Đối thoại trong doanh nghiệp: Giải pháp tốt nhất tháo gỡ xung đột quan hệ lao động
Thực tế những năm gần đây cho thấy, Lãnh đạo Công ty Truyền tải điện 1 (PTC1) đã nhìn nhận tốt vấn đề đối thoại với người lao động trong doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng trong việc điều chỉnh quan hệ của các bên khi cùng giải quyết những vấn đề có liên quan tới quyền, lợi hợp pháp chính đáng, cũng như liên quan tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Trong bối cảnh tái cơ cấu trong toàn Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) , việc triển khai các biện pháp nhằm tăng năng suất lao động cũng đặt ra nhiều thách thức, áp lực mới lên các cấp lãnh đạo cũng như người lao động tại các đơn vị. Điều đó công tác đối thoại tại cơ sở đóng vai trò hết sức quan trọng. Việc tổ chức đối thoại định kỳ với người lao động tại nơi làm việc trong những năm qua luôn được Công đoàn PTC1 thực hiện sát với tình hình thực tế, bám sát quy định của Bộ quy chế thực hiện dân chủ cơ sở của Tổng Công ty như nguyên tắc, nội dung đối thoại, hình thức đối thoại, trách nhiệm của các bên tham gia đối thoại, số lượng, thành phần tham gia đối thoại, quy định người lao động được đề xuất nội dung đối thoại, những nội dung cần đối thoại...Hoạt động đối thoại đã được các bên trong quan hệ lao động quan tâm thường xuyên. Theo Nghị định 60/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết Khoản 3 Điều 63 của Bộ luật Lao động về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc, khoảng cách giữa hai lần đối thoại định kỳ liền kề tối đa không quá 90 ngày.Tuy nhiên trong thực tế, tại PTC1 đã thực hiện khá thường xuyên và tự nguyện hình thức đối thoại tại nơi làm việc thông qua các buổi họp giao ban tuần, tháng, quý. Qua đối thoại tại nơi làm việc, người lao động và người sử dụng lao động gần gũi, thân thiện, hiểu biết và tin tưởng nhau hơn.
Hiểu được những tâm tư, nguyện vọng của người lao động, người sử dụng lao động đưa ra hướng giải quyết một cách thoả đáng, kịp thời sửa chữa những thiếu sót có thể mắc phải trong khâu điều hành, quản lý doanh nghiệp. Cũng thông qua các buổi đối thoại, người sử dụng lao động truyền đạt đến người lao động những thông tin đầy đủ, giúp họ hiểu thêm về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, về tiền lương, cách tính thưởng…
Theo PTC1, có nhiều hình thức đối thoại tại nơi làm việc. Có nơi Giám đốc, thủ trưởng đơn vị gặp gỡ người lao động để trao đổi thông tin, giải quyết những yêu cầu từ phía tập thể lao động, hoặc những yêu cầu về công việc mà người lao động có trách nhiệm phải làm. Giám đốc một số đơn vị trực thuộc cho phép người lao động nhắn tin qua điện thoại di động về những vấn đề mà cả người sử dụng lao động và người lao động quan tâm để giải quyết kịp thời.
