Đồng USD bị “thất sủng” trong một số giao dịch quốc tế
Từ tháng 5/2018, Nga đã cắt giảm đầu tư trái phiếu Chính phủ Mỹ xuống mức tối thiểu. Bước đi tiếp theo hợp logic được cho là Nga sẽ từ bỏ đồng USD trong thương mại dầu mỏ. Theo Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov, việc sử dụng đồng USD đã trở nên quá mạo hiểm.
Hiện tại, 70% giao dịch thương mại thế giới được thực hiện bằng đồng USD, 20% bằng đồng euro, số còn lại được giao dịch bằng các đồng tiền châu Á, trong đó đồng NDT đứng thứ ba trong giỏ ngoại tệ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Từ tháng Ba, trong cuộc chiến thương mại với Mỹ, Trung Quốc đã mở giao dịch dầu mỏ trả trước bằng đồng NDT và thậm chí dự định tiến xa hơn qua việc chuyển sang thanh toán bằng đồng NDT cho các giao dịch dầu mỏ.Trong các giao dịch song phương Nga-Trung Quốc, đồng USD ngày càng chiếm ít chỗ. Từ tháng 12/2014, hai nước này đã thực hiện thỏa thuận thương mại trực tiếp bằng đồng ruble, loại các ngân hàng Mỹ, Anh và Liên minh châu Âu (EU) ra ngoài, nhờ đó giảm bớt sự phụ thuộc của Nga và Trung Quốc vào các nước thứ ba.Sau Trung Quốc là Iran. Hồi tháng Tư, Iran tuyên bố từ bỏ đồng tiền Mỹ và chuyển tất cả các thanh toán quốc tế sang đồng euro. Bất chấp án phạt mới của Mỹ, châu Âu tiếp tục mua dầu của Iran, song các hợp đồng được thực hiện bằng đồng euro chứ không bằng USD nữa. Ấn Độ cũng thanh toán tiền “vàng đen” cho Iran bằng đồng euro và đề nghị cả phương án dùng đồng rupee.Bên cạnh đó, Thổ Nhĩ Kỳ cũng ấp ủ kế hoạch từ bỏ đồng USD từ lâu, giờ đây khả năng Ankara chuyển từ dự định sang hành động lớn hơn bao giờ hết. Tại phiên giao dịch hôm 10/8, đồng lira Thổ Nhĩ Kỳ đã sụt giá 18%, xuống mức thấp nhất trong lịch sử so với đồng USD. Nguyên nhân vẫn là do mối quan hệ căng thẳng với Mỹ. Hồi đầu tháng Tám, Mỹ đã áp án phạt đối với Bộ trưởng Nội vụ và Tư pháp nước này, sau khi Ankara từ chối trả tự do cho công dân Mỹ Andrew Branson bị tình nghi làm gián điệp. Washington cũng tăng thuế đối với nhôm và thép.Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tuyên bố sẵn sàng chuyển sang thanh toán bằng đồng nội tệ trong thương mại với các đối tác lớn nhất là Trung Quốc, Nga, Iran và Ukraine. Hiện tại mức đầu tư của Nga vào trái phiếu Mỹ là thấp nhất trong 11 năm qua. Tính đến tháng 5/2018, con số này chỉ còn 14,9 tỷ USD so với mức 96,1 tỷ USD hồi tháng Ba và mức cao nhất 176 tỷ USD hồi tháng 10/2010.Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak tuyên bố chính phủ đang xem xét khả năng chuyển sang thanh toán dầu mỏ bằng đồng nội tệ, nhất là với Thổ Nhĩ Kỳ và Iran, để né tránh đồng USD. Dự định này được Bộ Tài chính xác nhận trong bối cảnh các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ đã khiến đồng ruble Nga sụt giá xuống mức đáy của hai năm qua so với đồng bạc xanh.Giới phân tích tin rằng nên từ bỏ đồng USD không chỉ trong các thanh toán dầu mỏ, mà trong tất cả các thanh toán khác, và nên bắt đầu từ EU. Nếu các đối tác đồng ý đầu tư đồng tiền của mình vào đồng ruble để sau đó dùng thanh toán cho dầu mỏ, điều đó sẽ khiến đồng ruble mạnh lên. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế chỉ ra rủi ro cao của đồng ruble. Chuyên gia kinh tế Sergey Khestanov cho rằng muốn các đối tác chuyển sang đồng ruble, Chính phủ Nga cần có nhượng bộ hoặc ưu đãi cho họ để ít nhất họ bù lại được những rủi ro đó.Vì vậy tạm thời giới quan sát đánh giá phương án chuyển sang đồng euro khả thi hơn. Vấn đề này có thể được đưa ra tại cuộc gặp cấp cao Nga-Đức tại Berlin hôm 18/8 tới đây. Theo chuyên gia của Hội đồng Nga về các vấn đề đối ngoại Dmitry Danilov, việc chuyển sang đồng euro là “con bài và biện pháp kinh tế lớn”, có khả năng bảo đảm an toàn cho hợp tác song phương trước những hạn chế từ phía Washington.Hiện tại Nga đã có thể loại đồng USD khỏi các giao dịch với Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran. Việc các nước xuất khẩu lớn từ bỏ đồng bạc xanh sẽ là nhân tố kích hoạt sự thay đổi hệ thống tài chính thế giới và đẩy mạnh xu thế phi đô la hóa.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia hủy 3 dự án trị giá hàng chục tỷ USD với Trung Quốc
16:39' - 21/08/2018
Ngày 21/8, Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad xác nhận hủy bỏ 3 dự án có tổng trị giá 22 tỷ USD ký kết giữa Trung Quốc và Malaysia cho tới khi Kuala Lumpur thanh toán được các khoản nợ.
