Xu hướng các dòng chảy FDI đến và đi từ Trung Quốc thời kỳ hậu COVID-19
Trang Diễn đàn Chính sách (Policy Forum) vừa đăng tải bài phân tích của Tiến sĩ Chunlai Chen thuộc Đại học Quốc gia Australia và Tiến sĩ Christopher Findlay thuộc Đại học Adelaide về dòng chảy hai chiều của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Trung Quốc.
Theo bài viết, tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chảy vào Trung Quốc trong năm 2019 là 137 tỷ USD, tăng 5,8% so với năm trước đó.Do ảnh hưởng của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, con số này đã sụt giảm 13% trong quý I/2020, trước khi nhanh chóng tăng trưởng trở lại vào tháng Tư, đạt mức 10,14 tỷ USD, tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước. Điều này cho thấy dòng vốn FDI chảy vào Trung Quốc đang phục hồi.
Sự phục hồi của dòng chảy FDI vào Trung QuốcMặc dù FDI sẽ không giúp Trung Quốc thúc đẩy sự phục hồi kinh tế thời kỳ hậu COVID-19, do tỷ lệ của dòng vốn này chỉ chiếm khoảng 1,74% tổng đầu tư vào tài sản cố định năm 2019, song chỉ số này thể hiện một phần tích cực của toàn bộ quá trình.Đồng thời đây là yếu tố đặc biệt quan trọng trong việc tạo ra việc làm ở một số lĩnh vực, cũng như trong dòng chảy công nghệ tại cường quốc lớn nhất châu Á.
Sự phục hồi của dòng chảy FDI vào Trung Quốc là mối quan tâm đối với một lý do khác. Đó là việc tạo ra sự thách thức đối với quan điểm cho rằng các doanh nghiệp nước ngoài sẽ rút lui khỏi Trung Quốc sau đại dịch. Thực tế là quan điểm không phải hoàn toàn đúng, bởi nhiều công ty đang cố gắng duy trì hoạt động của mình ở thị trường đầy tiềm năng này.Sức hấp dẫn đầu tư của Trung Quốc đến từ quy mô thị trường khổng lồ, chi phi lao động thấp - mặc dù đang tăng, cơ sở hạ tầng giao thông và viễn thông tốt.Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đã đưa vào thực thi luật FDI mới nhằm cải thiện khả năng tiếp cận thị trường và cung cấp nhiều cơ hội đầu tư hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Theo đánh giá của một công ty luật quốc tế, luật và các quy định mới mà Bắc Kinh đã ban hành đã đánh dấu một kỷ nguyên mới cho đầu tư nước ngoài tại quốc gia này.
Điều này được khẳng định bằng những nhận xét tích cực của tạp chí chuyên về tài chính The Financial Times, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của cam kết đối với một số thay đổi, bao gồm cam kết đối xử của một quốc gia - cho phép nhà đầu tư nước ngoài được hưởng các quyền tương đương với các doanh nghiệp trong nước.Ngoài ra, luật FDI cũng đề cập tới việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp nước ngoài, giống như cách áp dụng đối với các công ty Trung Quốc.Theo đó, các cơ quan chính phủ bị cấm tiết lộ bí mật thương mại của doanh nghiệp nước ngoài và nhà đầu tư nước ngoài được phép tự do điều chuyển lợi nhuận, nguồn vốn và cả tiền thanh lý tài sản ra nước ngoài, bằng đồng nhân dân tệ (NDT) hoặc ngoại tệ.