Tại PTC1, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công ty, Chủ tịch Công đoàn Công ty dành 2 tiếng vào buổi chiều ngày 15 hàng tháng để tiếp xúc trực tiếp với công nhân lao động để cùng trao đổi thông tin khi người lao động có nhu cầu… Tính đến nay, tất cả các cuộc đối thoại tại PTC1 đều do tổ chức Công đoàn chủ động đề nghị, Thông qua các cuộc đối thoại, những kiến nghị, bức xúc của người lao động được giải quyết kịp thời. Các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp được chia sẻ, góp phần phát huy dân chủ, giảm tranh chấp lao động tập thể, nâng cao vai trò của tổ chức Công đoàn trong xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ tại doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo nhận định của tổ chức công đoàn PTC1, việc tổ chức đối thoại còn có những hạn chế như: Vẫn còn một số đơn vị khi đối thoại không đủ căn cứ để phân tích, giải trình nội dung đối thoại; phương pháp, kỹ năng đối thoại còn hạn chế.Việc tổng hợp ý kiến, các đề xuất, kiến nghị của người lao động để chuẩn bị nội dung đối thoại còn chưa đầy đủ, chưa kịp thời. Các ý kiến chủ yếu tập trung vào quyền lợi của người lao động, chưa quan tâm đến các giải pháp tham gia quản lý, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm cho doanh nghiệp…
Đặc biệt là trong vấn đề tham gia góp ý xây dựng định biên, định mức lao động tại đơn vị. Sau khi nhận được chỉ đạo của Công đoàn Tổng Công ty về việc triển khai văn bản 6985/EVN-TCNS ngày 20/10/2020 của EVN về việc góp ý dự thảo định mức lao động sản xuất kinh doanh điện, Công đoàn PTC1 đã triển khai phổ biến tới toàn thể các Công đoàn cơ sở thành viên trực thuộc và chỉ đạo các bộ phận chức năng tập trung nghiên cứu các quy định của Nhà nước, so sánh với bản dự thảo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), cố gắng rà soát những vấn đề chưa hợp lý đề xuất với EVN để sửa đổi. Nhưng theo nhìn nhận của Công đoàn Công ty, việc đóng góp ý kiến, kiến nghị nói chung chưa đạt với kỳ vọng đã đề ra.Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế đó là: Nhận thức về mục đích, ý nghĩa việc đối thoại tại nơi làm việc ở một số đơn vị chưa đầy đủ, do đó chưa quan tâm tổ chức đối thoại theo quy định hoặc tổ chức còn mang tính hình thức. Ở một số đơn vị, vai trò của cán bộ công đoàn còn mờ nhạt; trình độ, phương pháp, kỹ năng thương lượng, đối thoại chưa tốt; chưa nắm chắc quy trình, nội dung đối thoại; chưa tự tin, thiếu bản lĩnh trong quá trình đối thoại.Bên cạnh đó, việc tham gia nghiên cứu về định biên, định mức lao động là không hề dễ dàng mà đòi hỏi nhiều kiến thức chuyên môn cùng khả năng phân tích và kinh nghiệm thực tế, mà những kỹ năng này đối với phần lớn cán bộ công đoàn còn thiếu, còn yếu.
Để tổ chức các cuộc đối thoại thành công, Công đoàn PTC1 đưa ra một số giải pháp. Theo đó, đầu tiên cần nâng cao kỹ năng đàm phán, thương lượng. Cụ thể, cán bộ công đoàn cần dành thời gian tìm hiểu cặn kẽ tinh thần của nội dung đối thoại và các chế độ, chính sách có liên quan; Nâng cao khả năng hùng biện thông qua cách nói, cách diễn đạt, trình bày các nội dung cũng như khi thực hiện phản biện. Đại diện của mỗi bên cần lắng nghe, tiếp nhận đầy đủ các thông tin khi trao đổi trong đối thoại; cùng nhau thống nhất đề ra các biện pháp, cách thức giải quyết vấn đề đặt ra trong đối thoại.
Thứ hai là nâng cao kỹ năng tổ chức cuộc đối thoại. Cụ thể, cán bộ công đoàn cần nắm vững quy chế đối thoại, nội dung của cuộc đối thoại cũng như các nguyên tắc phải tuân thủ khi thực hiện đối thoại; Nắm vững quy định về tổ chức một cuộc đối thoại định kỳ, đối thoại khi có một bên yêu cầu.Thứ ba là cán bộ đối thoại cần nắm chắc cách thức phối hợp điều hành cuộc đối thoại. Cụ thể, mỗi cuộc đối thoại được tổ chức đã có sự chuẩn bị đầy đủ các điều kiện theo quy định như nội dung đối thoại, địa điểm đối thoại, thời gian tổ chức đối thoại, thành phần của các bên tham gia.... do đó, cần phải có sự phối hợp điều hành của các bên trong cuộc đối thoại. Thứ tư là nâng cao kỹ năng tập hợp thu thập thông tin. Cụ thể, khi nhận được thông tin, cần phải xác định được những thông tin nào liên quan và hỗ trợ cho việc đối thoại; Kiểm tra kỹ nguồn thông tin, đảm bảo về độ chính xác và có căn cứ cần thiết của những thông tin thu thập được.Lựa chọn các thông tin, số liệu có sức thuyết phục để sử dụng. Từ những thông tin thu thập được và đã có sự chọn lọc, công đoàn tập hợp, xây dựng nội dung đối thoại, sau đó Chủ tịch công đoàn cơ sở gửi nội dung đối thoại cho người sử dụng lao động và thông báo cho người lao động biết.
