Đơn hàng tăng trở lại, doanh nghiệp dệt may cần tuyển thêm lao động
Trái ngược với những năm trước, ngành dệt may rơi vào tình trạng thiếu đơn hàng, buộc phải cắt giảm lao động. Nhưng từ nửa cuối năm 2024 đến nay, tình hình lại đổi chiều đơn hàng tăng khiến nhiều doanh nghiệp lo thiếu lao động.
Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), hiện đơn hàng của doanh nghiệp dệt may tương đối dồi dào, nhiều doanh nghiệp có đơn hàng hết quý II, có doanh nghiệp đang đàm phán đơn hàng quý III, quý IV. Năm 2025, dự báo xuất khẩu dệt may Việt Nam sẽ tiếp tục khả quan, có thể đạt khoảng 48 tỷ USD. Do vậy, Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho rằng, doanh nghiệp cần có các giải pháp để “giữ chân” người lao động, bảo đảm thúc đẩy sản xuất, kinh doanh.
Ông Cao Hữu Hiếu, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho biết, trước đây, do đơn hàng sụt giảm, nhiều công nhân về quê hoặc chuyển sang công việc khác, hiện tại doanh nghiệp có đơn hàng tăng trở lại nhưng khó tuyển dụng dẫn đến hiện tượng thiếu càng thêm thiếu. Vấn đề nổi bật hiện nay đó là các doanh nghiệp đang phải đối diện tình trạng thiếu lao động và sự cạnh tranh lao động gay gắt. Nhiều doanh nghiệp có tỷ lệ lao động biến động cao.
Để giải quyết tình thế trước mắt, doanh nghiệp cần đầu tư các trang thiết bị hiện đại, đào tạo nâng cao tay nghề, tăng ca, tăng giờ làm nhằm bảo đảm thực hiện theo kế hoạch xuất hàng cho đối tác. Giải pháp của tập đoàn là liên tục duy trì, thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng với người lao động... Tập đoàn cải thiện môi trường làm việc, chăm lo tốt hơn đến chất lượng cuộc sống của người lao động, đặc biệt là câu chuyện bữa ăn hay văn hóa tinh thần cho người lao động. Các doanh nghiệp trong tập đoàn đang xây dựng hình ảnh nhà tuyển dụng chuyên nghiệp hơn.Tổng Giám đốc Tổng công ty May 10 Thân Đức Việt cho biết, tổng doanh thu của đơn vị năm 2024 đạt 4.700 tỷ đồng, tăng 10%; thu nhập bình quân đạt gần 10,1 triệu đồng/người/tháng, tăng 8% so với cùng kỳ; lao động cuối kỳ đạt 7.130 người, giảm nhẹ so với năm 2023. Mặc dù lượng đơn hàng hiện có đủ sản xuất hết quý II/2025 và đang đàm phán cho những tháng tiếp theo, thế nhưng, doanh nghiệp đang đối diện tình trạng biến động về lao động, nhất là những dự án tăng quy mô, mở rộng sản xuất như ở Thái Bình, Thanh Hóa...
Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty May Hưng Yên Nguyễn Xuân Dương cho rằng, muốn ổn định lao động về lâu dài cần phải tạo chỗ ở cũng như đầu tư máy móc thiết bị để tăng năng suất, thu nhập. Bên cạnh đó, đơn vị xác định phải tự đổi mới, tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và công nghệ, hướng đến quản trị, quản lý bằng công nghệ số nhằm bảo đảm hiệu suất cao nhất, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh. Dệt may là một trong những ngành công nghiệp chủ lực của Việt Nam, giải quyết việc làm cho khoảng 3 triệu lao động, với mức tăng trưởng bình quân khoảng 10%/năm. Tổng giám đốc Vinatex Cao Hữu Hiếu cho biết, từ nay đến năm 2030, ngành dệt may chuyển dần trọng tâm sang phát triển bền vững, kinh doanh tuần hoàn. Từ năm 2030 – 2045, phát triển hiệu quả, bền vững theo mô hình kinh tế tuần hoàn. Hoàn thiện chuỗi giá trị trong nước và tham gia ở vị trí có giá trị cao trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Sau 30 năm vững bước khẳng định uy tín và thương hiệu ở thị trường trong nước và quốc tế, Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) cũng đang chuẩn bị những hành trang cốt lõi để nâng cao năng lực trong chuỗi giá trị dệt may toàn cầu. Mặc dù vậy, ông Cao Hữu Hiếu cũng cho rằng, để tạo chuỗi giá trị dệt may bền vững trong kỷ nguyên mới thì cần triển khai quyết liệt và đồng bộ một số giải pháp như: Tăng cường năng lực cạnh tranh của Vinatex thông qua việc từng đơn vị cần hoàn thiện và nâng cao năng lực cạnh tranh của chính mình, tích cực tham gia vào chuỗi cung ứng dệt may, tăng khả năng cung ứng, sự ổn định về nguồn vốn, phát triển bền vững, tuân thủ các cam kết về môi trường, lao động, từng bước xây dựng thương hiệu cho các mặt hàng xuất khẩu. Bên cạnh đó, Vinatex hướng đến xây dựng sức mạnh tổng thể của toàn hệ thống. Đây là cơ sở quan trọng nhất để đối diện với thách thức của thị trường, cũng là điều kiện số một để gia nhập sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu với vai trò và vị thế ngày càng cao.
Doanh nghiệp dệt may đóng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Ảnh: Công Phong/TTXVN
Cùng đó, phát triển sản phẩm đột phá, không chỉ dừng lại ở sản xuất truyền thống, doanh nghiệp cần tập trung vào những sản phẩm có giá trị gia tăng cao, khai phá các thị trường ngách để tạo dựng dấu ấn riêng trong ngành, từng bước cân bằng giữa khu vực sản xuất cạnh tranh cao với khu vực có giá trị sáng tạo lớn.
