Điều gì đang xảy ra với nền kinh tế Argentina?
Nền kinh tế Argentina đang trải qua một giai đoạn biến động mạnh mẽ nhất kể từ khi Tổng thống Mauricio Macri lên nắm quyền cuối năm 2015 khi thị trường tài chính tiền tệ liên tục lao dốc, tỷ lệ lạm phát gia tăng và nguồn vốn đầu tư suy giảm bất chấp những nỗ lực nhằm ổn định tình hình của chính phủ.
Điều gì khiến cho lòng tin của các thị trường đối với Argentina thay đổi một cách chóng mặt và một tương lai hứa hẹn bỗng biến thành một sự rối loạn?
Chính phủ Argentina từng hy vọng giai đoạn hồi phục kinh tế bắt đầu từ năm ngoái sẽ được củng cố trong năm 2018 với những chính sách mở cửa của Tổng thống Macri sau hơn một thập kỷ theo đuổi chủ nghĩa bảo hộ. Năm 2017, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Argentina tăng 2,8% và xu hướng này tiếp tục trong quý I/2018 với mức tăng 3,6%. Tuy nhiên, tình hình biến động bất ngờ khiến mọi thứ đảo lộn kể từ cuối quý I khi chính phủ quyết định áp dụng mức thuế mới đối với trái phiếu của chính phủ. Ngoài ra, việc Mỹ tăng lãi suất cơ bản khiến cho nguồn vốn bị rút ồ ạt khỏi thị trường. Những yếu tố này là một phần nguyên nhân khiến cho thị trường tài chính tiền tệ Argentina liên tục lao dốc không phanh và dự báo tăng trưởng ở mức 3,5% trong năm 2018 đã tan thành mây khói. Khi lên nắm quyền năm 2015, ông Macri từng cam kết sẽ đem về cho đất nước những “cơn mưa đầu tư”, song dường như nguồn vốn này không đến được với những lĩnh vực sản xuất mà chỉ còn là những khoản đầu cơ tài chính.Tháng 4/2018 là thời điểm đầu tiên của những biến động kinh tế Argentina khi tăng trưởng giảm 0,9% sau 13 tháng tăng liên tiếp. Tiếp đó, GDP trong tháng Năm và tháng Sáu đã bước vào giai đoạn suy giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước ở mức tương ứng là 5,8% và 6,7%.
Trước việc tăng trưởng kinh tế của nền kinh tế quốc gia Nam Mỹ này giảm 0,6% trong nửa đầu năm 2018, giới phân tích dự báo mức suy giảm sẽ vào khoảng 1% vào cuối năm nay.
Trong năm 2018, Ngân hàng Trung ương Argentina (BCRA) đã buộc phải điều chỉnh mức lãi suất cơ bản tới 3 lần, trong đó lần đầu tiên xảy ra hồi tháng Tư khi tăng lên 40%. Trong đợt biến động mới đây của thị trường tiền tệ, BCRA đã tăng mức lãi suất này lên 45% và cách đây ít ngày đã phải điều chỉnh lên 60% nhằm ngăn chặn làn sóng thoái vốn.Mặc dù vậy, tỷ lệ lạm phát trong 7 tháng của năm nay vẫn vọt lên 19,6% và mục tiêu kiềm chế tỷ lệ lạm phát ở mức 15% cho cả năm 2018 đã bị phá sản. Thậm chí, giới quan sát còn lo ngại không biết liệu chính phủ có thể giữ được mức lạm phát khi kết thúc năm dưới 30% hay không.
