EU và Anh "bất đồng nghiêm trọng" sau vòng đàm phán đầu tiên
Trao đổi với báo giới sau vòng đàm phán đầu tiên giữa hai bên về một thỏa thuận mới thời hậu Brexit, ông Barnier nêu rõ: "Một thỏa thuận vẫn khả thi, dù cho rất khó khăn".
Tuy nhiên, ông thừa nhận hai bên vẫn tồn tại bất đồng xung quanh những điều khoản về một “sân chơi công bằng” nhằm đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng giữa các công ty EU và Anh thời hậu Brexit.
Một điểm bất đồng nữa là Anh muốn thỏa thuận riêng biệt về việc xem xét phạm vi và hạn mức đánh bắt cá cho từng bên mỗi năm, điều mà ông Barnier cho rằng phi thực tế và bất khả thi.
Tiến trình đàm phán về một thỏa thuận mới giữa EU và Anh diễn ra chỉ hơn một tháng sau khi Anh rời khỏi EU và dự kiến sẽ kết thúc vào cuối năm nay.
Trước khi bước vào đàm phán, hai bên hầu như chưa đạt được nhận thức chung trong các vấn đề then chốt, đặc biệt là hai chủ đề được đánh giá là gai góc nhất là "sân chơi công bằng" và đánh bắt cá.
Trong vấn đề thương mại, EU muốn có một “sân chơi công bằng” để ngăn chặn việc Anh cắt giảm những tiêu chuẩn của khối này về lao động, thuế, môi trường và trợ cấp nhà nước.
Trong khi đó, Anh kiên quyết đặt ra những quy định của riêng mình với lý do “sự độc lập về chính trị và kinh tế”.
Trong lĩnh vực nghề cá, phía EU muốn giữ nguyên trạng các quy định hiện nay, theo đó ngư dân của ít nhất 8 quốc gia EU có quyền tiếp tục đánh bắt cá trong vùng biển của Anh và xem đây như một phần của một thỏa thuận thương mại tổng thể.
Tuy nhiên, phía Anh phản đối và đòi hỏi áp dụng mô hình hợp tác giữa EU và Na Uy hiện nay, tức là hai bên sẽ thảo luận từng năm một để đưa ra phạm vi và hạn mức đánh bắt cá cho từng bên. Anh cũng muốn tách vấn đề nghề cá ra khỏi thỏa thuận thương mại.
Nhiều chuyên gia cảnh báo Anh và EU sẽ không thể đạt được thỏa thuận trước cuối năm nay nếu hai bên không chịu nhân nhượng.
Trong trường hợp này, cả hai bên sẽ đều bị thiệt hại về kinh tế, đặc biệt là Anh và Ireland, thành viên EU phụ thuộc nhiều nhất vào thương mại với Vương quốc Anh.
Theo tính toán của các chuyên gia từ Liên hợp quốc, nếu không đạt được thỏa thuận nào với EU, nước Anh sẽ mất đến 29 tỷ euro (32 tỷ USD) doanh thu xuất khẩu mỗi năm, khi EU là điểm đến của gần một nửa hàng xuất khẩu từ Anh./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Anh: Không phá bỏ quy định giám sát tài chính hiện hành sau Brexit
05:30' - 05/03/2020
Anh cũng mong muốn EU sẽ đi đến những đánh giá "tích cực" trước tháng 6 tới bởi thực tế Anh đã đưa những quy định tài chính của EU vào hệ thống luật pháp quốc gia.
-
Kinh tế Thế giới
Anh và EU kết thúc ngày đàm phán đầu tiên hậu Brexit
11:29' - 03/03/2020
Theo Trưởng đoàn đàm phán của EU Michel Barnie, Anh và EU đã kết thúc ngày đàm phán đầu tiên trong tinh thần xây dựng với mong muốn nhất trí một thỏa thuận hợp tác công bằng và tham vọng.
-
Kinh tế Thế giới
Anh kêu gọi EU thông qua quyền tiếp cận thị trường cho khu tài chính London
09:48' - 03/03/2020
Theo phóng viên TTXVN tại London, Chính phủ Anh kêu gọi EU tôn trọng thực hiện đúng kế hoạch thông qua quyền tiếp cận thị trường EU cho khu tài chính London vào tháng 6 tới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
OPEC+ bám sát kế hoạch tăng sản lượng trong tháng 7-8/2022
22:01' - 30/06/2022
Nhóm OPEC+ hôm 30/6 cho biết họ sẽ bám sát kế hoạch tăng sản lượng dầu vào tháng Tám, nhưng tránh thảo luận về chính sách cho tháng Chín trở đi.
-
Kinh tế Thế giới
Doanh nghiệp Anh tại Việt Nam tạo ra giá trị xuất khẩu hàng triệu USD
18:09' - 30/06/2022
Chủ tịch Hội đồng kinh doanh Anh BritCham cho biết các công ty của Anh đang đem lại việc làm cho hàng nghìn lao động Việt Nam, tạo ra giá trị xuất khẩu hàng triệu USD.
-
Kinh tế Thế giới
Fed tin tưởng kinh tế Mỹ có thể "hạ cánh mềm"
13:23' - 30/06/2022
Fed tin rằng kinh tế Mỹ vẫn có thể “hạ cánh mềm” khi Fed có thể kiềm chế lạm phát mà không đẩy nền kinh tế vào suy thoái.
-
Kinh tế Thế giới
Australia và EU thống nhất nối lại đàm phát thương mại tự do
11:21' - 30/06/2022
Thủ tướng Australia Anthony Albanese, cho biết Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa nước này và Liên minh châu Âu (EU) sẽ được đẩy nhanh tiến độ và nối lại đàm phán vào tháng Mười.
-
Kinh tế Thế giới
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Bộ trưởng Thương mại Anh
08:48' - 30/06/2022
Chiều 29/6 (theo giờ địa phương), tại thủ đô London, trong khuôn khổ chuyến thăm Vương quốc Anh, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã tiếp Bộ trưởng Bộ Thương mại Quốc tế Anh Anne – Marie Trevelyan.
-
Kinh tế Thế giới
Lạm phát toàn cầu thu hút sự chú ý lớn hơn "các chuyển động chính trị" tại Mỹ
08:46' - 30/06/2022
Giá cả tăng và lạm phát là trọng tâm trong cuộc họp tuần này của Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) diễn ra tại Đức.
-
Kinh tế Thế giới
ECB: Thế giới sẽ không trở lại môi trường lạm phát thấp trước đại dịch COVID-19
08:32' - 30/06/2022
Theo nhận định của Chủ tịch Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde, thế giới sẽ không quay trở lại "môi trường lạm phát thấp" như trước thời kỳ đại dịch COVID-19 bùng phát.
-
Kinh tế Thế giới
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp lãnh đạo một số tập đoàn của Vương quốc Anh
08:30' - 30/06/2022
Theo Đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ chuyến thăm Vương quốc Anh, ngày 29/6 (theo giờ địa phương), tại thủ đô London, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã tiếp lãnh đạo một số tập đoàn lớn tại Anh.
-
Kinh tế Thế giới
Phó Thủ tướng: Hai bên Việt Nam – Anh cần khai thác tối đa lợi thế từ Hiệp định UKVFTA
08:17' - 30/06/2022
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nhấn mạnh, hai bên Việt Nam – Anh cần khai thác tối đa những lợi thế từ Hiệp định UKVFTA đã được ký kết.