EU và 5 năm quyết tâm thực hiện minh bạch thuế
Mới đây, các cơ quan hành pháp và lập của Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí buộc các công ty lớn phải công khai doanh thu, lợi nhuận, các khoản thuế đã nộp... cho từng quốc gia nơi họ hoạt động. Để đạt được sự đồng thuận trên, các nước châu Âu đã phải mất tới 5 năm.
Năm 2014, một vài ngày sau khi Ủy ban châu Âu (EC) mới đi vào hoạt động, tân Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) và là cựu Thủ tướng Luxembourg Jean-Claude Juncker đã phải đối mặt với khó khăn đầu tiên. Đó là vụ bê bối Luxleaks làm cho các thỏa thuận thuế giữa Luxembourg và các công ty đa quốc gia có thể về con số không.Vài tuần sau, trong một cuộc tranh luận tại Nghị viện châu Âu (EP), nghị sỹ Bỉ Philippe Lamberts đã khuyên EC nên phản ứng bằng cách buộc các công ty phải khai báo lợi nhuận, số lượng lao động mà họ sử dụng và số thuế họ phải trả ở mỗi quốc gia EU nơi họ hoạt động.
"Tôi nói với EC rằng đó là một cách đơn giản để gây áp lực cho các công ty đa quốc gia", ông Philippe Lamberts nhớ lại. Và vì lý do chính đáng, trong khi các quốc gia châu Âu có quyền phủ quyết đối với mỗi văn bản thuế, việc công bố báo cáo theo từng quốc gia sẽ giúp vượt qua các ràng buộc của luật thuế do nó thiên về các tiêu chuẩn kế toán. Biện pháp này đã được áp dụng đối với các ngân hàng và các ngành công nghiệp khai thác.
Đây là một đề xuất là táo bạo và gây tranh cãi. Hiện EU đang đàm phán với các đối tác quốc tế về một biện pháp tương tự có thể buộc các công ty đa quốc gia phải chuyển thông tin cho các cơ quan thuế. Nhưng theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), việc quyết định đơn phương công bố dữ liệu liên quan ít được người Mỹ coi trọng.Bước nhảy vọt sau 5 nămNăm 2016, Ủy viên châu Âu Jonathan Hill đến từ Vương quốc Anh đã khởi động “cỗ máy” ngay trước khi từ chức vì kết quả của cuộc trưng cầu về Brexit, chỉ việc Anh rời Liên minh châu Âu. Vào thời điểm đó, EC đang tránh những lời chỉ trích với việc một vụ bê bối thuế khác là Hồ sơ Panama bị phanh phui. Dự thảo đề xuất yêu cầu các công ty có doanh thu tối thiểu 750 triệu USD phải công bố từng con số cho từng quốc gia EU và một con số duy nhất cho các quốc gia còn lại trên thế giới. Tuy nhiên, trong Hồ sơ Panama lại có Panama, một quốc gia không hẳn thuộc EU.Do đó, dữ liệu của các công ty ở quốc gia này sẽ được tìm thấy ở các quốc gia khác ngoài EU. Để tránh điều này, EC đề xuất yêu cầu cung cấp thông tin tách biệt cho các quốc gia sẽ xuất hiện trong danh sách “thiên đường thuế” của châu Âu đang được xây dựng.
Sau đó, phải mất 5 năm để các quốc gia thông qua quan điểm về vấn đề này vì một số nước như Ireland, Malta, Thụy Điển... cảm thấy họ đang bị tước quyền phủ quyết trong các vấn đề thuế. Hơn nữa, dựa trên cơ sở pháp lý của văn bản, EP là cơ quan đồng lập pháp. Các luật sư của Hội đồng châu Âu lại đồng ý với những quốc gia này và do đó hồ sơ đã bị ách lại.Một bước nhảy vọt chỉ diễn ra cho đến đầu năm 2021, khi Bồ Đào Nha tiếp quản chức Chủ tịch Hội đồng châu Âu. Những tiết lộ trên báo chí quốc gia về lập trường của nước này liên quan đến Hồ sơ Panama trong quá khứ khiến chính phủ chịu nhiều áp lực. Cùng lúc đó, Chính phủ Áo có sự thay đổi nhân sự một cách bất đắc dĩ khi Thủ tướng nước này bị điều tra về hành vi tham nhũng, qua đó đưa quốc gia này vào danh sách các nước đồng thuận. Về phần mình, EP sẵn sàng đàm phán với Hội đồng châu Âu nhờ vào thỏa hiệp do cựu nghị sĩ Bỉ Hugues Bayet cùng với đồng nghiệp và đồng minh người Áo Evelyn Regner đưa ra. Vào ngày 25/2, các quốc gia đã đạt được đa số cần thiết yêu cầu tính minh bạch về thuế đối với các công ty xuyên quốc gia ở châu Âu. Vài tuần sau, một công hàm của Pháp bị rò rỉ khẳng định sự cần thiết phải tuân thủ nghiêm ngặt nhiệm vụ đàm phán của Hội đồng. Tóm lại, nếu EP muốn có một thỏa thuận, tất cả những gì họ phải làm là ký vào văn bản, và họ sẽ không nhận được gì thêm. Theo nguồn tin do báo điện tử Contexte tiết lộ, công hàm của Pháp gửi cho các phái đoàn châu Âu trên thực tế là do Liên đoàn giới chủ Pháp (Medef) soạn thảo. Công hàm này đã thổi bùng phản ứng từ dư luận. Tuy nhiên, người Bồ Đào Nha biết rằng nếu họ mất đi sự ủng hộ của Pháp, họ sẽ mất đa số.Hướng đến sự tốt đẹp hơnTrước khi Nghị viện, Ủy ban và Hội đồng châu Âu gặp nhau hôm 1/6, giới truyền thông cho rằng sẽ có một sự thỏa hiệp. Điều này cũng dễ hiểu vì liên quan đến các yếu tố chính trị khi Slovenia tiếp quản chức Chủ tịch Hội đồng châu Âu từ Bồ Đào Nha vào tháng Bảy, trong khi Slovenia không tán thành văn bản của Pháp. Nhưng Pháp sẽ luân phiên nắm giữ chức Chủ tịch Hội đồng châu Âu vào đầu năm 2022.Nếu Pháp muốn “ngáng chân” thì rất khó buộc tội các công ty đa quốc gia trốn thuế khiến Bồ Đào Nha phải chịu áp lực. Đồng thời, Bồ Đào Nha đang triển khai quảng bá trên thế giới về hiệp định tương lai của OECD về mức thuế tối thiểu.