Doanh nghiệp Việt cải thiện tư duy, tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu
Sáng 21/10, tại Diễn đàn Hợp tác vì chuỗi cung ứng phát triển bền vững châu Á, các chuyên gia cho rằng, vấn đề khuyến khích và thúc đẩy doanh nghiệp trong nước sản xuất kinh doanh đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế là một phần trong chiến lược nâng cao năng lực cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Cơ hội tham gia chuỗi cung ứng Diễn đàn do Amfori (Hiệp hội Thương mại nước ngoài) phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cùng một số đơn vị khác tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh. Diễn đàn thu hút khoảng 100 đại biểu đến từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự, với chủ đề tập trung vào những cơ hội và chuỗi cung ứng bền vững trong khu vực châu Á của các quốc gia. Theo ông Christian Ewert, Chủ tịch Amfori, xác định cơ hội phát triển bền vững, cùng giải quyết những vấn đề chung trong thương mại và chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ giúp các quốc gia phát triển bền vững. Trong bối cảnh sự trỗi dậy của châu Á, sản phẩm được tìm kiếm tại Việt Nam là dệt may, da giày, hàng tiêu dùng nhanh… Mặc dù vậy, muốn tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, trở thành nhà cung cấp cho thị trường thương mại tự do, doanh nghiệp phải ưu tiên yếu tố phát triển bền vững trong nguồn cung hàng hóa, cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiện nay, không chỉ nhiều tổ chức, cơ quan quản lý ở hầu hết quốc gia đang nỗ lực triển khai các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hiệp quốc, mà người tiêu dùng rất quan tâm đến việc bảo vệ môi trường, sản phẩm xanh. Dẫn chứng cụ thể, ông Christian Ewert cho rằng, tác động của biến đổi khí hậu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, đòi hỏi doanh nghiệp trở thành bộ phận tiên phong trong phát triển bền vững, chú trọng yếu tố môi trường. Do đó, cần sự quyết tâm của nhiều quốc gia để tìm ra giải pháp chung trong phát triển bền vững, nhất là những vấn đề như biến đổi khí hậu, môi trường, chuỗi cung ứng toàn cầu, cuộc chiến thương mại… Đặc biệt, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang ảnh hưởng đến “sức khỏe” của nền kinh tế toàn cầu và nhiều quốc gia; trong đó, những chính sách thương mại của hai nền kinh tế lớn trên thế giới đã tác động không nhỏ đến chuỗi cung ứng toàn toàn cầu và các nước phải tái cơ cấu lại hoạt động sản xuất kinh để phù hợp với diễn biến mới của thị trường. Song song đó, chuỗi cung ứng toàn cầu đang đặt ra hàng loạt thách thức cho doanh nghiệp, gồm: nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, rào cản thương mại, phòng vệ thương mại… Riêng đối với vấn đề phát triển bền vững đang thúc đẩy doanh nghiệp hình thành chuỗi cung sản phẩm, dịch vụ xanh và chuyển đổi thói quen tiêu dùng.Phân tích cụ thể, ông Võ Tân Thành, Phó Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, sản xuất thương mại và đầu tư quốc tế ngày càng được tổ chức chặt chẽ trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong khi nhiều chuỗi cung ứng toàn cầu về hàng hóa và dịch vụ cho Liên minh châu Âu và Mỹ được đặt tại những quốc gia châu Á, nhưng số lượng doanh nghiệp nội địa Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu vẫn còn rất hạn chế.
