Doanh nghiệp ưu tiên điều gì trong thời kỳ bình thường mới?
Theo tin từ Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report), kết quả khảo sát của Vietnam Report về chiến lược ưu tiên trong thời kỳ bình thường tiếp theo của các doanh nghiệp hiện nay cho thấy, 76,3% doanh nghiệp quyết định tăng cường sử dụng công nghệ mới, đầu tư vào đổi mới sáng tạo và R&D;
71,1% doanh nghiệp lựa chọn bảo vệ hoạt động kinh doanh cốt lõi; 65,8% doanh nghiệp sẽ mở rộng sang các thị trường hoặc phân khúc mới; 64,5% doanh nghiệp thực hiện cải thiện năng lực kỹ thuật số của doanh nghiệp và 50% doanh nghiệp quan tâm tới việc nâng cao trách nhiệm xã hội.
Nhìn chung, trong thời gian tới, các doanh nghiệp VNR500 vẫn sẽ tập trung chú trọng tới ứng dụng công nghệ số một cách toàn diện, kiên định bảo vệ hoạt động kinh doanh cốt lõi và từng bước mở rộng phạm vi kinh doanh tới các thị trường tiềm năng. Ông Vũ Đăng Vinh, Tổng Giám đốc Vietnam Report cho biết, có 56% doanh nghiệp lạc quan về tình hình sản xuất kinh doanh trong quý IV/202; trong đó, gần 40% doanh nghiệp đánh giá tình hình kinh doanh sẽ dần đi vào ổn định và diễn biến thị trường sẽ tốt hơn. Đối với từng nhóm ngành chính trong nền kinh tế, cũng cho thấy một tỷ lệ nhất định doanh nghiệp lạc quan về cơ hội trong thời kỳ bình thường tiếp theo.Khoảng 10% doanh nghiệp ngành bán lẻ nhận định thị trường sẽ nhanh chóng hồi phục và kết quả kinh doanh sẽ khởi sắc; hơn 20% doanh nghiệp ngành thực phẩm đồ uống cho rằng đã chuẩn bị cho sự hồi phục trở lại của thị trường; 58% doanh nghiệp ngành ngân hàng tài chính vẫn đảm bảo hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và tin tưởng vào khả năng phục hồi kinh tế cuối năm.
Trong bối cảnh nền kinh tế đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức khi dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp với những biến chủng virus mới có nhiều nguy cơ tác động tiêu cực tới nền kinh tế Việt Nam nói chung và cộng đồng doanh nghiệp nói riêng, Vietnam Report nhận định sẽ có một số cơ hội trong những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022. Theo đó, tỷ lệ tiêm vaccine trong cộng đồng tăng lên nhanh chóng khi mà tính đến đầu tháng 11/2021 đã có trên 83% người từ 18 trở lên đã được tiêm ngừa ít nhất 1 liều vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam.Các khu vực là trung tâm sản xuất vùng đều có tỷ lệ che phủ vaccine ở mức cao, trên 95% dân số trưởng thành. Như vậy, tốc độ tiêm chủng và độ che phủ vaccine tăng lên nhanh chóng cho thấy các cơ hội lớn cho việc tái khởi động lại hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong quý quan trọng nhất của năm.
Tình hình thị trường quốc tế có nhiều chuyển biến tích cực do ngày càng nhiều quốc gia chuyển sang giai đoạn “bình thường mới” và hướng đến “sống chung với dịch”. Trong bối cảnh một số quốc gia lân cận theo đuổi chiến lược “Zero COVID”, nền kinh tế Việt Nam đang dần chuyển hướng sang tiếp cận chiến lược “sống chung với dịch”.Do đặc thù của nền kinh tế, nếu tiếp tục chiến lược “Zero COVID”, chậm mở cửa, cơ hội đầu tư sẽ không quay lại Việt Nam và có nguy cơ tụt hậu trong quá trình phục hồi kinh tế. Thêm vào đó, các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, như Bắc Mỹ, EU và Đông Á cũng đang có sự hồi phục tốt về nhu cầu tiêu dùng.