-
Tài chính
Đồng nội tệ nhiều nước châu Á mất giá so với đồng USD
12:40' - 20/08/2018
Trong năm nay, nhiều đồng tiền tại khu vực châu Á đã mất giá so với đồng USD Mỹ trong bối cảnh gia tăng căng thẳng thương mại giữa Trung Quốc với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà đầu tư rút 1,4 tỷ USD khỏi các thị trường mới nổi
15:13' - 18/08/2018
Trong tuần trước, các nhà đầu tư đã rút 1,3 tỷ USD khỏi thị trường cổ phiếu và 100 triệu USD từ thị trường trái phiếu tại các nền kinh tế mới nổi.
-
Tài chính
Đồng tiền của các nước mới nổi bị “vạ lây” vì khủng khoảng đồng lira
11:32' - 14/08/2018
Giới phân tích cho rằng dù tình cảnh khốn khó của đồng lira Thổ Nhĩ Kỳ phần lớn là vấn đề nội tại của nước này, nhưng diễn biến đó cũng đang khiến các nước mới nổi bị “vạ lây”.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Triển vọng ảm đạm của Kinh tế Hàn Quốc
16:30'
Triển vọng kinh tế của Hàn Quốc ngày càng trở nên ảm đạm, do những khó khăn trong nước và rủi ro bên ngoài, đặc biệt là với những thay đổi chính sách tiềm năng của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành dầu mỏ Mỹ cảnh báo hậu quả khi không được miễn trừ thuế
16:29'
Chính sách áp thuế nhập khẩu 25% (bao gồm cả dầu thô) với Canada và Mexico của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump được cảnh báo có thể gây hại cho người tiêu dùng, công nghiệp và an ninh quốc gia.
-
Kinh tế Thế giới
EC hỗ trợ các nước EU phát triển kinh tế
16:23'
EC đã công bố gói báo cáo mùa Thu (Autumn Package) được soạn thảo để hỗ trợ các nước thành viên của EU đạt được sự ổn định và tăng trưởng kinh tế vĩ mô, cũng như sự tăng trưởng bền vững về tài chính.
-
Kinh tế Thế giới
Những dấu hỏi về chính sách thuế mới của Mỹ
15:47'
Kinh tế toàn cầu đang đứng trước một làn sóng bất ổn mới khi Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố áp đặt mức thuế cao với hàng hóa nhập khẩu từ các đối tác thương mại lớn của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Gazprom có kế hoạch ngừng vận chuyển khí đốt qua Ukraine vào năm 2025
15:26'
Tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga đang lên kế hoạch cho năm 2025 dựa trên giả định sẽ không còn vận chuyển khí đốt sang châu Âu qua Ukraine sau ngày 31/12.
-
Kinh tế Thế giới
Anh muốn đứng đầu G7 về tỷ lệ việc làm
15:05'
Chính phủ Anh đặt mục tiêu vươn lên đứng đầu Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) về tỷ lệ việc làm.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc chống lãng phí thực phẩm
10:02'
Trung Quốc vừa công bố “Chương trình hành động tiết kiệm lương thực và chống lãng phí thực phẩm”, nhằm tiếp tục xây dựng cơ chế bình thường hóa trong toàn chuỗi.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Các bên chính thức ký thỏa thuận chuyển giao quyền lực
07:47'
Nhóm chuyển giao quyền lực của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã ký một biên bản ghi nhớ với Nhà Trắng.
-
Kinh tế Thế giới
EU "đáp trả" vụ Mỹ áp thuế nhập khẩu ô liu Tây Ban Nha
16:19' - 26/11/2024
Liên minh châu Âu (EU) ngày 25/11 đã yêu cầu Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép áp dụng các biện pháp ứng phó để bù đắp cho việc Mỹ áp thuế nhập khẩu đối với ô liu Tây Ban Nha.