Động lực biến tiến trình toàn cầu hóa trở thành khu vực hóa
Chuyên mục “Phân tích bình luận” trên trang báo điện tử HK01 nhận định theo số liệu mà Chính phủ Mỹ công bố ngày 2/8, trong sáu tháng đầu năm 2019, Trung Quốc không còn là đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ mà đã tụt xuống trở thành đối tác thương mại lớn thứ ba của nước này, sau Mexico và Canada. Cùng lúc đó, kim ngạch thương mại của ASEAN đối với Trung Quốc cũng vượt lên trên Mỹ.
Hiển nhiên, sự thay đổi ngôi vị này có một phần tác động từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Tuy nhiên, đây cũng được coi là một động lực để tiến trình toàn cầu hóa dần biến thành khu vực hóa.Trong 6 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ giảm 12%, trong khi xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc giảm 19%. Có thể thấy rằng giữa bối cảnh xảy ra cuộc chiến thuế quan giữa hai bên, các nhà sản xuất đang dần điều chỉnh chuỗi cung ứng của mình và nếu tình hình tiếp tục tái diễn, việc sụt giảm thương mại song phương sẽ ngày càng rõ rệt hơn.Tuy nhiên, số liệu báo cáo chỉ là tạm thời và không phản ánh được hết sự sụt giảm xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ. Mặc dù kim ngạch thương mại toàn cầu tiếp tục tăng trưởng, nhưng mức tăng đó đang dần chậm lại, từ 5,1% trong năm 2017 dự kiến giảm xuống còn 2,1% trong năm 2019.Tạp chí The Economist (Anh) trước đó quan sát thấy có đến 8 trong 12 chỉ tiêu toàn cầu hóa như đầu tư trực tiếp nước ngoài, khoản vay ngân hàng đa quốc gia phản ánh sự sụt giảm trong khoảng giữa năm 2017 đến năm 2018. Từ đó có thể thấy rằng xu hướng toàn cầu hóa trên thực tế đã có dấu hiệu chậm lại trước khi cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung nổ ra.Nguyên nhân trong đó có rất nhiều, các ngành nghề khác nhau cũng có xu hướng khác nhau. Một trong những yếu tố chính là sự gia tăng của thương mại dịch vụ đa quốc gia. Theo số liệu năm 2017, tổng kim ngạch thương mại hàng hóa toàn cầu đạt 17.300 tỷ USD, trong khi tổng kim ngạch thương mại dịch vụ đạt 5.100 tỷ USD.Trong 10 năm qua, tốc độ tăng trưởng thương mại dịch vụ tăng nhanh hơn 60% so với thương mại hàng hóa. Đồng thời, theo ước tính của hãng tư vấn McKinsey, giá trị hàng hóa trong thương mại thực sự cũng có 1/3 đến từ mảng dịch vụ. Do vậy, số liệu trên cũng có khả năng bị đánh giá thấp.
Ngoài ra, sự khác biệt về sở thích hàng hóa giữa các khu vực cũng đã đẩy nhanh xu hướng khu vực hóa. Một ví dụ trong đó là ngành công nghiệp ô tô, do giá dầu giảm trong những năm gần đây, người tiêu dùng Mỹ ngày càng quan tâm nhiều hơn đến xe tải nhỏ và xe thể thao đa dụng.Do vậy, hãng ô tô Ford đã từng bước giảm sản xuất các ô tô nhỏ tại Mỹ, trong khi “ông lớn” GM lại rời khỏi thị trường châu Âu, chuyển sang củng cố các hoạt động kinh doanh tại Mỹ.
Sự gia tăng các hoạt động mua sắm trực tuyến, nhu cầu giao hàng trong ngày và sự đa dạng hóa các ưu đãi sản phẩm cũng khiến mô hình kinh doanh tập trung sản xuất số lượng lớn hàng hóa ở một nơi rồi bán trên toàn cầu dần trở nên lỗi thời.Trong tương lai, công nghệ sản xuất công nghiệp đa dụng như in 3D ngày càng trở nên hoàn thiện hơn và cũng sẽ đẩy nhanh xu hướng thu hẹp khoảng cách địa lý giữa người sản xuất và người tiêu dùng.