Đây là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam có thể vượt qua được giai đoạn khó khăn này khi mà thị trường quốc tế đang vào giai đoạn cuối năm với sức tiêu thụ tăng mạnh phục vụ các kỳ nghỉ dài vào cuối năm 2021.
Các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ đã được thực hiện và chuẩn bị được thực hiện. Cụ thể là các chính sách giãn, giảm thuế cho doanh nghiệp và các gói hỗ trợ cho dân cư tại các thành phố lớn. Các doanh nghiệp được gia hạn, miễn giảm tiền thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền thuê đất đã cho thấy sự chung tay giúp sức của cả cộng đồng trong việc thúc đẩy các doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh. Nhìn chung, các chính sách này đã giúp giảm áp lực thanh toán của các doanh nghiệp trong điều kiện lực cầu của thị trường đang còn khá yếu như hiện nay. Đây cũng là kỳ vọng lớn nhất của 82,9% doanh nghiệp trả lời khảo sát mong muốn Chính phủ tiếp tục thực hiện để hỗ trợ doanh nghiệp trong thời gian tới.Đó là nguồn tài chính giúp doanh nghiệp có thể quay vòng vốn, cũng như thanh toán một phần công nợ, giúp doanh nghiệp có thêm nguồn lực tái cơ cấu hoạt động sản xuất kinh doanh để đạt hiệu quả tốt hơn. Các địa phương có những chính sách hỗ trợ người dân về nguồn chi phí sinh hoạt cũng giúp hồi phục phần nào lực cầu của thị trường.
Trong khảo sát doanh nghiệp VNR500 của Vietnam Report, bên cạnh việc ủng hộ Chính phủ ưu tiên đẩy mạnh tốc độ và mở rộng quy mô tiêm chủng vaccine COVID-19; chuẩn bị sẵn các kịch bản ứng phó nếu dịch tái bùng phát; các doanh nghiệp còn mong muốn Chính phủ thực hiện các gói hỗ trợ lãi suất để giảm chi phí vay nợ;Kiểm soát lạm phát và ổn định vĩ mô ; tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính. Đây là những vấn đề chính sách cốt yếu đề xuất với Chính phủ để hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp trong thời kỳ bình thường tiếp theo.
Các gói kích thích đầu tư công cũng như giảm lãi suất đang được triển khai hoặc dự kiến được triển khai trong thời gian tới đã hỗ trợ tích cực cho việc giúp hồi phục lại lực cầu của nền kinh tế. Nhiều dự án hạ tầng kinh tế - xã hội được triển khai và tăng tốc đã giúp kích hoạt các hoạt động kinh tế - xã hội tại nhiều địa phương.Với vai trò quan trọng của việc tăng mạnh chi tiêu công như “vốn mồi”, các hoạt động kinh tế xã hội được kỳ vọng sẽ hồi phục nhanh hơn trong thời gian tới. Các gói kích thích kinh tế lớn đang được bàn thảo cũng sẽ mở ra những cơ hội lớn cho cộng đồng doanh nghiệp trong năm 2022.
Việc mở cửa hoàn toàn nền kinh tế đang được đưa ra thảo luận và có thể triển khai trong thời gian tới sẽ là “cú hích” lớn cho việc phục hồi các ngành dịch vụ như du lịch, hàng không cũng như hoạt động dịch vụ tại nhiều địa phương. Việc mở cửa đối với khách du lịch sẽ là cú hích giúp thị trường trong nước có thêm nguồn lực để chính thức bước vào giai đoạn tái thiết, phục hồi và phát triển. Song song với những cơ hội ấy, cũng đặt ra nhiều thách thức khi đại dịch COVID-19 vẫn diễn biến rất phức tạp và khó lường. Theo ông Vinh, các biến thể mới của virus vẫn đang đe dọa nghiêm trọng thành quả chống dịch của nhân loại trong gần 2 năm qua.Tình trạng thiếu hụt vaccine ngừa COVID-19 cũng như thời gian hiệu lực của vaccine trong sử dụng cũng đang là thách thức cho nhiều quốc gia trong việc hướng đến một giai đoạn “bình thường mới”.
