Doanh nghiệp dệt may đối diện sức ép cạnh tranh đơn hàng
Tại buổi họp báo “Đánh gía tình hình ngành dệt may 6 tháng đầu năm; những khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp và các giải pháp tháo gỡ” ngày 21/7 tổ chức ở Hà Nội, ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) cho biết, hiện các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang gặp khó khăn do phải đối mặt với sức ép cạnh tranh về đơn hàng, sức tiêu thụ tại các thị trường giảm.
Theo Vitas, tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may trong 6 tháng đầu năm nay chủ yếu do sự đóng góp của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), trong khi các doanh nghiệp dệt may nội địa đang gặp khó khăn trong tìm kiếm đơn hàng mới, đặc biệt là các đơn hàng sơ mi, quần, áo jacket.
Việc thiếu đơn hàng trước mắt các doanh nghiệp vẫn có thể khắc phục được, nhưng từ tháng 8/2016 trở đi sẽ “đuối”, đặc biệt là nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ có nguy cơ phải đóng cửa do mất khả năng cạnh tranh và điều kiện sản xuất khó khăn.
Nếu tình trạng này kéo dài, nhiều khả năng xuất khẩu toàn ngành năm nay có khả năng chỉ đạt 29 tỷ USD, giảm 2 tỷ USD so với kế hoạch đề ra.
Ông Trương Văn Cẩm cho biết, một trong những nguyên nhân khiến doanh nghiệp dệt may khó khăn là chính sách ổn định tỷ giá của Việt Nam so với đồng USD, trong khi nhiều nước cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam như Ấn Độ, Bangladesh, các nước ASEAN, Trung Quốc đã giảm giá đồng tiền của họ gấp nhiều lần biên độ giảm giá của đồng Việt Nam.
Việc này đã làm hàng hóa Việt Nam giảm khả năng cạnh tranh và có giá cao hơn 10% so với các nước khác. Hơn nữa lãi suất cho vay ngân hàng đang ở mức cao từ 8 - 10%/năm đã làm tăng chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp trong nước.
Đặc biệt, tiền lương tối thiểu liên tục tăng, chỉ tính từ giai đoạn 2008 - 2016 mức lương tối thiểu vùng đối với doanh nghiệp trong nước đã tăng bình quân 26,4%/năm, đối với doanh nghiệp FDI tăng 18,1%/năm, trong khi chỉ số giá tiêu dùng trong giai đoạn này tăng bình quân 10,7%, năng suất lao động tăng 3,9%, đã làm tăng chi phí đầu vào của doanh nghiệp.Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, việc tăng lương tối thiếu sẽ đi đôi với tăng đóng các khoản bảo hiểm, phí công đoàn và ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp và số đông người lao động.
Để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, Vitas đã kiến nghị Nhà nước không tăng lương tối thiểu vào năm 2017 và chỉ nên tăng 2 – 3 năm 1 lần để tạo điều kiện cho doanh nghiệp ổn định sản xuất, đủ sức cạnh tranh để phát triển. Đồng thời, không dùng lương tối thiểu làm căn cứ xây dựng mức lương khởi điểm (bậc 1) trong hệ thống thang, bảng lương.
Vì như vậy, nền đóng các khoản bảo hiểm và kinh phí công đoàn sẽ tăng theo. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt về đơn hàng, giá bán không tăng, việc tăng lương tối thiểu buộc doanh nghiệp phải giảm các khoản lương mềm, phúc lợi, trợ cấp khác để bù vào các khoản trích nộp tăng.
Do đó phần đông người lao động không những không được tăng lương mà còn phải giảm thu nhập do bản thân họ cũng phải đóng bảo hiểm tăng thêm, do giá tiêu dùng tăng và do doanh nghiệp khó khăn ngừng kế hoạch tăng lương thường xuyên cho người lao động. Bên cạnh đó, đề nghị Nhà nước điều chỉnh tỷ giá linh hoạt theo thị trường thế giới .Theo Vitas, trong 6 tháng đầu năm nay, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đạt 12,6 tỷ USD, tăng 4,72% so với cùng kỳ năm 2015 và bằng 41% kế hoạch xuất khẩu của cả năm./.Tin liên quan
-
DN cần biết
Đưa công nghệ Đức gần hơn với ngành dệt may Việt Nam
18:49' - 05/07/2016
Ngày 5/7, tại Hà Nội Hiệp hội Dệt May Việt Nam phối hợp với Hiệp hội máy móc Dệt may Đức VDMA tổ chức “Diễn đàn Công nghệ Đức gặp gỡ ngành dệt may Việt Nam”.
