Đồng baht quá mạnh đẩy Thái Lan vào thế "tiến thoái lưỡng nan"
Theo tờ Nikkei Asia Review, Ngân hàng Trung ương Thái Lan (BOT) đã cắt giảm lãi suất và nới lỏng các biện pháp kiểm soát vốn để kiềm chế sự tăng giá của đồng tiền có mức tăng ấn tượng nhất ở châu Á trong năm nay.
"Thiên đường vốn" ở Đông Nam ÁĐây được coi là sự thay đổi bất ngờ đối với quốc gia vốn đã trở thành tâm điểm của cuộc khủng tài chính châu Á năm 1997 sau khi đồng baht bị sụt giá mạnh. Giờ đây, Thái Lan nhận thấy rằng các nhân tố cơ bản khá tốt đã giúp nước này trở thành thiên đường an toàn cho dòng vốn ở Đông Nam Á.Tuy nhiên, điều này đã khiến đồng baht tăng giá và làm giảm khả năng cạnh tranh của các hàng hóa xuất khẩu Thái Lan trên thị trường toàn cầu, đồng thời khiến nước này trở nên đắt đỏ hơn đối với các du khách nước ngoài.
Vào cuối ngày 12/11, đồng baht được giao dịch tại ngưỡng 30,3 baht đổi 1 USD, hầu như không thay đổi so với tỷ giá hôm 6/11, khi đồng tiền này giảm nhẹ 0,4% so với đồng bạc xanh của Mỹ sau động thái mà Thống đốc BOT Veerathai Santiprabhob ca ngợi là một biện pháp chưa từng có trong tiền lệ.BOT đã cắt giảm lãi suất tái cấp vốn kỳ hạn 1 ngày (lãi suất tiêu chuẩn) xuống còn 1,25%, mức thấp nhất trong lịch sử, đồng thời nới lỏng việc rút vốn ra khỏi nước này cho đến ngày 8/11.
Tuy nhiên, các nhà phân tích đã bày tỏ hoài nghi về khả năng các động thái này sẽ làm giảm áp lực tăng giá của đồng baht. Đồng nội tệ của Thái Lan đã tăng khoảng 7% trong năm nay, mức tăng giá mạnh nhất so với bất cứ đồng tiền nào khác của châu Á. Chuyên gia kinh tế cao cấp Kota Hirayama của Công ty Chứng khoán SMBC Nikko nhận định "khả năng cao là đồng baht sẽ vẫn mạnh" khi mà thặng dư tài khoản vãng lai của nước này vẫn rất lớn.Trong khi đó, các biện pháp nới lỏng tiền tệ có nguy cơ dẫn tới những cáo buộc của Mỹ về việc thao túng tiền tệ tại thời điểm Washington đang theo dõi sát sao chính sách ngoại hối của các quốc gia Đông Nam Á khác. Nếu BOT hành động quyết liệt hơn để hạ nhiệt đồng baht, Thái Lan có thể phải đối mặt với các biện pháp cấm vận từ Mỹ với lý do thao túng tiền tệ. Vì đã từng là "tâm chấn" của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, Thái Lan đang nỗ lực cải thiện sự lành mạnh về tài chính của mình. Tỷ lệ nợ công trên Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Thái Lan hiện khoảng 40%, thấp hơn rất nhiều so với các nước láng giềng như Malaysia, vốn có tỷ lệ nợ công/GDP đang đứng ở ngưỡng nguy hiểm đối với các thị trường mới nổi (khoảng 60%).Bên cạnh đó, Thái Lan cũng có thặng dư tài khoản vãng lai ở mức cao, chủ yếu nhờ hoạt động xuất khẩu và du lịch. Hiện tại, kim ngạch xuất khẩu và doanh thu từ du lịch đang chiếm tương ứng 50% và 20% trong tổng GDP. Dự trữ ngoại hối của nước này hiện khoảng 220 tỷ USD, cao gần gấp đôi so với của Philippines hoặc Indonesia.Tuy nhiên, đồng baht mạnh đang tác động tiêu cực tới các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu chủ lực như ô tô và đồ điện tử. Kim ngạch xuất khẩu của nước này trong 9 tháng đầu năm nay đã giảm 2% so với cùng kỳ năm ngoái, một phần do tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.Đồng baht mạnh cũng khiến cho việc du lịch Thái Lan trở nên đắt đỏ hơn. Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan đã hạ dự báo về số lượt khách du lịch nước ngoài tới Thái Lan trong năm nay từ 40,2 triệu lượt xuống còn khoảng 39 triệu-39,8 triệu lượt.