Bên cạnh năng lực sản xuất bị giảm, nhiều doanh nghiệp phải đối mặt với tình trạng đơn hàng bị huỷ do nhu cầu của khách hàng giảm mạnh. Việc tăng giá các mặt hàng như xăng, dầu, gas, than… sẽ đẩy giá thành lên cao, chi phí sản xuất cũng tăng lên, khiến giá hàng tiêu dùng trong nước tăng cao, ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa ra thị trường quốc tế. Trả lời khảo sát của Vietnam Report, các doanh nghiệp VNR500 cho biết có 3 tác động và thách thức đáng kể nhất ảnh hưởng tới tăng trưởng của doanh nghiệp trong 11 tháng năm nay, đó là khó khăn do thị trường trong và ngoài nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng, khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng mới và khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu đầu vào. Chỉ xét riêng các tác động tiêu cực trong đợt bùng phát dịch lần thứ tư vừa qua, theo kết quả khảo sát được Vietnam Report tiến hành trong tháng 11/2021 cho thấy, 92% doanh nghiệp bị gián đoạn quy trình làm việc do nhân sự tuân thủ giãn cách xã hội;89,2% doanh nghiệp có chi phí sản xuất tăng vọt do phương án 3 tại chỗ, cước vận chuyển, bị phạt vì vi phạm hợp đồng,…; 81,9% doanh nghiệp bị giảm sản lượng do gián đoạn sản xuất; 77,8% doanh nghiệp gặp ách tắc trong hoạt động mua nguyên vật liệu đầu vào.
Tình trạng lạm phát gia tăng trên toàn thế giới trong bối cảnh giá cả năng lượng, nhiên liệu, vận tải trên toàn cầu được dự báo tiếp tục tăng. Hoạt động xuất nhập khẩu nguyên vật liệu vẫn bị tác động tiêu cực do tình trạng ách tắc trong vận tải quốc tế và phí vận tải tăng cao.Mặc dù quá trình mở cửa kinh tế đang được thúc đẩy nhưng bối cảnh hiện nay đang làm dấy lên lo ngại về sự kết hợp giữa tăng trưởng giảm sút nhưng mặt bằng lạm phát lại tăng cao. Đây là vấn đề có nguy cơ ảnh hưởng tới nỗ lực kích thích nền kinh tế của các ngân hàng trung ương để thoát khỏi khủng hoảng trong thời gian tới.
Cùng với đó là tình trạng thiếu hụt lao động tiếp tục lan rộng đang ảnh hưởng tiêu cực khi các doanh nghiệp tái sản xuất, kinh doanh trở lại. Sau thời gian dài bị gián đoạn sản xuất kinh doanh thì thiếu hụt lao động và chi phí lao động tăng cao tiếp tục là các ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch COVID-19.Các chi phí y tế phát sinh từ việc phòng chống dịch bệnh cho đội ngũ công nhân cũng đe dọa hoạt động của doanh nghiệp vì chi phí tăng làm giá thành sản xuất bị “đội lên” và giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.../.
Tin liên quan
-
Ngân hàng
Doanh nghiệp mong sớm có hỗ trợ lãi suất trực tiếp để hồi phục sản xuất
19:37' - 05/12/2021
Trước khó khăn chồng chất bởi dịch COVID-19, đặc biệt là dòng tiền cạn kiệt, cộng đồng doanh nghiệp tha thiết mong muốn Chính phủ sớm có hỗ trợ lãi suất trực tiếp (4%/năm) và nới điều kiện vay.
-
Phân tích doanh nghiệp
Lợi nhuận giảm tốc, doanh nghiệp bao bì giấy kỳ vọng điều gì?
18:25' - 05/12/2021
Doanh nghiệp bao bì giấy kỳ vọng giá bán trung bình và biên lợi nhuận gộp sẽ tăng mạnh trong thời gian tới khi nhu cầu giấy bao bì đi lên, bù đắp cho đà tăng của giá đầu vào là thùng carton cũ.