Sự xuất hiện trở lại của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) với khoản hỗ trợ tài chính trị giá 50 tỷ USD với điều kiện chính phủ phải thực hiện những cải cách kinh tế và thực thi chính sách “thắt lưng buộc bụng” để giảm thâm hụt ngân sách, đã khuấy động bóng ma quá khứ khi cũng phải phụ thuộc vào những khoản vay của tổ chức tài chính này, Argentina bị rơi vào cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong lịch sử vào cuối năm 2001. Mặc dù vậy, theo nhận định của chuyên gia kinh tế Martin Vauthier, mặc dù tình hình thị trường hối đoái và lòng tin đang ở mức nguy cấp, song khó có thể lặp lại những gì đã xảy ra hồi năm 2001. Hệ thống tài chính Argentina hiện nay không bị đô la hóa và các khoản trái phiếu đáo hạn bằng đồng USD là rất thấp nên khó có thể xảy ra một vụ vỡ nợ lớn. Trong khi đó, tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody's cảnh báo việc BCRA tăng mức lãi suất cơ bản từ 45% lên 60% trước sự lao dốc của đồng peso có thể khiến cho giai đoạn suy thoái tiếp tục kéo dài. Theo Moody’s, biện pháp này là một tín hiệu rõ ràng cho thấy các đề xuất chính sách kinh tế được đưa ra cho đến nay vẫn chưa đủ để ngăn chặn những áp lực tài chính mà Argentina phải đối mặt. Để ổn định thị trường, ngày 29/8, Tổng thống Macri thông báo đã đạt được thỏa thuận với IMF về việc đẩy nhanh tiến độ giải ngân gói viện trợ cho Argentina được cam kết cho năm 2019 và 2020. Tuy nhiên, dường như thông tin này đã tạo ra một tác động ngược khi thị trường tiếp tục lao dốc mạnh hơn và đồng peso Argentina giảm gần 20% trong 2 ngày qua và đạt mốc kỷ lục 38,20 peso/USD.Theo một nghiên cứu của công ty tư vấn Capital Economics, đáng ra trước khi phát đi thông tin trên, chính phủ Argentina cần phải thông báo một kế hoạch tài chính tin cậy đáp ứng những mục tiêu mà IMF đưa ra. Chính phủ phải đảm bảo giảm thâm hụt ngân sách xuống còn 1,3% GDP trong dự toán ngân sách năm 2019 nhưng điều này cũng không hề dễ dàng khi phụ thuộc vào phe đối lập, chiếm đa số trong Quốc hội, để được thông qua.
>>> Lãi suất lên đến 60% vẫn không cứu được đồng peso Argentina rơi tự do
Tin liên quan
-
Tài chính
IMF đồng ý giải ngân nhanh gói viện trợ cho Argentina
09:42' - 30/08/2018
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã đồng ý đẩy nhanh tiến độ giải ngân gói viện trợ cho Argentina nhằm hỗ trợ chương trình "thắt lưng buộc bụng" của chính phủ nước này.
-
Ngân hàng
Ngân hàng Trung ương Argentina nâng lãi suất lên 45% sau khi đồng peso lao dốc
09:30' - 14/08/2018
Ủy ban chính sách tiền tệ (Copom) của Argentina đã quyết định nâng lãi suất lên 45%, đồng thời cam kết sẽ không giảm tỷ lệ đó xuống ít nhất cho đến tháng 10 tới.
-
Kinh tế và pháp luật
Vụ mua nhà máy in tiền Ciccone: Cựu Phó Tổng thống Argentina bị kết án hơn 5 năm tù
07:51' - 08/08/2018
Ngày 7/8, cựu Phó Tổng thống Argentina Amado Boudou đã bị kết án 5 năm 10 tháng tù giam vì tội nhận hối lộ trong thương vụ mua trái nguyên tắc nhà máy in tiền Ciccone.
-
Tài chính
Argentina tiếp tục bán 300 triệu USD để chặn đà lao dốc của đồng peso
08:21' - 30/06/2018
Ngân hàng Trung ương Argentina (BCA) tiếp tục phải can thiệp vào thị trường hối đoái với việc bán 300 triệu USD nhằm chặn đà mất giá mạnh của đồng nội tệ peso.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05'
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39'
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24'
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07'
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05'
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05'
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49'
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26' - 24/11/2024
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này