.
Chính phủ, các bộ, ban ngành, cộng đồng doanh nghiệp cùng các tổ chức xã hội đều ghi nhận và đánh giá rất cao những nỗ lực của không ít doanh nghiệp đang ngày, đêm nghiên cứu, đổi mới quy trình hoạt động sản xuất, gia công, chế biến…
Qua đó, không chỉ thúc đẩy năng suất, đem lại hiệu quả kinh tế và tạo việc làm cho người lao động mà còn chung tay, góp sức vào những nỗ lực chung để gìn giữ và bảo vệ môi trường.
Chỉ mới vài năm phát động, Chương trình đánh giá, công bố các doanh nghiệp bền vững Việt Nam đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình và cũng đã có không ít doanh nghiệp tiên phong với những đóng góp xuất sắc cho sự phát triển bền vững của cộng đồng doanh nghiệp; trong đó, không chỉ gồm những doanh nghiệp đầu tư nước ngoài vốn có tiềm lực tài chính và trình độ, năng lực quản trị hiện đại mà kể cả những doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp khởi nghiệp... Với mục tiêu vinh danh và khen thưởng các doanh nghiệp phát triển bền vững; nâng cao nhận thức về tầm quan trọng và lợi ích của phát triển bền vững doanh nghiệp, của cộng đồng cũng như của xã hội; thúc đẩy kinh doanh theo hướng phát triển bền vững…, Chương trình Phát triển bền vững và Bộ chỉ số Doanh nghiệp bền vững (CSI) đã được triển khai hiệu quả và đang dần được nhân rộng trong nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh của trong cộng đồng doanh nghiệp. Từ ngành chăn nuôi, chế biến, kinh doanh lương thực, thực phẩm, đồ uống đến các ngành công nghiệp nhẹ như sản xuất giấy, hàng may mặc, giày dép, thiết bị y tế, dược phẩm, nhựa…, cùng nhiều ngành thương mại, dịch vụ như ngân hàng, vàng bạc, chứng khoán, bảo hiểm, công nghệ…. đều có những doanh nghiệp bền vững được vinh danh trong bảng vàng. Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, kiêm Chủ tịch Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững nhận định, một trong những cách thức để doanh nghiệp đạt được dấu mốc là "Doanh nghiệp bền vững" chính là việc chuyển đổi mô hình kinh tế truyền thống sang mô hình kinh tế tuần hoàn. Đây là mô hình tăng trưởng liên hoàn mà nhiều nơi, nhiều quốc gia trên thế giới đang theo đuổi. Qua đó, hướng tới việc xây dựng một nền kinh tế phi phát thải, tiết kiệm nhiên liệu, nguyên vật liệu. Đồng thời, kiến tạo và tận dụng tối đa giá trị của các sản phẩm, thành phẩm, bán thành phẩm của quá trình sản xuất, góp phần bảo vệ môi trường. Ông Lộc khẳng định, tính hiệu quả và ưu việt của các mô hình kinh tế tuần hoàn sẽ giúp cho không chỉ doanh nghiệp mà cả nền kinh tế ở mỗi quốc gia được tăng trưởng đồng đều, bền vững hơn so với mô hình kinh tế truyền thống.Thực tế cho thấy, đứng trước các cơ hội thị trường từ ứng dụng kinh tế tuần hoàn trị giá 4,5 nghìn tỷ USD như dự báo của một số tổ chức quốc tế thì Chính phủ Việt Nam đã và đang có nhiều động thái tích cực để thúc đẩy việc ứng dụng loại hình này trên cả nước.