Thứ năm là nâng cao chất lượng giám sát. Cụ thể, kết thúc buổi đối thoại phải có kết luận từng nội dung cụ thể và thể hiện vào biên bản đối thoại; trong đó ghi rõ những nội dung đã thống nhất, thời gian, biện pháp thực hiện, những nội dung còn có ý kiến khác nhau chưa thống nhất và thời điểm tiếp tục bàn bạc, giải quyết. Sau đối thoại, phải giám sát chặt chẽ việc thực hiện các nội dung đã cam kết. Bài học kinh nghiệm trong các cuộc đối thoại của Công đoàn PTC1 các năm qua cho thấy, việc duy trì hiệu quả đối thoại định kỳ tại nơi làm việc sẽ tác động tích cực đến mọi mặt hoạt động của doanh nghiệp, từ chất lượng sản phẩm, năng suất lao động, giúp người lao động yên tâm làm việc, gắn bó với doanh nghiệp.Đây là giải pháp tốt nhất nhằm tháo gỡ những xung đột trong quan hệ lao động, tránh những hậu quả về tranh chấp lao động, đơn thư khiếu kiện trong doanh nghiệp, qua đó nâng cao tinh thần của người lao động, thúc đẩy sản xuất ngày càng phát triển. Đồng thời tổ chức Công đoàn sẽ thực hiện tốt chức năng đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Để nâng cao chất lượng các cuộc đối thoại, cán bộ công đoàn phải thường xuyên lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, tổng hợp ý kiến người lao động để chuẩn bị tốt nội dung đối thoại. Phân loại, lựa chọn, sắp xếp thứ tự ưu tiên các nội dung dự kiến đối thoại. Đồng thời gửi nội dung đối thoại cho người sử dụng lao động, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên tham gia đối thoại. Bên cạnh đó, các tổ chức công đoàn cần tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động công đoàn, nhất là việc công đoàn tham gia xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, phối hợp tổ chức hội nghị người lao động, tổ chức đối thoại tại nơi làm việc.Đặc biệt, tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, vai trò chỉ đạo của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trong việc hỗ trợ công đoàn cơ sở tổ chức các hoạt động và tổ chức đối thoại tại nơi làm việc.
Mặt khác, các tổ chức công đoàn cần tăng cường tổ chức tập huấn, nâng cao kiến thức pháp luật cho cán bộ công đoàn, đặc biệt là những kiến thức trong việc xây dựng các quy định liên quan đến chế độ chính sách cho người lao động như: Quy định về việc trả lương, trả thưởng; quy định về chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế… Đặc biệt đối với quy định về xây dựng định biên, định mức lao động, cần có kế hoạch lựa chọn những cán bộ Công đoàn thực sự có năng lực về khả năng nghiên cứu, khả năng tư duy cử đi tham gia các buổi tập huấn, các khóa đào tạo chuyên sâu … để qua đó được trang bị những kiến thức cơ bản, những hiểu biết về các quy định pháp luật có liên quan để có thể tham gia sâu hơn vào quá trình xây dựng chính sách định biên, định mức lao động tại EVN./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo cơ chế đối thoại liên tục, chặt chẽ giữa Chính phủ với doanh nghiệp
11:26' - 22/12/2020
VBF - sự kiện được tổ chức thường niên để tạo nên một cơ chế đối thoại liên tục, chặt chẽ giữa Chính phủ với cộng đồng các doanh nghiệp trong nước và quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Phú Yên tổ chức diễn đàn doanh nghiệp và đối thoại với lãnh đạo tỉnh
16:49' - 21/11/2020
Ngày 21/11, Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Yên phối hợp với Hội Doanh nhân tỉnh tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp năm 2020 và đối thoại giữa doanh nhân với lãnh đạo tỉnh.
