Doanh nghiệp chế biến gỗ tìm cách nào thu hút lao động?
Sáng 298/10, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ Thành phố Hồ Chí Minh, Hiệp hội Gỗ và Thủ công mỹ nghệ Đồng Nai, Hiệp hội Chế biến gỗ tỉnh Bình Dương, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định cùng Tổ chức Forest Trends tổ chức hội thảo “Doanh nghiệp ngành gỗ chuẩn bị phục hồi trong bối cảnh bình thường mới”.
Các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu gỗ cho biết, họ đã có các phương án để sớm phục hồi sản xuất trong bối cảnh đơn hàng đang rất dồi dào. Các chính sách về thu hút lao động trở lại làm việc, có thêm các nguồn tài chính, sự chủ động về nguyên, phụ liệu trong bối cảnh giá tăng cao cùng với các phương án tổ chức sản xuất trong bối cảnh bình thường mới... đều đã có các kế hoạch triển khai. Hiện một số doanh nghiệp đã quay trở lại sản xuất đạt từ 70-80% công suất.Ông Nguyễn Minh Nhật, Giám đốc Công ty TNHH ván ép cơ khí xây dựng Nhật Nam chia sẻ, trong phòng chống dịch vừa qua công ty xác định nhà máy tách biệt với xã hội và triển khai sớm hơn địa phương yêu cầu 1 tuần. Để duy trì được sản xuất thì phải duy trì chuỗi cung ứng, nguồn tài chính. Công ty đã lập danh sách khách hàng quan trọng là các nhà cung cấp. Công ty đã ưu tiên thanh toán nhanh để hỗ trợ các nhà cung cấp tập trung sản xuất, đặt mua trước nguyên liệu, phụ liệu đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất trong thời gian dài.Hiện doanh nghiệp có 60% lao động làm việc và đang khá khan hiếm nhân công. Bên cạnh tuyển dụng gấp công nhân, công ty cũng có chính sách hỗ trợ người lao động trở lại làm việc 1 triệu đồng/người. Công ty luôn ưu tiên với những lao động gắn bó với công ty, nhất là lao động làm việc trong thời gian “3 tại chỗ”.
Ông Nguyễn Minh Nhật cho hay, đầu tháng 11, doanh nghiệp sẽ chuyển sang sản xuất “3 xanh”. Để sớm phục hồi sản xuất công ty đã mua sắm thêm máy móc để tăng công suất, nâng chất lượng và giảm phụ thuộc nhân công lao động do thiếu hụt. Công ty cũng phân khu vực sản xuất theo từng nhóm để nếu có nhân công bị F0 sẽ dễ dập dịch. Ông Justin Wheatcroft, Giám đốc Công ty Square Roots cho biết, với có 85% lao động quay trở lại làm việc, 5% sẽ quay trở lại sau khi có đầy đủ chứng nhận, đều kiện sức khỏe để trở lại làm việc thì với 10% nghỉ việc, doanh nghiệp sẽ phải tuyển dụng thêm. Hiện Square Roots đã hoạt động được 75% công suất so với trước khi có dịch và doanh nghiệp đang cố gắng đạt được 100% trước Tết.Về vấn đề nguồn lao động, ông Điền Quang Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Chế biến gỗ tỉnh Bình Dương đánh giá, lao động ở các thị trường kinh tế sẽ thiếu. Doanh nghiệp trở lại hoạt động được bao nhiêu thì sẽ giữ lại được người lao động bấy nhiêu. Việc xử lý dịch bệnh ở các địa phương sẽ tác động tới việc người lao động quay trở lại làm việc. Trước tình hình chí phí nguyên, phụ liệu trong chế biến gỗ tăng cao, mỗi doanh nghiệp đã có những ứng phó riêng của mình. Công ty Square Roots cố gắng đẩy nhanh xây dựng chiến lược về giá để khách hàng hiểu hơn về nguyên nhân giá sản phẩm tăng. Còn với Công ty TNHH ván ép cơ khí xây dựng Nhật Nam xác định không thể tăng giá tăng ngay với khách hàng. Công ty đang cố gắng chia sẻ khó khăn để khách hàng hiểu và thanh toán nhanh sớm.Các doanh nghiệp ngành chế biến xuất khẩu gỗ đều cho biết, việc tăng giá sản phẩm là khó tránh khỏi và sản phẩm sẽ thiết lập mặt bằng giá mới. Các doanh nghiệp sẽ phải cùng trao đổi để xây dựng chính sách giá mới, đảm bảo hài hòa lợi ích cả hai bên.Qua kết quả khảo sát nhanh trong tháng 10 từ các doanh nghiệp, ông Tô Xuân Phúc, Tổ chức Forest Trends cho biết, các doanh nghiệp đã có kế hoạch phục hồi sản xuất với việc thay đổi chiến lược kinh doanh; kiểm soát dịch hiệu quả trong sản xuất; tăng hiệu quả, quy mô chế biến.Cụ thể là tinh giảm bộ máy, giảm chi phí cố định; đầu tư máy móc, giảm phụ thuộc vào lao động; tăng ca, tăng công suất; có chính sách tốt về hỗ trợ giữ chân, thu hút người lao động tốt; xây dựng nhà ở cho công nhân, chế độ lương, thưởng… Cùng với đó là áp dụng nghiêm ngặt quy định của cơ quan chức năng, tạo môi trường lao động an toàn; áp dụng các biện pháp y tế phù hợp.
