Doanh nghiệp “giong buồm ra khơi” sau khủng hoảng: Đâu là bến đỗ?
Trong những năm gần đây, việc quan hệ Mỹ-Trung xuống cấp nghiêm trọng cùng xu hướng tái cấu trúc chuỗi cung ứng quốc tế đã làm thay đổi cục diện địa chính trị và kinh tế toàn cầu. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp Trung Quốc đã nhanh chóng “cập bến” Đông Nam Á để tìm kiếm cơ hội kinh doanh trong khủng hoảng.
Trong khi nhiều công ty vẫn chưa kịp lấy lại tinh thần, một số “ông lớn” trong cộng đồng doanh nghiệp Trung Quốc đã “giong buồm” xuôi về phía Nam. Cụ thể, trong năm 2020, lần lượt Alibaba, ByteDance, Tencent đã tuyên bố đặt trụ sở khu vực ở Singapore.
Tháng 9/2020, tập đoàn công nghệ Huawei đầu tư xây dựng trung tâm sáng tạo 5G ở Thái Lan. Đến tháng 4/2021, Tencent Cloud tuyên bố chính thức khai trương trung tâm dữ liệu điện toán đám mây đầu tiên ở Indonesia. Tháng 2/2021, SF Express tuyên bố mua lại hơn 50% cổ phần của Kerry Logistics Network, với trọng điểm tập trung vào thị trường Đông Nam Á.
Đông Nam Á: “Miền đất hứa” cho hợp tác kinh tế-thương mại
Không giống với các dự án xây dựng hạ tầng truyền thống do doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn chủ trì, trong những năm gần đây, thuộc tính kinh doanh của các doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc “hướng Nam” đã gần gũi hơn với đời sống của người dân, tập trung vào việc cung cấp các dịch vụ nền tảng video ngắn và trò chơi như TikTok hay PUBG Mobile của Tencent, cũng như các nền tảng mua sắm trực tuyến được người tiêu dùng thường xuyên sử dụng. Nhờ sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghệ thông tin trong nước, những doanh nghiệp công nghệ này của Trung Quốc có lợi thế cạnh tranh tương đối mạnh ở Đông Nam Á.
Doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc phối hợp với nhau đã hình thành bức tranh nổi bật về sự tăng trưởng ngược dòng của đầu tư Trung Quốc đối với ASEAN trong năm 2020.
Theo số liệu của Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), đầu tư trực tiếp nước ngoài toàn cầu giảm mạnh 42% trong năm 2020. Trong bối cảnh như vậy, vốn đầu tư nước ngoài mà các nước ASEAN thu hút được cũng giảm 31% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, số liệu của Bộ Thương mại Trung Quốc cho thấy đầu tư trực tiếp của nước này vào ngành công nghiệp an ninh ASEAN đạt 14,36 tỷ USD trong năm 2020, tăng 52,1% so với cùng kỳ, trong đó ba điểm đến đầu tư hàng đầu là Singapore, Indonesia, Việt Nam.
Tổng dân số 10 nước ASEAN khoảng 660 triệu người, với tầng lớp trung lưu không ngừng mở rộng. Đây được coi là một thị trường lớn khác của khu vực ngoài Trung Quốc và Ấn Độ. Theo Chủ tịch Hội đồng Thương mại Trung Quốc-ASEAN Hứa Ninh Ninh, đầu tư của Trung Quốc đối với ASEAN có thể chia thành 5 loại: Xây dựng cơ sở hạ tầng thuộc sáng kiến “Vành đai và Con đường” (BRI), sản xuất lắp ráp, dự án công trình, bất động sản, thương mại điện tử và kinh tế số.
Theo phân tích của chuyên gia Hứa Ninh Ninh, thị trường đa dạng và trình độ phát triển kinh tế xã hội khác nhau của các nước Đông Nam Á đã mở ra rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Trung Quốc, tính bổ trợ về tài nguyên và sản xuất công nghiệp của hai bên mạnh, cộng thêm các nhân tố tự nhiên như Đông Nam Á và Trung Quốc gần gũi về mặt địa lý… đều mang lại không gian rộng lớn cho hợp tác kinh tế-thương mại của hai bên trong thời hậu dịch bệnh.
Singapore: Cầu nối quốc tế của doanh nghiệp Trung Quốc
Singapore luôn đóng vai trò quan trọng trong quá trình thâm nhập Đông Nam Á của doanh nghiệp Trung Quốc. Trong những năm gần đây, vai trò của nước này cũng dần chuyển từ trung tâm thương mại sang trụ sở chính khu vực và trung tâm tài chính hiện nay.
Theo trợ lý Cục trưởng Cục phát triển kinh tế Singapore Lý Quốc Cường, những doanh nghiệp đến Singapore trong thời gian gần đây chủ yếu là doanh nghiệp công nghệ. Điều này cũng phản ánh xu thế tăng trưởng nhanh của các công ty công nghệ và kỹ thuật số trong những năm qua, đặc biệt là trong thời kỳ đại dịch COVID-19 bùng phát.
Giám đốc tiếp thị của công ty công nghệ tài chính IceKredit (Trung Quốc) Chu Dương cho rằng Singapore là quốc gia ASEAN phát triển nhất, với hệ thống chính trị và tài chính ổn định, chính sách cũng rất minh bạch, do đó thông qua Singapore để lan tỏa đến các nước khác trong khu vực là biện pháp hợp lý.