Điểm bất đồng chính giữa các cơ quan của EU liên quan đến điều khoản tự vệ, vốn không tồn tại trong đề xuất ban đầu và sẽ cho phép các công ty không phải kê khai thông tin trong 5 năm nếu điều này có thể làm suy yếu vị thế thương mại của họ. EP là người đầu tiên đưa yếu tố này vào văn bản và đưa ra ý tưởng cho Hội đồng. Lập luận của EP để yêu cầu điều khoản này như sau: “Giả sử một công ty thắng thầu để xây dựng cơ sở hạ tầng ở một quốc gia mà họ không có hoạt động nào, thì doanh thu của công ty tại quốc gia này sẽ giúp họ có thể xác định những gì đã kiếm được từ một dự án duy nhất và tính toán lợi nhuận của nó”.Trong cuộc đàm phán hôm 1/6, Bồ Đào Nha đã trực tiếp kêu gọi các quốc gia cố gắng đạt được một thỏa hiệp tốt hơn, nhưng người Đức và người Pháp đã rõ ràng: Đây là lằn ranh đỏ. Họ đồng ý giảm khoảng thời gian mà một công ty không cần công khai dữ liệu của mình từ 6 năm xuống còn 5 năm, sau đó phía công ty có nghĩa vụ xuất bản hồi tố vào cuối giai đoạn này.Vấn đề thuế sẽ liên quan đến tất cả các quốc gia EU, gồm cả những quốc gia nằm trong danh sách “thiên đường thuế” và "danh sách xám" (những nước có cam kết cải cách trong ít nhất hai năm).Mức thuế tối thiểu mà Nhóm các nước phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) ấn định dự kiến sẽ trở thành tiêu chuẩn toàn cầu và là tiêu chí để đánh giá một quốc gia lọt vào danh sách "đen" hay "xám" của EU. Do đó, việc báo cáo thuế theo từng quốc gia có thể khiến tất cả các nước trên thế giới từ chối áp dụng mức thuế tối thiểu này.
Thỏa hiệp đã bị xã hội dân sự chỉ trích bởi họ vốn muốn nhiều hơn thế. Tuy nhiên, trong các thể chế châu Âu, người ta chỉ tính tương đối bởi vì 5 năm trước, không ai có thể mơ về một sự thỏa hiệp này./.Tin liên quan
-
Tài chính
Các nhà lãnh đạo G7 đạt thỏa thuận về thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu
12:30' - 14/06/2021
Dự kiến vấn đề này sẽ được đưa ra hội nghị thượng đỉnh Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) ở Italy vào tháng 7 tới.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ tự tin vào sự ủng hộ của các lãnh đạo G7 với đề xuất thuế tối thiểu toàn cầu
15:17' - 12/06/2021
Cố vấn an ninh quốc gia của Nhà Trắng cho hay các nhà lãnh đạo G7 sẽ tán thành đề xuất của Tổng thống Mỹ Joe Biden về mức thuế tối thiểu toàn cầu ít nhất là 15% đối với các doanh nghiệp.
-
Kinh tế Thế giới
Các nước G7 ủng hộ thỏa thuận "lịch sử" về thuế áp lên các công ty đa quốc gia
05:30' - 12/06/2021
Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) vừa đạt một thỏa thuận “lịch sử” về đánh thuế lên các công ty đa quốc gia.
-
Kinh tế Thế giới
Nhiều triệu phú Mỹ ủng hộ đánh thuế cao hơn với người giàu và doanh nghiệp
19:22' - 10/06/2021
Khảo sát mới nhất của kênh truyền hình CNBC về các triệu phú, khoảng 60% cá nhân sở hữu từ một triệu USD trở lên ủng hộ việc đánh thuế tài sản những người sở hữu tài sản từ 10 triệu USD trở lên.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07'
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05'
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05'
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49'
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26' - 24/11/2024
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này
-
Kinh tế Thế giới
10 sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
09:25' - 24/11/2024
Giá vàng thế giới tăng mạnh nhất gần hai năm qua, đồng bitcoin tăng giá khoảng 130%, đồng USD áp sát mức cao nhất trong 13 tháng... là trong những sự kiện kinh tế thế giới nổi bật trong tuần qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Phát hiện mỏ vàng trữ lượng siêu lớn ở tỉnh Hồ Nam
20:39' - 23/11/2024
Mỏ mới ở độ sâu 2.000m bên dưới mỏ vàng Wangu ở huyện Bình Giang.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46' - 23/11/2024
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.