Một điều quan trọng nữa đó là theo quy định mới, quyền truy cập vào lĩnh vực đấu thầu mua sắm của Chính phủ Trung Quốc sẽ mở cửa cho các công ty nước ngoài. Trong trường hợp xảy ra hoạt động “sung công quỹ”, các khoản bồi thường hợp lý và công bằng sẽ được tính đến một cách kịp thời.BRI - “điểm trũng” nhận FDI?Có vẻ như các quốc gia đang chú ý đến sáng kiến "Vành đai và Con đường" (BRI) ngày một nhiều hơn, bằng chứng là đầu tư của các quốc gia BRI vào Trung Quốc đã tăng 7,9% trong bốn tháng đầu năm 2020.Tương tự, đầu tư từ những nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào Trung Quốc cũng tăng khoảng 13% trong 4 tháng đầu năm nay, theo tiến trình tự do hóa thương mại và đầu tư của Hiệp định thương mại tự do Trung Quốc-ASEAN, được nâng cấp vào năm 2015.Ba tháng đầu năm 2020, thương mại ASEAN-Trung Quốc tăng 6% hàng năm, chiếm 15% tổng khối lượng thương mại của Trung Quốc. ASEAN đã thay thế Liên minh châu Âu (EU) trở thành đối tác thương mại hàng đầu của Trung Quốc, một phần là nhờ các tác động của đại dịch khiến EU bị phong tỏa.Trên thực tế, Trung Quốc là nhà nhập khẩu ròng các sản phẩm hàng hóa được tích hợp từ ASEAN, do các công ty Nhật Bản và Hàn Quốc dịch chuyển nơi sản xuất từ Trung Quốc sang các quốc gia Đông Nam Á. Tuy nhiên, ASEAN cũng nhập khẩu nguyên liệu có xuất xứ từ Trung Quốc. Điều này cho thấy sự gắn kết phức tạp của mạng lưới sản xuất trong khu vực.Một yếu tố tiêu cực trong dòng chảy vốn FDI đó là cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc gây cản trở đầu tư từ Mỹ vào nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Tuy nhiên, cùng thời điểm đó, luật FDI của Trung Quốc đã thay đổi đáng kể để phù hợp hơn với những yêu cầu từ phía Mỹ và thị trường địa phương của quốc gia này vẫn được rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm.Điều này dẫn tới một kết quả là dòng vốn FDI của Mỹ chảy vào Trung Quốc trong năm 2019 tiếp tục được duy trì so với năm 2018. Chẳng hạn, năm 2019, Tesla đã đầu tư 5 tỷ USD vào Thượng Hải để xây dựng một nhà máy sản xuất ô tô điện.Dòng chảy FDI đến Trung Quốc có khuynh hướng rót vào vào các lĩnh vực dịch vụ cụ thể, một số trong đó là công nghệ cao. Đây có thể được xem là cách thức phản ứng với đại dịch COVID-19, nhằm củng cố xu hướng tập trung vào thương mại điện tử và kinh doanh trực tuyến.Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Trung Quốc là nhà cải cách dịch vụ hàng đầu trong giai đoạn 2014-2019, bao gồm các cải cách giúp mở rộng hơn ngành dịch vụ, áp dụng hệ thống thông báo trực tuyến cho hoạt động phê duyệt các dự án mới, đơn giản hóa các tiêu chuẩn để thiết lập lệ phí cho các dịch vụ chuyên nghiệp, giảm bớt yêu cầu về quốc tịch cho giám đốc của những công ty kế toán và luật an ninh mạng mới.Mặc dù dòng vốn FDI chảy vào Trung Quốc vẫn cho thấy sự ổn định và tăng trưởng, nhưng FDI từ Trung Quốc ra thế giới lại ghi nhận sự sụt giảm đáng kể trong ba năm gần đây. Năm 2019, FDI ra nước ngoài của Trung Quốc đạt 118 tỷ USD, giảm 6% so với hồi năm 2018.Sang đến quý I/2020, con số này tiếp tục giảm 3,9% so với cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên, nếu xét về điểm đến, vốn FDI từ Trung Quốc rót vào các quốc gia BRI đạt 4,3 triệu USD, tăng 11,7%. Điều đó cho thấy quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và các nước BRI đã phát triển theo cả hai hướng.