Nguy cơ rơi vào danh sách "thao túng tiền tệ"Việc BOT nới lỏng các biện pháp kiểm soát vốn có lợi cho cả cá nhân và doanh nghiệp. Giới hạn về việc gửi tiền ra nước ngoài đã bị gỡ bỏ đối với các cá nhân sắp ra nước ngoài hoặc có họ hàng ở nước ngoài, trong khi các nhà đầu tư đơn lẻ được tự do đầu tư trực tiếp tới 200.000 USD/năm vào các chứng khoán nước ngoài mà không cần thông qua một tổ chức trung gian của Thái Lan. Các doanh nghiệp xuất khẩu với doanh thu thấp hơn 200.000 USD/vận đơn cũng được phép giữ số tiền thu được dưới dạng ngoại tệ trong thời gian không giới hạn. Việc dỡ bỏ yêu cầu phải chuyển đổi số tiền thu được sau khi bán hàng sang đồng baht dự kiến sẽ giúp giảm bớt áp lực tăng giá của đồng tiền này. Biện pháp này đã khiến Thái Lan khác biệt so với nhiều nước láng giềng khác ở Đông Nam Á, vốn đang hạn chế dòng vốn chảy ra bên ngoài để giữ cho đồng bản tệ ổn định.Các biện pháp nới lỏng tiền tệ này được đưa ra sau động thái khác vào tháng Bảy nhằm đối phó với tình trạng đầu cơ đồng baht. BOT đã đưa ra mức giới hạn số dư tiền gửi và chứng khoán của một cá nhân nước ngoài ở mức 200 triệu baht (6,58 triệu USD)/người, giảm so với mức 300 triệu baht trước đây. Tuy nhiên, biện pháp này đã không giúp kiềm chế đà tăng giá của đồng baht.Năm 2018, thặng dư thương mại của Thái Lan với Mỹ tăng lên 19 tỷ USD. Cho đến khoảng năm 2017, BOT vẫn can thiệp vào thị trường khi cần để kiềm chế đồng baht. Tuy nhiên, sự theo dõi sát sao của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với những nước có biểu hiện thao túng tiền tệ đang khiến cho các hành động như vậy trở nên rủi ro hơn. Washington cũng đã bắt đầu tăng áp lực lên Bangkok.Tháng trước, Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ cho biết, nhiều hàng hóa nhập khẩu từ Thái Lan sẽ bị loại khỏi danh sách ưu đãi thuế từ tháng Tư năm tới, với lý do Bangkok thất bại trong việc đảm bảo đủ quyền của người lao động. Tuy nhiên, một số người cho rằng động thái này nhằm giảm thâm hụt thương mại của Mỹ với Thái Lan.
Ông Boonsithi Chokwatana, Chủ tịch Tập đoàn Saha của Thái Lan, cho rằng để duy trì kim ngạch xuất khẩu, đồng baht cần biến động trong ngưỡng từ 32 đến 34 baht/USD. Phòng Thương mại Thái Lan cho biết, việc đồng baht mạnh gây thiệt hại cho nước này từ 200 tỷ đến 300 tỷ baht thu nhập từ xuất khẩu và gây thiệt nặng nề cho nền kinh tế.Mặc dù vậy, đồng baht mạnh đã giúp cho các tập đoàn của Thái Lan có lợi thế trong việc đầu tư ra nước ngoài và có thể giúp giảm dần sự phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu. Charoen Pokphand Foods – công ty sản xuất thực phẩm lớn nhất Thái Lan – dự kiến sẽ đầu tư 30 tỷ baht trong năm nay để mở rộng các cơ sở sản xuất ở nước ngoài và dự định sẽ tăng doanh thu ở nước ngoài từ mức 72% hiện nay lên 75% trong tổng doanh thu của tập đoàn này trong vòng 3-5 năm tới./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan hướng tới kết nối với đặc khu kinh tế Dawei của Myanmar
06:30' - 16/11/2019
Hội đồng Phát triển Kinh tế và Xã hội quốc gia Thái Lan (NESDC) sẽ trình Nội các nước này thông qua phương hướng phát triển cơ sở hạ tầng vào ngày 12/11 tới.
-
Doanh nghiệp
Thái Lan sẽ chi hơn 800 triệu USD cho kho chứa LNG trên biển đầu tiên
09:30' - 15/11/2019
Thái Lan đang chuẩn bị phát triển kho chứa khí đốt hóa lỏng nổi (FSRU) đầu tiên của quốc gia Đông Nam Á này ở trên biển để nhập khẩu khí đốt hóa lỏng (LNG) từ năm 2020.
-
Kinh tế & Xã hội
Thái Lan: Gia tăng giá trị cây trồng dùng chế tạo nhiên liệu sinh học
18:56' - 12/11/2019
Phát biểu với báo giới, Bộ trưởng Năng lượng Thái Lan Sontirat Sontijirawong cho biết nước này sẽ sử dụng các mặt hàng nông nghiệp như dầu cọ, đường và sắn vào sản xuất nhiên liệu sinh học.
-
Kinh tế Thế giới
Cạnh tranh gay gắt về giá khiến ngành lúa gạo Thái Lan lao đao
06:30' - 09/11/2019
Chủ tịch Hiệp hội các công ty xay xát gạo Thái Lan (TRMA) Kriangsak Tapananon khuyến cáo rằng lượng gạo xuất khẩu của nền kinh tế lớn thứ hai Đông Nam Á này đang giảm sút do cạnh tranh gay gắt về giá.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47' - 22/11/2024
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46' - 22/11/2024
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43' - 22/11/2024
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42' - 22/11/2024
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.