EU bắt đầu thủ tục pháp lý trừng phạt Ba Lan
Ngày 29/7, Liên minh châu Âu (EU) thông báo đã bắt đầu tiến hành thủ tục pháp lý chống lại Chính phủ Ba Lan liên quan đến dự luật cải cách tư pháp vừa được Vácsava triển khai mà EU cho rằng sẽ làm mất tính độc lập của hệ thống tòa án nước này.
Trong một thông báo, Ủy ban châu Âu cho biết đã gửi một thông cáo chính thức bằng văn bản cho Ba Lan. Theo đó, Chính phủ Ba Lan có 1 tháng để hồi đáp những quan ngại của EU, vốn cho rằng dự luật cải cách của Ba Lan về tăng quyền lực cho Bộ trưởng Tư pháp sẽ làm "xói mòn tính độc lập của hệ thống tòa án Ba Lan".
Hành động của Ủy ban châu Âu, cơ quan hành pháp của EU, có thể khiến Ba Lan bị đưa ra Tòa án Công lý châu Âu và sẽ bị tuyên phạt. Vácsava sẽ phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt khi EU cho rằng các dự luật cải cách tư pháp trên không chỉ làm gia tăng mối đe dọa đối với những nguyên tắc dân chủ của Vácsava mà còn của cả khối gồm 28 thành viên này.
EU thực hiện bước đi trên sau khi Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda hồi đầu tuần đã ký ban hành một đạo luật cho phép Bộ trưởng Tư pháp nước này đơn phương thay thế chánh án của các tòa án của Ba Lan. Tuy nhiên, ông Duda lại phủ quyết 2 dự luật còn lại liên quan đến cải cách hệ thống tòa án.
Các dự luật cải cách tư pháp do đảng Luật pháp và Công lý (PiS) cầm quyền tại Ba Lan soạn thảo gây tranh cãi cả ở trong nước và EU. Phe đối lập tại Ba Lan cho rằng các dự luật này sẽ làm mất tính độc lập của tòa án và trao quyền kiểm soát tòa án cho đảng cầm quyền.
Các hoạt động biểu tình phản đối cải cách tư pháp diễn ra tại nhiều thành phố của Ba Lan trong suốt thời gian qua. Trong khi đó, phía EU cảnh báo Ba Lan có thể bị đình chỉ tư cách thành viên EU nếu Vácsava tiếp tục theo đuổi các cải cách gây tổn hại sự độc lập của bộ máy tư pháp và nguyên tắc pháp quyền tại Ba Lan, theo đó EU có thể kích hoạt Điều 7 Hiệp ước Lisbon hủy bỏ quyền bỏ phiếu của Ba Lan trong liên minh - một biện pháp trừng phạt chưa từng có tiền lệ của EU./.
- Từ khóa :
- eu
- ba lan
- kinh tế ba lan
- trừng phạt ba lan
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Eurozone: ‘Nóng” tăng trưởng, “nguội” lạm phát
19:32' - 29/07/2017
Kinh tế Eurozone được dự báo đạt tốc độ tăng trưởng 0,6%/quý và 2,4%/năm trong quý II/2017.
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán về thương mại giữa Anh và EU có thể bị trì hoãn
09:15' - 28/07/2017
Các cuộc đàm phán về tương lai quan hệ thương mại giữa Anh và EU có thể sẽ bị trì hoãn.
-
Kinh tế Thế giới
Mâu thuẫn gia tăng trong quan hệ kinh tế Trung Quốc - EU
05:30' - 28/07/2017
Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào châu Âu có xu hướng tăng đột biến khiến nhiều nước cảm thấy bất an, trong bối cảnh Bắc Kinh đang tiếp tục thúc đẩy sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI).
-
Kinh tế Thế giới
EU viện trợ khẩn cấp cho Hy Lạp để trợ giúp người tị nạn
19:59' - 27/07/2017
Ngày 27/7, Ủy ban châu Âu (EC) công bố khoản viện trợ khẩn cấp mới trị giá 209 triệu euro (245 triệu USD) cho Hy Lạp để trợ giúp cho khoảng 10.000 người tị nạn đang bị mắc kẹt ở nước này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Anh đối mặt với nguy cơ lạm phát và suy thoái kinh tế
20:24' - 29/06/2022
Ngân hàng trung ương Anh (BoE) đang trong thế “tiến thoái lưỡng nan” về quyết định mức tăng lãi suất khi kinh tế Anh đang đối mặt với hai nguy cơ lớn là lạm phát hai con số và suy thoái kinh tế.
-
Kinh tế Thế giới
Lạm phát tại Tây Ban Nha tăng 10,2%, cao nhất trong 37 năm
19:02' - 29/06/2022
Dữ liệu chính thức công bố ngày 29/6 cho thấy lạm phát tại Tây Ban Nha đã tăng lên mức cao nhất trong 37 năm qua, ở mức 2 con số trong bối cảnh giá lương thực và nhiên liệu tăng cao.
-
Kinh tế Thế giới
Đồng ruble tăng cao, nguồn thu xuất khẩu của Nga giảm sút
17:38' - 29/06/2022
Với thực tế đồng ruble đang tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 5/2015, nguồn thu xuất khẩu hàng hóa của Nga đang bị giảm sút.
-
Kinh tế Thế giới
Nga áp dụng luật nhập khẩu song song
14:42' - 29/06/2022
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký ban hành luật về "nhập khẩu song song" trong nước nhằm bình ổn giá cả trong bối cảnh Moskva đang phải ứng phó với các lệnh trừng phạt kinh tế của phương Tây.
-
Kinh tế Thế giới
Các chuyến bay giữa Seoul và Tokyo được nối lại sau hơn 2 năm gián đoạn
14:40' - 29/06/2022
Ngày 29/6, các chuyến bay giữa hai thủ đô của Hàn Quốc và Nhật Bản đã được nối lại sau hơn 2 năm gián đoạn do dịch COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ bắt đầu đàm phán vấn đề áp giá trần năng lượng Nga
12:20' - 29/06/2022
Giới chức Mỹ cho biết nước này đã bắt đầu đàm phán với các quốc gia tiêu thụ nhiều dầu mỏ, trong đó có Ấn Độ, về việc áp giá trần đối với dầu mỏ nhập khẩu từ Nga.
-
Kinh tế Thế giới
Scotland lên kế hoạch trưng cầu ý dân về việc tách khỏi Vương quốc Anh
09:31' - 29/06/2022
Chính quyền Scotland (thuộc Vương quốc Anh) ngày 28/6 công bố kế hoạch tổ chức một cuộc trưng cầu ý dân về độc lập vào ngày 19/10/2023, nếu sự kiện này được Tòa án Tối cao Vương quốc Anh chấp thuận.
-
Kinh tế Thế giới
G7 nhất trí đầu tư vào khí đốt tự nhiên
08:07' - 29/06/2022
Ngày 28/6, Nhóm các quốc gia công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) tán thành các khoản đầu tư vào khí đốt tự nhiên trong bối cảnh nhiều nước muốn giảm phụ thuộc vào nhiên liệu của Nga.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ công bố bản ghi nhớ an ninh quốc gia đầu tiên về chống đánh bắt cá trái phép
20:46' - 28/06/2022
Giới chức cấp cao chính quyền Mỹ cho biết Tổng thống Joe Biden đã ký một bản ghi nhớ an ninh quốc gia về chống đánh bắt cá trái phép.