-
Chuyển động DN
Brexit sẽ tác động trực tiếp tới ngành dệt may Việt Nam từ quý 4/2016
09:59' - 28/06/2016
Theo các chuyên gia phân tích, việc Vương quốc Anh rời EU (Brexit) sẽ tác động trực tiếp tới ngành dệt may của Việt Nam, có thể là từ quý 4/2016.
-
Kinh tế Việt Nam
Dệt may Việt Nam thu hút vốn đầu tư Ấn Độ
16:14' - 03/06/2016
Gói hỗ trợ 100 triệu USD của New Delhi cho các công ty Ấn Độ đầu tư vào các nước CLMV sẽ được triển khai, với trọng tâm là đầu tư vào lĩnh vực dệt may tại Việt Nam.
-
Doanh nghiệp
Chọn đường dễ để đi, Dệt May Việt Nam dưới đáy chuỗi cung ứng toàn cầu
12:52' - 03/05/2016
Được coi là có nhiều lợi thế khi gia nhập Hiệp định TPP nhưng ngành dệt may Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn về chuỗi cung ứng toàn cầu để đáp ứng nhu cầu hội nhập.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành dệt may Việt Nam tự làm yếu vì thiếu liên kết
19:41' - 30/03/2016
Do ít phối hợp giữa doanh nghiệp sản xuất phụ trợ và doanh nghiệp xuất khẩu trong chuỗi sản xuất nên ngành dệt may mặc dù được đánh giá cao nhưng giá trị gia tăng lại nằm dưới đáy của chuỗi cung ứng.
Tin cùng chuyên mục
-
Chuyển động DN
Điện lực Quảng Bình diễn tập phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
10:13' - 24/05/2025
Công ty Điện lực Quảng Bình (PC Quảng Bình) đã tổ chức diễn tập Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2025 tại xã Quảng Trung, thị xã Ba Đồn.
-
Chuyển động DN
Báo The Telegraph của Anh "về tay" tập đoàn đầu tư Mỹ
19:26' - 23/05/2025
The Telegraph - tờ báo lâu đời của Anh sắp được chuyển giao quyền sở hữu cho tập đoàn đầu tư Mỹ RedBird Capital Partners theo một thỏa thuận trị giá 500 triệu bảng Anh (tương đương 670 triệu USD).
-
Chuyển động DN
Đẩy nhanh tiến độ cụm dự án giải tỏa công suất Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4
10:43' - 23/05/2025
Đây là các dự án trọng điểm, có vai trò quan trọng trong việc giải tỏa công suất NMĐ Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4, tăng cường liên kết lưới, truyền tải công suất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
-
Chuyển động DN
Số phận thương vụ Nippon Steel mua US Steel sắp được định đoạt
18:10' - 22/05/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump có thời hạn đến đầu tháng 6 để đưa ra quyết định về đề xuất mua lại U.S. Steel của tập đoàn thép Nippon Steel.
-
Chuyển động DN
Phú Thọ hoàn thành giải phóng mặt bằng dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên
18:03' - 22/05/2025
Theo Sở Công Thương Phú Thọ, việc giải phóng mặt bằng cho dự án đang được tích cực triển khai, tuy nhiên gặp một số khó khăn như các huyện chưa phê duyệt giá đất cụ thể.
-
Chuyển động DN
EVN thúc đẩy hợp tác với các nước về phát triển năng lượng
15:05' - 22/05/2025
Tập đoàn GCL khẳng định Việt Nam là thị trường chiến lược và mong muốn tham gia phát triển các dự án năng lượng sạch, đồng thời bày tỏ kỳ vọng nhận được sự hỗ trợ từ EVN.
-
Chuyển động DN
Bảo vệ thi công Dự án Đường dây 110kV Bá Thiện - Khai Quang
14:52' - 22/05/2025
Việc tổ chức bảo vệ thi công nhằm thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về quản lý đất đai, xây dựng và các quy định liên quan đến thi công, bảo vệ công trình nhà nước.
-
Chuyển động DN
Số hoá dịch vụ điện năng để nâng cao năng suất lao động
15:42' - 21/05/2025
Điện lực Lý Nhân xác định số hoá dịch vụ điện năng là nhiệm vụ mang tính cấp thiết, vừa cải thiện chất lượng phục vụ, tăng tính trải nghiệm lẫn quyền lợi cho khách hàng.
-
Chuyển động DN
Dự án sữa TH tại Nga: Từ ly sữa thắm tình hữu nghị đến biểu tượng ngoại giao nhân dân
15:40' - 21/05/2025
Dự án sữa TH tại Kaluga và các vùng khác của Liên bang Nga đã mang tới nhiều tác động tích cực cho kinh tế - xã hội và cuộc sống của người dân địa phương.