Các doanh nghiệp cũng kiến nghị ngành y tế cần thống nhất từ Trung ương tới địa phương thực hiện nhất quán quy trình hướng dẫn phù hợp, bao gồm cả việc xử lý nếu có F0. Chính quyền địa phương hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với nguồn lao động như sàn giao dịch lao động. Đồng thời, cùng doanh nghiệp hỗ trợ công nhân; thống nhất quy trình lưu thông hàng hóa, không đứt gãy trong khâu vận chuyển.
Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh, đến nay về cơ bản đã kiểm soát được dịch bệnh. Thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP, Thứ trưởng hy vọng các địa phương, doanh nghiệp sẽ chủ động xây dựng kịch bản, kế hoạch phòng chống dịch cũng như phục hồi sản xuất hiệu quả để đảm bảo thực hiện mục tiêu kép, vừa khống chế dịch bệnh vừa thúc đẩy sản xuất, phát triển kinh tế-xã hội.Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục đồng hành cùng các doanh nghiệp, hiệp hội vượt qua những khó khăn, thách thức, chung tay xây dựng và phát triển ngành chế biến, xuất khẩu gỗ và lâm sản bền vững, có uy tín, thương hiệu trên thị trường quốc tế./.Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Ngành gỗ nắm bắt cơ hội sau đại dịch để hoàn thành mục tiêu xuất khẩu 14,5 tỷ USD
10:26' - 15/10/2021
Dù gặp đại dịch COVID-19 song các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu đồ gỗ, nội thất Việt Nam đang phục hồi chuỗi cung ứng, tận dụng hiệu quả cơ hội để hoàn thành mục tiêu xuất khẩu cả năm 14,5 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam – Hoa Kỳ ký Thỏa thuận về kiểm soát khai thác và thương mại gỗ bất hợp pháp
12:18' - 02/10/2021
Thỏa thuận giữa Việt Nam và Hoa Kỳ về kiểm soát khai thác và thương mại gỗ thể hiện trách nhiệm của Việt Nam trong xây dựng, ban hành và thực thi các quy định pháp luật bảo đảm nguồn gốc gỗ hợp pháp.
-
Kinh tế và pháp luật
Phát hiện 5,45m3 gỗ bất hợp pháp tại nhà nhân viên Ban Quản lý rừng phòng hộ
22:21' - 29/09/2021
Hạt Kiểm lâm huyện Sơn Hòa (Phú Yên) đã phối hợp với Công an tỉnh phát hiện và tạm giữ 5,45m3 gỗ bất hợp pháp cất giấu tại nhà riêng một nhân viên Ban Quản lý rừng phòng hộ Sơn Hòa.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
20:42' - 25/11/2024
Chiều tối 25/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”
20:41' - 25/11/2024
Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai
20:27' - 25/11/2024
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 128/QĐ-TCT ngày 25/11/2024 về phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Ericsson
19:46' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Borje Ekholm, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn Ericsson (Thụy Điển) đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Bulgari Rumen Radev
19:40' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo hành lang pháp lý mạnh mẽ cho hoạt động quảng cáo trên mạng internet
19:18' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
17:52' - 25/11/2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25/11/2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam
17:41' - 25/11/2024
Dưới bàn tay khéo léo của các nghệ nhân tại các làng nghề trong cả nước đã sáng tạo nên nhiều sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công truyền thống, góp phần quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Điều chỉnh quy định chữa bệnh thông tuyến trong khám bảo hiểm y tế
17:24' - 25/11/2024
Chính phủ đang trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế nhằm bảo đảm đồng bộ với Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023.