-
Doanh nghiệp
Vinh danh 10 doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa kinh doanh Việt Nam
18:05' - 05/12/2021
Ban tổ chức Diễn đàn “Văn hóa với doanh nghiệp“ năm 2021 đã vinh danh 10 doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa kinh doanh Việt Nam.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ổn định mặt bằng lãi suất, tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp
17:45' - 05/12/2021
Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng khẳng định, Việt Nam đã điều chỉnh linh hoạt cả thu và chi ngân sách Nhà nước để có nguồn hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người dân của Chính phủ tuần qua
09:02' - 05/12/2021
Kiểm soát ca nhiễm mới, chủ động phương án, chính sách kinh tế - xã hội phù hợp… là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 29/11-4/12/2021.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Kết nối chuyên gia, doanh nghiệp đầu tư cho cộng đồng startup
15:54' - 24/05/2025
Sự kiện “Khởi nghiệp và Đầu tư” nhằm kết nối chuyên gia, doanh nghiệp và cộng đồng khởi nghiệp (startup), qua đó nâng cao năng lực nghiên cứu, tạo ra giá trị thiết thực cho sự phát triển bền vững.
-
Doanh nghiệp
Hạ đặt thành công bánh xe công tác 110 tấn tại dự án Thủy điện Hòa Bình Mở Rộng
10:54' - 24/05/2025
Ban Quản lý dự án Điện 1 (EVNPMB1) cùng các đơn vị liên quan đã hạ đặt thành công bánh xe công tác (tổ máy 1) vào vị trí thi công tại dự án Thủy điện Hòa Bình Mở Rộng.
-
Doanh nghiệp
Chile và Tập đoàn Rio Tinto đầu tư hơn 3,4 tỷ USD cho khai thác mỏ
08:09' - 24/05/2025
Công ty khai thác khoáng sản quốc gia Enami của Chile và Rio Tinto, tập đoàn khai khoáng lớn thứ hai thế giới, sẽ đầu tư khoảng 3,425 tỷ USD để khai thác các mỏ muối ở vùng Atacama thuộc dãy Andes.
-
Doanh nghiệp
Tổng thống Mỹ "bật đèn xanh" cho Nippon Steel mua lại US Steel
08:04' - 24/05/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 23/5 đã chính thức lên tiếng ủng hộ thương vụ tập đoàn Nippon Steel (Nhật Bản) mua lại US Steel, một trong những hãng thép lớn nhất của Mỹ.
-
Doanh nghiệp
Kết nối giao thương doanh nghiệp Huế với nhà phân phối TP. Hồ Chí Minh
16:17' - 23/05/2025
Nhằm mở rộng dư địa phát triển cho thành phố và các địa phương, TP. Hồ Chí Minh đã ký kết hợp tác kinh tế - xã hội với nhiều vùng kinh tế trên cả nước; trong đó, có các tỉnh, thành Bắc Trung Bộ.
-
Doanh nghiệp
EVN và TKV hợp tác đảm bảo cung cấp than ổn định cho các nhà máy điện
11:20' - 23/05/2025
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) vừa họp đánh giá kết quả thực hiện hợp đồng mua bán than năm 2024 và tình hình cung ứng than 4 tháng qua.
-
Doanh nghiệp
Chính sách thuế của Mỹ gây ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp xuất khẩu
09:08' - 23/05/2025
Theo một cuộc khảo sát toàn cầu của công ty bảo hiểm tín dụng Allianz Trade vừa công bố cho thấy, chính sách thuế quan của Mỹ đang ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến tâm lý của các doanh nghiệp xuất khẩu.
-
Doanh nghiệp
Petrovietnam và VRG kết nối chuỗi giá trị để tăng trưởng xanh
21:22' - 22/05/2025
Ngày 22/5, Petrovietnam và VRG đã ký thỏa thuận hợp tác toàn diện, nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của hai tập đoàn kinh tế nhà nước để cùng hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng xanh.
-
Doanh nghiệp
Kiểm tra việc chấp hành pháp luật đất đai tại Khu công nghiệp Biên Hòa 1
19:31' - 22/05/2025
Trong thời gian chưa dời đi, doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định của pháp luật đối với 5 lĩnh vực: xây dựng, phòng cháy chữa cháy, thuế, đất đai và bảo vệ môi trường.