Dự thảo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa: Cần thêm thời gian hoàn thiện
Đánh giá tác động về lợi ích kinh tế khi Quốc hội thông qua và ban hành Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, chuyên gia kinh tế Lê Duy Bình cho rằng, nếu chỉ lấy mức đóng góp như hiện tại của khoảng 450.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động sẽ hình thành được một nguồn thu thuế mới với khoảng 429.000 tỷ đồng/năm (tương đương với 19,2 tỷ USD). Đó là chưa kể tới sẽ có ít nhất 235.000 tỷ đồng (tương đương 10,5 tỷ USD) được đưa vào đầu tư sản xuất kinh doanh.
Với việc mở rộng kênh tiếp cận tín dụng, hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa được vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh; hỗ trợ giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, cùng những ưu đãi trong mua sắm công; đấu thầu và tổ chức phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ… các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ có cơ hội tiếp cận ít nhất 397.000 tỷ đồng từ các ngân hàng thương mại; khoảng 7.560 tỷ đồng từ các quỹ bảo lãnh tín dụng.
Bên cạnh đó, tiếp cận được khoảng 27.000 ha đất tại các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, được hỗ trợ mở rộng thị trường với khả năng cung ứng hàng hóa dịch vụ cho các cơ quan Nhà nước với trị giá xấp xỉ 21 tỷ USD thông qua các gói kích cầu hoặc các hợp đồng mua sắm công.
Xuất phát từ nhu cầu nói trên, ông Nguyễn Hoa Cương, Phó Cục trưởng, Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, mục tiêu của việc xây dựng Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa là tạo điều kiện thuận lợi và cơ hội cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa có tiềm năng phát triển.Theo ông Cương, Luật này là một lát cắt ngang liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực trong suốt quá trình thành lập và hoạt động của doanh nghiệp; là một căn cứ để thay đổi quan điểm, cách nhìn nhận từ quản lý sang phục vụ; trong đó Nhà nước thành chủ thể cung cấp dịch vụ kinh doanh.Tuy nhiên, việc hỗ trợ này không thực hiện đại trà mà có mục tiêu, lựa chọn doanh nghiệp nhỏ và vừa trong những ngành, lĩnh vực trọng điểm và phải có tiềm năng phát triển. Nhà nước sẽ dành kinh phí và huy động thêm các nguồn lực khác để hỗ trợ thông qua hệ thống cơ quan thực hiện ở cấp Trung ương cho đến các địa phương.
Để góp ý hoàn thiện dự thảo luật, Tiến sĩ Trần Du Lịch, Đại biểu Quốc hội Tp. Hồ Chí Minh nhận định, việc quan tâm hỗ trợ doanh nghiệp cần thực hiện đến nơi đến chốn. Nhiều khi, doanh nghiệp cần hỗ trợ không phải vì họ yếu thế, mà Nhà nước cần xem việc hỗ trợ doanh nghiệp là một trong những chiến lược phát triển kinh tế quốc gia.
Kinh nghiệm ở các nước phát triển cho thấy có 4 nhóm hỗ trợ mang ý nghĩa then chốt gồm tín dụng, công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực và tiếp cận thị trường. Đây là 4 mấu chốt mà Nhà nước cần tập trung hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Đại diện tiếng nói của Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Tổng Thư ký Tô Hoài Nam nhận định, việc hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa cần được Nhà nước xác định là “lực đẩy”, là “bệ phóng” để thúc đẩy năng lực sự phát triển và hội nhập của doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Thực tế, Nhà nước không đủ nguồn lực cả về vật chất và con người để thực hiện việc hỗ trợ cho một số lượng lớn các đối tượng doanh nghiệp nhỏ và vừa. Do đó, cần phải tiếp tục “lượng hóa” nội dung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo hướng càng chỉ rõ được những việc hỗ trợ thường xuyên cụ thể càng tốt, đồng thời đưa ra được cách thức hỗ trợ.
“Quan trọng là cần phát huy sự tham gia của các tổ chức, đại diện doanh nghiệp nhỏ và vừa, các tổ chức hội, hiệp hội của doanh nghiệp vào hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa để tạo sự gắn kết trong thực hiện các hoạt động hỗ trợ.” – ông Nam nói.Tính khả thi của dự thảo luật là nội dung được các chuyên gia, các nhà hoạch định chính sách, đại diện các hiệp hội, doanh nghiệp rất quan tâm. Ông Nguyễn Văn Phúc, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, đến thời điểm này chúng ta mới xây dựng Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa là khá chậm, mặc dù từ lâu đã nhận định được vai trò quan trọng của đối tượng này trong nền kinh tế.
Những lợi ích khi luật hóa việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa là điều có thể nhận ra nhưng thực thi các quy định của luật này mới là vấn đề cần quan tâm. Các cơ quan của Quốc hội sẽ tiến hành giám sát việc thực thi Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa của Chính phủ để đảm bảo các quy định này phát huy được hiệu quả, đưa sự hỗ trợ thành những lợi ích thực tế.