Điển hình của việc chuyển đổi từ tư duy kinh tế đến hành động sản xuất theo hướng bền vững chính là Công ty TNHH Giấy Lee&Man Việt Nam. Đây là doanh nghiệp sản xuất giấy lớn. Hiện nay, ngành sản xuất tái chế phế liệu, tái chế giấy là hoạt động được khuyến khích phát triển trên thế giới và cũng được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm đầu tư. Không phải ngẫu nhiên mà ngành tái chế giấy phát triển mạnh ở các nước tiên tiến như: Mỹ, Canada, Bỉ, Austria, Thụy Điển… Bởi nhiều nghiên cứu đã cho thấy, sản xuất giấy từ nguyên liệu tái chế không chỉ đem lại lợi ích kinh tế mà còn có ý nghĩa trong việc bảo vệ môi trường, góp phần tiết kiệm tài nguyên, tạo ra năng lượng tái tạo. Để có thể đạt tỷ lệ sản xuất giấy tái chế tới 99% như hiện nay, Lee &Man Việt Nam đã chủ động đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại, đa phần máy móc thiết bị đều nhập khẩu từ châu Á, châu Âu, châu Mỹ, nhất là ở các khâu như xử lý chất thải để đạt mục tiêu phát triền bền vững, giảm thiểu tác động đến môi trường. Ông Patrick Chung, Tổng Giám đốc Lee&Man Việt Nam cho hay, đã tới lúc, Việt Nam cần nhìn nhận rác thải như một nguồn “tài nguyên thứ cấp” cần tái tận dụng chứ không phải thứ vứt đi, gây lãng phí và tăng áp lực lên môi trường như hiện nay. Trong ngành giấy, giấy phế liệu là nguyên liệu đầu vào quan trọng cho sản xuất vì mục tiêu tiết kiệm và bảo vệ môi trường. Doanh nghiệp nhận thức rằng, sản xuất từ nguyên liệu tái chế là bước cải biến quan trọng trong việc sử dụng nguyên vật liệu ở các ngành sản xuất hiện đại. Điều đó không chỉ vừa giúp doanh nghiệp vận hành theo cơ chế của nền kinh tế tuần hoàn mà vừa mang lại những lợi ích thiết thực cho môi trường. Chia sẻ cách làm, ông Patrick Chung cho biết, không chỉ tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu tái chế từ giấy để phục vụ sản xuất, doanh nghiệp còn tập trung đầu tư cho hệ thống xử lý thải để giải quyết những vướng mắc về môi trường. Đối với doanh nghiệp, đây không chỉ là mấu chốt quan trọng của chiến lược phát triển bền vững mà còn là cách thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với cộng đồng xã hội. “Mỗi năm, Lee&Man đã chi hàng triệu USD cho việc xử lý chất thải gồm nước thải sản xuất, sinh hoạt, chất thải rắn, khử ồn, khử mùi… Nếu năm 2018, Lee&Man đã đầu tư gần 7 tỷ đồng cho hạng mục khử mùi ở nhà máy xử lý nước thải, hơn 25 tỷ đồng cho trang thiết bị hiện đại của nhà máy, thì năm nay, tiếp tục nhập một đợt máy mới trị giá 20 tỷ đồng và chi phí xây dựng nhà máy xử lý nước thải hơn 6,7 tỷ đồng. "Với những hành động rất cụ thể và thiết thực, doanh nghiệp muốn khẳng định, sẽ không bao giờ đánh đổi môi trường vì bất cứ mục tiêu phát triển hay sản xuất”, ông Patrick Chung cho hay. Có thể thấy rằng, đã có sự thay đổi to lớn về nhận thức trong doanh nghiệp về tư duy, cách làm, định hướng và mục tiêu phát triển; đồng thời, doanh nghiệp cũng đã có những thể hiện bằng hành động cụ thể cho thấy quyết tâm hướng tới sự phát triển bền vững.Tuy nhiên, để thúc đẩy phong trào đổi mới sáng tạo và nâng cấp doanh nghiệp nhắm tới phát triển bền vững, các cơ quan chức năng xây dựng những khuôn khổ pháp lý phù hợp để khuyến khích, yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện Báo cáo phát triển bền vững hàng năm trong quá trình sản xuất kinh doanh./.
Tin liên quan
-
Chứng khoán
Bước chuyển mình của thị trường trái phiếu doanh nghiệp
21:22' - 12/12/2019
Trong 9 tháng qua, khối lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp thành công đạt khoảng 173.911 tỷ đồng.