-
Kinh tế & Xã hội
Hà Nội: Lần thứ 2 đối thoại gỡ vướng giải phóng mặt bằng bãi rác Nam Sơn
20:48' - 30/10/2020
Ngày 30/10, Thường trực Thành ủy Hà Nội đối thoại với người dân 3 xã: Hồng Kỳ, Bắc Sơn, Nam Sơn (Sóc Sơn) nhằm giải quyết các kiến nghị của người dân liên quan đến việc mở rộng bãi rác Nam Sơn.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Thiết lập tiêu chuẩn xanh với hàng hoá xuất khẩu vào EU
16:19'
CEAP dự báo sẽ tác động mạnh tới thương mại toàn cầu, nhất là giao thương từ các nước với EU. Đồng thời đặt ra những yêu cầu mới cho nhà sản xuất, xuất khẩu hàng hóa vào EU và chuỗi cung ứng.
-
DN cần biết
Sắp diễn ra Triển lãm Quốc tế Thang máy 2024
15:42'
Với quy mô tăng 30% so với năm 2023, Vietnam Elevator Expo 2024 mang tới những giải pháp, công nghệ và phong cách mới của 100 doanh nghiệp trong nước và quốc tế hiện diện tại 120 gian hàng.
-
DN cần biết
Phát triển song hành thị trường vốn và tín dụng xanh
14:03'
Sản phẩm và dịch vụ tài chính tại Việt Nam gần đây phát triển nhanh chóng cả về số lượng và hình thức tiếp cận khiến nhiệm vụ bảo vệ người tiêu dùng tài chính trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
-
DN cần biết
Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu lựa chọn nhà đầu tư công trình năng lượng
09:15'
Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư 27/2024/TT-BCT quy định về tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu và mẫu hồ sơ đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư công trình năng lượng.
-
DN cần biết
Thương mại điện tử xuyên biên giới, cơ hội xuất khẩu cho sản phẩm Việt
11:37' - 26/11/2024
Việt Nam có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử trong top 10 của thế giới; quy mô thương mại điện tử 20,5 tỷ USD năm 2023. Dự kiến, thương mại điện tử sẽ đạt 45 tỷ USD năm 2025.
-
DN cần biết
Cảnh báo rủi ro với xuất khẩu kính nổi sang Hoa Kỳ
18:10' - 25/11/2024
Bộ Công Thương khuyến cáo doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu kính nổi và sản phẩm liên quan đến kính nổi có lượng xuất khẩu sang Hoa Kỳ với khối lượng lớn hoặc tốc độ gia tăng nhanh.
-
DN cần biết
Điểm tên 3 cầu lớn qua sông Hồng được xây dựng trong giai đoạn tới
07:48' - 24/11/2024
Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh thống nhất về chủ trương đầu tư 3 cầu lớn qua sông Hồng trong giai đoạn từ năm 2025-2030, đồng thời giao nhiệm vụ cho các đơn vị.
-
DN cần biết
Nhân rộng mô hình thí điểm thành công Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao
19:29' - 23/11/2024
Ông Lê Thanh Tùng - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt cho rằng khi nông dân vào cuộc tích cực cùng sự chung tay của doanh nghiệp và các cấp chính quyền đang cho thấy nhiều tín hiệu tốt.
-
DN cần biết
Ninh Bình gần 100 gian hàng tham dự Triển lãm xúc tiến thương mại năm 2024
22:16' - 22/11/2024
Tối 22/11, tại Phố cổ Hoa Lư, thành phố Ninh Bình, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Ninh Bình tổ chức Triển lãm xúc tiến thương mại năm 2024.