Điều này cho thấy, Việt Nam không thể nằm ngoài vấn đề phát triển bền vững; đồng thời, doanh nghiệp cần xác định đây là một trong những công cụ hỗ trợ tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu trong thời gian tới. Đặc biệt, khi Việt Nam đã hội nhập sâu và rộng vào nền kinh tế quốc tế, mang đến những cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Cải thiện tư duy sản xuất kinh doanh Thống kê của Bộ Công Thương, phần lớn doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) liên kết với nhà cung cấp nước ngoài, còn đa số doanh nghiệp tư nhân Việt Nam bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho đối tác trong nước và chỉ có 15% bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho đối tác nước ngoài tại Việt Nam. Bên cạnh đó, có 8,4% xuất khẩu sản phẩm trực tiếp và 7,4% xuất khẩu gián tiếp thông qua bán hàng cho doanh nghiệp mua hàng bên thứ 3. Lý giải nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, một số chuyên gia chỉ ra rằng, doanh nghiệp Việt Nam còn áp dụng kỹ thuật lạc hậu nên nâng suất thấp, thiếu kinh nghiệm làm việc với doanh nghiệp nước ngoài, thiếu ý thức tuân thủ tiêu chuẩn về phát triển bền vững; đồng thời, doanh nghiệp Việt Nam chưa chủ động hoặc không đủ điều kiện tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu nên còn quan ngại việc tham gia mạnh dạn vào thị trường thương mại tự do, cũng như khai thác được lợi ích của những Hiệp định thương mại tự do. Đánh giá về phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam, ông Tuyên Nguyễn, chuyên gia Công ty Tài chính quốc tế IFC – thành viên Ngân hàng Thế giới cho hay, bên cạnh những tồn tại trên, so với trước đây thì hiện tại doanh nghiệp Việt Nam đã đạt được những yêu cầu về phát triển bền vững.Đơn cử, nếu trước đây những doanh nghiệp da giày Việt Nam gặp vấn đề về nguồn lao động, nhưng hiện nay họ đã hướng đến những tiêu chuẩn quốc tế. Hay về vấn đề sử dụng năng lượng, doanh nghiệp Việt Nam ở nhiều lĩnh vực đã áp dụng năng lượng mặt thời, tiết kiệm nước, tái sử dụng nước thải…
Mặt khác, doanh nghiệp Việt Nam đã có sự chuyển dịch tư duy trong sản xuất kinh doanh, hướng đến phát triển bền vững. Doanh nghiệp nội địa cũng cải thiện hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua sự thúc đẩy từ những hợp tác với đối tác toàn cầu khi từng bước đáp ứng nhu cầu tham gia chuỗi cung ứng của doanh nghiệp lớn, tập đoàn đa quốc gia; trong đó, cả doanh nghiệp sản xuất kinh doanh Việt Nam và đơn vị mua hàng quốc tế đều nỗ lực đảm bảo yếu tố phát triển bền vững trong chuỗi cung ứng toàn cầu.Còn bà Lê Thanh Thảo, đại diện Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hiệp quốc (UNIDO) cho biết, phát triển bền vững là một trong những nền tảng để giải quyết vấn đề phát triển kinh tế. Mục tiêu phát triển bền vững phục vụ cho phát triển kinh tế; đồng thời, thúc đẩy nhiều mục tiêu xã hội. Các quốc gia không thể thúc đẩy phát triển bền vững một cách độc lập, mà cần liên kết và hỗ trợ lẫn nhau như về cơ chế chính sách, kêu gọi hài hòa thống nhất tiêu chuẩn trên toàn cầu…
“Để hỗ trợ cho từng quốc gia, doanh nghiệp địa phương, cần sự vào cuộc của nhiều tổ chức toàn cầu trong đào tạo, chuyển giao công nghệ, tư vấn… Từ đó, mỗi quốc gia và doanh nghiệp xây dựng được năng lực cạnh tranh trên thị trường thương mại tự do, tham gia hiệu quả vào chuỗi cung ứng toàn cầu, thúc đẩy ngành công nghiệp xanh”, bà Lê Thanh Thảo cho biết thêm. Theo một số chuyên gia, vấn đề khuyến khích và thúc đẩy doanh nghiệp trong nước sản xuất kinh doanh đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế là một phần trong chiến lược nâng cao năng lực cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Qua đó, góp phần thực hiện cam kết của Việt Nam với các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hiệp quốc./. >> Làm gì để hội nhập sâu vào chuỗi sản xuất toàn cầu?Tin liên quan
-
DN cần biết
Số hóa thế giới chuỗi cung ứng
13:46' - 10/09/2019
Ngày càng nhiều doanh nghiệp sử dụng công nghệ tiên tiến để thúc đẩy những phương thức sản xuất và phân phối mới thông qua các thiết bị tự động và robot.