Có thể nói, cuộc chiến thương mại mà Tổng thống Trump phát động kể từ khi lên nắm quyền sẽ chỉ càng đẩy nhanh quá trình toàn cầu hóa trở thành khu vực hóa. Trước đây, các nhà kinh doanh sẽ liên tục kéo dài và chia nhỏ chuỗi cung ứng khi cân nhắc đến chi phí, giữa bối cảnh sự phân tầng của các nhà cung cấp thượng nguồn và hạ nguồn ngày càng nhiều.Tuy nhiên, nếu một khâu nào đó trong chuỗi cung ứng xuất hiện vấn đề thì nhà sản xuất có thể sẽ không hiểu vấn đề xảy ra ở đâu. Ví dụ, năm 2011, khi Nhật Bản trải qua cơn sóng thần, một nhà sản xuất chất bán dẫn toàn cầu muốn tìm hiểu những rủi ro có thể sẽ gặp phải trong chuỗi cung ứng của họ, cuối cùng 100 nhân viên hành chính phải mất đến hơn một năm để làm rõ các khâu trong toàn bộ chuỗi cung ứng.Hãng luật hàng đầu thế giới Baker & McKenzie đã đến thăm 600 công ty đa quốc gia ở châu Á, trong đó gần một nửa cho biết họ đang xem xét những thay đổi lớn trong chuỗi cung ứng để từ đó cho thấy mức độ mạnh mẽ của xu hướng này.Do vậy, các chuyên gia cho rằng cuộc chiến thương mại của ông Donald Trump nhìn bề ngoài dường như là một cách tấn công quyết liệt vào toàn cầu hóa, nhưng trên thực tế chỉ là một phần của xu hướng khu vực hóa trước đây./.
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Doanh thu của Alibaba tăng mạnh bất chấp thương chiến Mỹ Trung
14:56' - 16/08/2019
Doanh thu của Alibaba từ tháng 4-6/2019 đã tăng 42% so với cùng kỳ năm ngoái, lên 114,9 tỷ NDT (16,7 tỷ USD).
-
Tài chính & Ngân hàng
Nhật Bản nắm trái phiếu kho bạc Mỹ nhiều nhất thế giới
11:39' - 16/08/2019
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, Nhật Bản đã vượt qua Trung Quốc trở thành nước nắm giữ trái phiếu kho bạc Mỹ nhiều nhất trên thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Cuộc chiến tiền tệ Mỹ-Trung: Không có người chiến thắng
05:30' - 16/08/2019
Theo đánh giá của Financial Times, những căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, đang có nguy cơ trở thành một cuộc chiến tranh kinh tế toàn diện, đã tạo lý do chính cho các cuộc chiến tiền tệ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ tiến hành truy quét quy mô lớn người di cư bất hợp pháp
15:19' - 15/07/2025
Nhà chức trách liên bang Mỹ vừa thực hiện một chiến dịch truy quét quy mô lớn người di cư bất hợp pháp tại hai trang trại cần sa ở Nam California, bắt giữ hơn 360 người.
-
Kinh tế Thế giới
Lạm phát Mỹ ngày càng chịu sức ép lớn hơn từ thuế quan
11:08' - 15/07/2025
Các nhà kinh tế từ lâu đã cảnh báo rằng thuế quan có thể đẩy lạm phát Mỹ tăng trở lại, và báo cáo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) sắp tới sẽ là phép thử cho nhận định này.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế bạc tại Trung Quốc tạo ra thị trường trị giá nghìn tỷ
09:47' - 15/07/2025
Kinh tế bạc (kinh tế phục vụ cho người cao tuổi) đang tăng tốc, đặc biệt khi nhu cầu tiêu dùng và yêu cầu về chất lượng cuộc sống của nhóm người cao tuổi tại Trung Quốc ngày càng nâng cao.
-
Kinh tế Thế giới
Cơ hội lớn cho Indonesia xuất khẩu hàng hóa vào châu Âu
09:44' - 15/07/2025
Phòng Thương mại và Công nghiệp Indonesia (Kadin) nhấn mạnh Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Indonesia-Liên minh Châu Âu (IEU-CEPA) sẽ thúc đẩy thương mại giữa Indonesia và Liên minh châu Âu (EU).
-
Kinh tế Thế giới
Chi phí bảo hiểm vận chuyển hàng hóa qua Biển Đỏ tăng hơn gấp đôi
08:31' - 15/07/2025
Chi phí bảo hiểm vận chuyển hàng hóa qua Biển Đỏ đã tăng hơn gấp đôi trong những ngày gần đây.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Kinh tế 6 tháng đầu năm tăng trưởng ổn định
08:31' - 15/07/2025
Trong 6 tháng đầu năm, tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 21,79 nghìn tỷ Nhân dân tệ (NDT), tăng 2,9% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ dọa áp thuế "rất nặng" đối với Nga
08:30' - 15/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 14/7 tuyên bố sẽ áp đặt mức thuế "rất nặng" đối với Nga, nếu Moskva không đạt được thỏa thuận nhằm chấm dứt xung đột tại Ukraine trong vòng 50 ngày tới.
-
Kinh tế Thế giới
Các hãng hàng không yêu cầu kiểm tra công tắc nhiên liệu trên máy bay Boeing
08:19' - 15/07/2025
Cơ quan Quản lý Hàng không dân dụng Ấn Độ (DGCA) đã ban hành chỉ thị yêu cầu các hãng hàng không trong nước kiểm tra khóa chốt công tắc nhiên liệu trên một số dòng máy bay Boeing.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ áp thuế chống bán phá giá 17% đối với cà chua Mexico
08:12' - 15/07/2025
Chính quyền Mỹ hôm 14/7 (theo giờ địa phương) bắt đầu áp mức thuế chống phá giá 17% đối với cà chua tươi nhập khẩu từ Mexico.