-
Tài chính
Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước vẫn quá chậm
13:00' - 10/12/2019
Sáng 10/12, tại Hà Nội, Bộ Tài chính tổ chức Họp báo chuyên đề về “Tình hình tài chính, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2018; Kết quả tái cơ cấu, cổ phần hóa DNNN năm 2019”.
-
Kinh tế Việt Nam
Thêm nguồn vốn hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo
10:41' - 06/12/2019
Doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo được vay vốn của Quỹ khi đáp ứng được các điều kiện như: có dự án, phương án sản xuất kinh doanh khả thi; bảo đảm nguồn vốn chủ sở hữu tham gia dự án.
-
Tài chính
Sửa đổi, bổ sung quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết
21:04' - 02/12/2019
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu Bộ Tài chính tiếp thu các ý kiến để xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 20/2017/NĐ-CP về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam và Campuchia phát huy mọi tiềm năng sẵn có
21:17' - 23/11/2024
Phó Thủ tướng Chính phủ - Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã có cuộc gặp và làm việc với Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia (VCBA) nhằm lắng nghe nguyện vọng, vướng mắc của VCBA.
-
Doanh nghiệp
3.800 tỷ đồng xây dựng Khu công nghiệp dược - sinh học đầu tiên tại Việt Nam
12:24' - 23/11/2024
Hiện tại, các thủ tục để thực hiện Dự án Khu công nghiệp Dược - Sinh học tại huyện Quỳnh Phụ đang được tỉnh Thái Bình khẩn trương triển khai và đảm bảo tuân thủ các quy định.
-
Doanh nghiệp
Sản xuất các sản phẩm công nghiệp số trọng điểm của quốc gia
11:14' - 23/11/2024
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 23/11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.
-
Doanh nghiệp
Các “gã khổng lồ” xuất bản hợp tác với công ty trí tuệ nhân tạo
09:13' - 23/11/2024
Các “gã khổng lồ” xuất bản và các công ty trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh đang đẩy mạnh ký kết các thỏa thuận nhằm bảo vệ bản quyền và đáp ứng nhu cầu tăng nhanh của ngành công nghiệp AI.
-
Doanh nghiệp
"Ông lớn" ô tô Nhật Bản đẩy mạnh tái cơ cấu
16:00' - 22/11/2024
Nissan Motor sẽ cắt giảm hoặc chuyển đổi khoảng 1.000 việc làm tại Thái Lan do hãng xe Nhật Bản này đang thu hẹp quy mô sản xuất.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Trung Quốc đa dạng hóa chiến lược giảm rủi ro tiền tệ
12:43' - 22/11/2024
Các doanh nghiệp Trung Quốc đang tăng cường tích trữ USD, định giá hợp đồng bằng NDT và mở rộng các kênh nhập khẩu để giảm thiểu rủi ro tiền tệ.
-
Doanh nghiệp
BP đầu tư dự án khí đốt 7 tỷ USD tại Indonesia
12:39' - 22/11/2024
Tập đoàn dầu mỏ Anh BP ngày 21/11 đã công bố một dự án chung trị giá 7 tỷ USD nhằm khai thác gần 85 tỷ m3 khí đốt tại Tangguh, tỉnh Tây Papua của Indonesia.
-
Doanh nghiệp
"Gã khổng lồ" pin châu Âu Northvolt xin bảo hộ phá sản
10:30' - 22/11/2024
Ngành công nghiệp xe điện toàn cầu hứng chịu cú sốc lớn khi Northvolt, một trong những nhà sản xuất pin hàng đầu châu Âu, chính thức đệ đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 tại Mỹ.
-
Doanh nghiệp
Apple đề xuất tăng gấp 10 lần khoản đầu tư vào Indonesia
09:50' - 22/11/2024
Bộ Công nghiệp Indonesia ngày 21/11 cho biết tập đoàn công nghệ Apple (Mỹ) đã đề xuất kế hoạch đầu tư 100 triệu USD vào Indonesia để phát triển sản xuất linh kiện điện tử.