-
Kinh tế Thế giới
Căng thẳng Nhật -Hàn và nguy cơ tiềm ẩn đối với chuỗi cung ứng của thế giới
05:30' - 14/07/2019
Vấn đề ở chỗ logic chính trị khác với logic kinh tế. Về chính trị, dù biết quyết định đó sẽ khiến cả hai bị tổn hại, nhưng vẫn phải làm để đối phương phải e sợ.
-
Chuyển động DN
VinCommerce và Xact hợp tác xây dựng mạng lưới chuỗi cung ứng tiêu chuẩn thế giới
13:15' - 11/07/2019
Công ty CP Thương mại dịch vụ tổng hợp VinCommerce và Công ty XAct Solutions vừa ký Hợp đồng hợp tác chiến lược nhằm xây dựng mạng lưới chuỗi cung ứng VinCommerce theo tiêu chuẩn thế giới.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Trong tháng 1, chưa có doanh nghiệp nào được phê duyệt phương án cổ phần hóa
21:42' - 10/02/2025
Bộ Tài chính cho biết, đến tháng 1, đã có 118 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp theo Quyết định số 360/QĐ-TTg ngày 17/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ.
-
Doanh nghiệp
Vietnam Airlines nằm trong Top 20 hãng hàng không tốt nhất thế giới
21:42' - 10/02/2025
Vietnam Airlines vừa được AirlineRatings vinh danh Top 20 Hãng hàng không tốt nhất thế giới (World’s Best Airlines).
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp robot thông minh của Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng mạnh
11:19' - 10/02/2025
Tính đến cuối tháng 12/2024, Trung Quốc có 451.700 doanh nghiệp robot thông minh, với tổng vốn đăng ký lên tới 6.444,57 tỷ Nhân dân tệ (881,89 tỷ USD).
-
Doanh nghiệp
Tokyo Electron lên kế hoạch xây dựng nhà máy chip trị giá 681 triệu USD
09:02' - 10/02/2025
Tokyo Electron - một trong những nhà sản xuất thiết bị sản xuất chip lớn nhất thế giới của Nhật Bản vạch ra kế hoạch xây dựng một nhà máy trị giá 104 tỷ yen (681 triệu USD) tại Nhật Bản.
-
Doanh nghiệp
Thi công dự án giải tỏa công suất nguồn điện từ Lào về Việt Nam
13:05' - 09/02/2025
Dự án có quy mô xây dựng 2 mạch đường dây 220kV từ Trạm biến áp 220kV Đô Lương đến Trạm biến áp 220kV Nam Cấm với chiều dài khoảng 37 km.
-
Doanh nghiệp
Tỷ phú Musk không quan tâm đến việc mua lại TikTok
11:48' - 09/02/2025
“Tôi chưa hề đưa ra bất kỳ đề nghị nào để mua lại TikTok”, tuyên bố của ông Musk được đưa ra mới đây
-
Doanh nghiệp
Mức thuế mới của Mỹ gây khó cho doanh nghiệp Trung Quốc
09:09' - 09/02/2025
Các nhà bán lẻ Trung Quốc trên nền tảng Shein và Temu của PDD Holdings Inc. cho biết họ đã nhận thông báo từ các đại lý kho vận (logistics) yêu cầu trả thêm 30% thuế cho hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ.
-
Doanh nghiệp
Tháng 1, Petrovietnam vượt mức các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh và tài chính
21:02' - 08/02/2025
Với việc duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, an toàn, liên tục, Petrovietnam đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh và tài chính tháng 1/2025.
-
Doanh nghiệp
Thương vụ trị giá hơn 3 tỷ USD của ngành dược phẩm thế giới
18:08' - 08/02/2025
Ngày 7/2, Mitsubishi Chemical Group (Nhật Bản) đã công bố việc bán công ty con là Mitsubishi Tanabe Pharma cho quỹ đầu tư Mỹ Bain Capital với giá khoảng 510 tỷ yen (3,36 tỷ USD).