Đồng quan điểm này, Trưởng bộ phận nghiên cứu khu vực Trung Quốc của Ngân hàng OCBC Tạ Đống Minh cho rằng sự hòa hợp giữa Trung Quốc và phương Tây, trong đó “Trung Quốc tín nhiệm, phương Tây cũng tín nhiệm” là ưu thế lớn nhất của Singapore. Theo một báo cáo của BBC vào năm ngoái, trong bối cảnh Mỹ và Trung Quốc đối đầu, việc đặt văn phòng khu vực ở Singapore là một “trọng điểm chiến lược” của doanh nghiệp Trung Quốc.
Mặc dù vậy, việc các doanh nghiệp Trung Quốc “giong buồm ra khơi” hướng về Đông Nam Á không hoàn toàn thuận lợi, một trong những rào cản trong đó là vấn đề khác biệt về văn hóa và ngôn ngữ đã dẫn đến mâu thuẫn giữa nhà đầu tư đến từ bên ngoài và địa phương.
Theo chuyên gia cao cấp thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á Yusof Ishak của Singapore Đàm Tiểu Yến, hiện nay chưa có số liệu rõ ràng có thể đánh giá tình hình tổng thể doanh nghiệp Trung Quốc tại Đông Nam Á.
Tuy nhiên, xét từ lĩnh vực cụ thể, những doanh nghiệp Trung Quốc đã mua bất động sản ở các nước Đông Nam Á như Malaysia và xem đó là “ngôi nhà thứ hai” đã buộc phải bán đi do không thể ra nước ngoài vì dịch bệnh, cộng thêm quy định Trung Quốc hạn chế đầu tư vào bất động sản và nhà hàng khách sạn ở nước ngoài trong những năm gần đây đã gây ảnh hưởng nhất định đối với các nhà kinh doanh phát triển bất động sản./.Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
NBS: Đà phục hồi kinh tế Trung Quốc thêm nhiều áp lực
14:14' - 17/05/2021
Theo Cơ quan Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) ,kinh tế Trung Quốc vẫn cải thiện trong tháng Tư, nhưng cũng phát sinh nhiều vấn đề mới.
-
Tài chính
Quan ngại về chính sách, số nhà đầu tư mới tại Trung Quốc tăng chậm
09:00' - 17/05/2021
Số nhà đầu tư mới trong tháng 4/2021 tại Trung Quốc đã tăng với tốc độ chậm nhất trong 13 tháng, do những quan ngại về các chính sách bị siết chặt và thị trường chứng khoán thiếu động lực tăng trưởng.
-
Kinh tế Thế giới
Singapore và Indonesia đón đầu sự phục hồi của Trung Quốc
05:30' - 30/04/2021
Số liệu thống kê chính thức mới nhất cho thấy xuất khẩu của các nước Đông Nam Á đang tăng trưởng nhờ sự phục hồi mạnh mẽ của Trung Quốc sau đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
Singapore - miền đất hứa cho các "ông lớn" công nghệ Trung Quốc
05:30' - 17/04/2021
Các công ty công nghệ của Trung Quốc đang chuyển trọng tâm sang các thị trường đang bùng nổ ở Đông Nam Á, khi giới chức nước này đang thắt chặt quy định đối với lĩnh vực công nghệ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Châu Á - ASEAN: Mảnh ghép chiến lược trong định hướng hợp tác mới của Mercosur
12:27' - 05/07/2025
ASEAN, với vị thế là một trong những trung tâm sản xuất, tiêu thụ và đổi mới công nghệ của thế giới, đang nổi lên như một đối tác tiềm năng trong chiến lược mở rộng hợp tác của Mercosur.
-
Kinh tế Thế giới
Nhiều quốc gia dỡ bỏ hạn chế nhập khẩu thịt gà Brazil
09:30' - 05/07/2025
Brazil thông báo 7 quốc gia đã chính thức dỡ bỏ các hạn chế nhập khẩu thịt gà từ Brazil.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
07:48' - 05/07/2025
Dự cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện trị giá 4.500 tỷ USD là gói chính sách trong nhiệm kỳ thứ hai mang tính biểu tượng của Tổng thống Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan chưa đạt được thỏa thuận về thuế quan với Mỹ
07:38' - 05/07/2025
Thái Lan vẫn chưa hoàn tất đàm phán với Mỹ về thuế đối ứng, song đã có được “những hiểu biết giá trị” để định hướng việc soạn thảo một đề xuất sửa đổi.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ đề xuất áp thuế đối ứng đối với thuế ô tô của Mỹ tại WTO
07:34' - 05/07/2025
Ấn Độ đã đệ trình lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đề xuất áp thuế đối ứng đối với các thuế quan mà Mỹ áp dụng đối với ô tô và một số linh kiện ô tô.
-
Kinh tế Thế giới
Hàng không châu Âu rối loạn do hoạt động đình công
16:47' - 04/07/2025
Các cuộc đình công tại châu Âu đang gây rối loạn hoạt động hàng không tại khu vực này khiến nhiều chuyến bay bị hoãn hoặc hủy vào đúng mùa cao điểm du lịch.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Trung Quốc khẳng định giải pháp đối thoại và hợp tác
16:46' - 04/07/2025
Ngày 4/7, Bộ Thương mại Trung Quốc khẳng định đối thoại và hợp tác là con đường đúng đắn trong thảo luận thuế quan với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt mới nhắm vào hoạt động buôn bán dầu mỏ của Iran
10:27' - 04/07/2025
Bộ Tài chính Mỹ thông báo áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với một mạng lưới bị cáo buộc liên quan đến hoạt động mua bán dầu của Iran.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ thông báo mức thuế quan cho các nước
09:23' - 04/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Washington sẽ bắt đầu gửi thư cho các nước vào ngày 4/7 nêu rõ mức thuế mà họ sẽ phải đối mặt khi xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Mỹ.