Các doanh nghiệp cũng cần cải thiện năng lực sản xuất vải, đảm bảo giải quyết “nút thắt cổ chai” trong chuỗi cung ứng. Điều này sẽ tăng cường khả năng cạnh tranh cho ngành may – chính là lĩnh vực có vai trò đầu kéo của cả hệ thống sản xuất. Đặc biệt, ông Cao Hữu Hiếu nhấn mạnh cần chuyển dịch ngành may sang các phương thức sản xuất có giá trị gia tăng cao hơn. Hiện nay, nếu với phương thức gia công, ngành may chủ yếu dựa vào lợi thế cạnh tranh duy nhất là lao động. Tuy nhiên, lợi thế này đang mất dần khi chi phí nhân công tại Việt Nam hiện nay cao hơn các nước lân cận trong khi năng suất lại không cao hơn.Vì vậy, cần nghiên cứu rất kỹ thực trạng của ngành may trong Tập đoàn, từ đó đề ra các chiến lược đầu tư bài bản cả về thiết bị công nghệ lẫn nguồn lực con người, nhằm từng bước chuyển dịch phương thức sản xuất kinh doanh từ hình thức gia công sang FOB (được hiểu là mua đứt – bán đoạn. Các doanh nghiệp sẽ là người chủ động làm mọi việc, từ khâu mua nguyên liệu cho đến khi làm ra được sản phẩm cuối cùng), ODM (Nhà sản xuất thiết kế gốc, còn được gọi là ghi nhãn riêng, là một hình thức sản xuất theo hợp đồng)… nâng cao giá trị gia tăng trong xuất khẩu dệt may.
- Từ khóa :
- dệt may
- xuất khẩu dệt may
- lao động dệt may
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Ấn Độ đặt mục tiêu xuất khẩu dệt may đạt hơn 100 tỷ USD năm 2030
08:44' - 17/02/2025
Ngày 16/2, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cho biết Ấn Độ đặt mục tiêu tăng gấp ba lần kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may, đạt hơn 100 tỷ USD vào năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp dệt may tưng bừng khí thế ra quân đầu xuân mới
17:32' - 03/02/2025
Ngay sau những ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ, khi hương xuân vẫn đậm đà thì không khí lao động sản xuất đã tưng bừng tại các nhà máy, dây chuyền sản xuất của các doanh nghiệp dệt may.
-
DN cần biết
“Mỏ vàng” của dệt may Việt Nam
12:58' - 22/01/2025
Nhiều doanh nghiệp đã thành công đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử để bứt phá.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
EU điều tra chống bán phá giá nhựa PET từ Việt Nam
06:55' - 28/05/2025
Ủy ban châu Âu (EC) đã ban hành thông báo khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với một số sản phẩm nhựa PET có xuất xứ từ Việt Nam, nhập khẩu vào Liên minh châu Âu (EU).
-
DN cần biết
Phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại
16:32' - 27/05/2025
Bộ Công Thương rà soát 685 văn bản từ cấp luật, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị quyết, nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ và thông tư của Bộ trưởng.
-
DN cần biết
Xúc tiến thu hút doanh nghiệp lớn đầu tư phát triển ngành hàng gia cầm
11:13' - 27/05/2025
Ngành gia cầm đang phải đối mặt với khó khăn, thách thức liên quan đến thói quen phân phối, tiêu dùng, nhỏ lẻ; dịch bệnh và việc phụ thuộc nguyên liệu đầu vào.
-
DN cần biết
Sản phẩm sơ mi rơ moóc Việt Nam không lẩn tránh thuế tại Canada
20:31' - 26/05/2025
Theo Cục Phòng vệ thương mại, kết luận này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sản xuất/xuất khẩu của Việt Nam có thể tiếp tục xuất khẩu sơ mi rơ moóc sang Canada mà không bị áp thuế phòng vệ thương mại.
-
DN cần biết
Đẩy mạnh xuất khẩu cám gạo sang Trung Quốc
19:35' - 26/05/2025
Chiều 26/5, Cục Chăn nuôi và Thú y (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) tổ chức “Hội nghị triển khai Nghị định thư về xuất khẩu cám gạo sang Trung Quốc để sử dụng làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi”.
-
DN cần biết
Nghệ An yêu cầu chấm dứt tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức
18:20' - 26/05/2025
Ngày 26/5, UBND tỉnh Nghệ An cho biết: Tỉnh này đã yêu cầu chấn chỉnh kỷ cương, tăng cường trách nhiệm, khắc phục hạn chế, tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp.
-
DN cần biết
Bộ Xây dựng ra mắt trang thông tin Bình dân học vụ số
18:18' - 26/05/2025
Bộ Xây dựng ra mắt Trang thông tin “Bình dân học vụ số”, đăng tải tài liệu học liệu trên nền tảng “Bình dân học vụ số” quốc gia sẽ góp phần nâng cao năng lực số cho người dân và cán bộ trong ngành.
-
DN cần biết
Việt Nam-Singapore thúc đẩy hợp tác mở rộng thị trường Halal
15:27' - 25/05/2025
Hiện Singapore đang tìm kiếm, mở rộng phạm vi hợp tác với một trong những trung tâm cấp chứng nhận Halal quốc gia của Việt Nam, đó là HALCERT.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương ban hành mục tiêu chất lượng năm 2025
18:58' - 22/05/2025
Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 1392/QĐ-BCT về mục tiêu chất lượng và kế hoạch thực hiện mục tiêu chất lượng năm 2025.