Còn ông Huỳnh Văn Hạnh, Phó Chủ tịch Hiệp hội mỹ nghệ và chế biến gỗ Thành phố Hồ Chí Minh cho hay, không gian chính sách để Nhà nước hỗ trợ cho doanh nghiệp ngày một thu hẹp do bị ràng buộc bởi WTO và nhiều hiệp định thương mại tự do khác.
Do vậy con đường hỗ trợ an toàn nhất là thông qua các hiệp hội ngành nghề. Trong dự thảo luật cần hạn chế tối đa cụm từ “hỗ trợ doanh nghiệp” để tránh bị kiện chống bán phá giá và chống trợ cấp./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thứ trưởng Đặng Huy Đông: Không có sự bao cấp đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
12:50' - 09/06/2016
Tôi xin khẳng định, không có sự bao cấp. Cơ chế ưu đãi, hỗ trợ chỉ dành cho những đối tượng doanh nghiệp nào hoạt động có hiệu quả; có tiềm năng phát triển, có trí tuệ và ý tưởng đổi mới sáng tạo…
-
Kinh tế Việt Nam
Thúc đẩy sự tham gia của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong cải cách chính sách
21:22' - 03/06/2016
Diễn đàn Kinh tế Tư nhân đầu tiên tại Việt Nam chính thức khai mạc ngày 3/6 tại Hà Nội.
-
Doanh nghiệp
Chính sách cho phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
17:15' - 03/06/2016
So với các doanh nghiệp lớn hay các doanh nghiệp Nhà nước, các doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện còn gặp nhiều hạn chế trong tiếp cận các nguồn lực và cơ hội kinh doanh như tín dụng, thị trường,...
-
Kinh tế Việt Nam
Chính phủ sẽ có thể chế chính sách hỗ trợ quá trình khởi nghiệp
15:26' - 03/06/2016
Chính phủ sẽ có thể chế chính sách để hỗ trợ quá trình khởi nghiệp bằng cách phát triển công cụ chính sách như quỹ khởi nghiệp, quỹ đầu tư mạo hiểm…
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Bộ Công Thương ban hành thông tư quy định về việc cấp C/O
09:36' - 30/06/2025
Đây là bước đi quan trọng nhằm cụ thể hóa quy định tại khoản 6 Điều 28 Nghị định số 146/2025/NĐ-CP của Chính phủ về phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại.
-
DN cần biết
Ra mắt VIFA UK: Cầu nối tài chính Việt – Anh giữa lòng London
21:43' - 28/06/2025
Tối ngày 27/6 (giờ địa phương) Hiệp hội Tài chính và Đầu tư Việt Nam tại Vương quốc Anh (VIFA UK) chính thức ra mắt tại thủ đô London.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực xuất xứ hàng hóa
18:13' - 28/06/2025
Từ ngày 1/7/2025, Bộ Công Thương sẽ thực hiện phân cấp, phân quyền cấp 31 mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) ưu đãi và không ưu đãi cho địa phương.
-
DN cần biết
Doanh nghiệp xuất khẩu cần chủ động khai thác thị trường khu vực Nam Á
21:30' - 26/06/2025
Khu vực Nam Á có quy mô thị trường rộng lớn, nhu cầu xuất nhập khẩu đa dạng các mặt hàng từ sản xuất đến tiêu dùng, là nơi doanh nghiệp Việt Nam có thể đẩy mạnh hợp tác thương mại và đầu tư.
-
DN cần biết
Từ 1/7, Bộ Công Thương sẽ dừng tiếp nhận đăng ký hợp đồng theo mẫu
18:21' - 25/06/2025
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương) cho biết: Ngày 12/5/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 146/2025/NĐ-CP quy định về phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại.
-
DN cần biết
Malaysia chính thức gỡ bỏ thuế chống bán phá giá với thép Việt Nam
17:37' - 25/06/2025
Malaysia quyết định dừng áp thuế chống bán phá giá với thép cuộn cán nguội và thép không hợp kim từ Việt Nam sau 5 năm áp dụng, mở ra cơ hội mới cho doanh nghiệp xuất khẩu thép.
-
DN cần biết
Nắm vững chính sách để doanh nghiệp phát triển bền vững
16:38' - 25/06/2025
Bộ Công Thương đang hoàn thiện dự thảo Luật Thương mại điện tử nhằm xây dựng hành lang pháp lý vững chắc, minh bạch, từ đó thúc đẩy sự phát triển thương mại điện tử và nền kinh tế số tại Việt Nam.
-
DN cần biết
Ngành tiêu dùng nhanh tăng tốc chuyển đổi số và thương mại đa kênh
14:23' - 25/06/2025
Trong bối cảnh chuyển đổi số và thương mại đa kênh tăng mạnh, toàn bộ chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu dùng được tái định hình. Điều này yêu cầu doanh nghiệp phải đổi mới tư duy, áp dụng công nghệ
-
DN cần biết
Cập nhật danh mục hàng hóa cư dân biên giới được phép trao đổi
11:41' - 25/06/2025
Bộ Công Thương ban hành văn bản hợp nhất mới về mua bán hàng hóa cư dân biên giới, quy định rõ chỉ hàng hóa trong danh mục được phép nhập khẩu, siết chặt quản lý thương mại biên giới.