Một yếu tố trong sự suy giảm dòng chảy ra thế giới của Trung Quốc là do nước này đã thắt chặt kiểm soát kể từ năm 2017, để cải thiện cơ cấu FDI, sàng lọc dòng chảy vốn và đặt giới hạn cho một số lĩnh vực, bao gồm cả lĩnh vực giải trí, cũng như ngăn chặn các dự án đầu tư không hiệu quả ở nước ngoài. Ngoài ra, Bắc Kinh cũng tăng cường nỗ lực nhằm ngăn chặn các phi vụ chuyển tiền vốn bất hợp pháp dưới dạng đầu tư.Bối cảnh này rất quan trọng với Australia và các quốc gia khác, nơi Trung Quốc là đối tác thương mại và nhà đầu tư quan trọng. Điều này cho thấy dòng vốn FDI ra nước ngoài của Trung Quốc hiện đang bị chi phối bởi các nhà đầu tư tư nhân, trong khi các doanh nghiệp nhà nước nhiều khả năng sẽ hướng các khoản đầu tư của họ vào những nước BRI./.- Từ khóa :
- trung quốc
- bri
- fdi
- asean
- mỹ
- covid 19
- hậu covid 19
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc dự định nới lỏng quy định đối với đầu tư nước ngoài
13:42' - 19/06/2020
Bộ Thương mại Trung Quốc (MoC) vừa công bố bản dự thảo sửa đổi về đầu tư chiến lược nước ngoài vào các công ty niêm yết của nước này, trong một nỗ lực nhằm thu hút thêm đầu tư vào thị trường nước này.
-
Ngân hàng
Campuchia và Trung Quốc chuẩn bị sử dụng đồng nội tệ trong giao dịch lúa gạo
15:39' - 18/06/2020
Liên đoàn Lúa gạo Campuchia (CRF) và Ngân hàng Quốc gia Campuchia (NBC) đang thảo luận việc sử dụng đồng nhân dân tệ và đồng riel trong các hợp đồng mua bán gạo giữa Trung Quốc và Campuchia.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ và Trung Quốc hướng tới mục tiêu giảm căng thẳng song phương
12:08' - 18/06/2020
Theo một quan chức ngoại giao Mỹ, ông Pompeo bắt đầu cuộc họp kín với ông Dương Khiết Trì sau 9 giờ sáng ngày 17/6 theo giờ địa phương (2h ngày 18/6 theo giờ Việt Nam).
-
Thị trường
Na Uy hy vọng nối lại hoạt động xuất khẩu cá hồi sang Trung Quốc
11:19' - 18/06/2020
Sau cuộc họp giữa quan chức Na Uy và Trung Quốc ngày 16/6, cả hai bên đi đến kết luận rằng nguồn lây nhiễm không xuất phát từ mặt hàng cá xuất khẩu của Na Uy.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ trong tháng Tư
18:23' - 17/06/2020
Trao đổi thương mại Mỹ-Trung trong tháng Tư tăng mạnh so với tháng Ba trong bối cảnh đại dịch COVID-19, đưa Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ trong tháng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ và Ukraine thống nhất thêm chi tiết thỏa thuận đất hiếm
11:35'
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế Ukraine Yuliia Svyrydenko thông báo Mỹ và Ukraine đã ký biên bản ghi nhớ xác nhận ý định hoàn tất và ký kết thỏa thuận hợp tác về khoáng sản đất hiếm.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc đứng đầu thế giới về quy mô điện hạt nhân
09:22'
Trung Quốc hiện có 58 tổ máy điện hạt nhân thương mại đang vận hành, với tổng công suất lắp đặt 60,96 triệu kilowatt, và 44 tổ máy đang được xây dựng, tổng quy mô đứng đầu thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Thông điệp “Nước Việt Nam là một” vang vọng truyền thông Mỹ Latinh
21:50' - 27/04/2025
Bài viết “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một” của Tổng Bí thư Tô Lâm đã trở thành tâm điểm trong loạt bài đặc biệt của Thông tấn xã Mỹ Latinh Prensa Latina.
-
Kinh tế Thế giới
IMF dự báo quá trình phục hồi kinh tế ở châu Phi bị gián đoạn
13:59' - 27/04/2025
Theo báo cáo Triển vọng kinh tế khu vực châu Phi ở phía Nam sa mạc Sahara công bố ngày 25/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định đà phục hồi kinh tế tại khu vực này đang bị gián đoạn.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump yêu cầu miễn phí lưu thông qua kênh đào Panama, Suez cho tàu Mỹ
13:58' - 27/04/2025
Ngày 26/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump kêu gọi miễn phí lưu thông cho các tàu quân sự và thương mại của Mỹ qua kênh đào Panama và Suez.
-
Kinh tế Thế giới
Tăng trưởng kinh tế Mỹ đang “giảm tốc” trước áp lực thuế quan
13:58' - 27/04/2025
Tăng trưởng kinh tế Mỹ đang giảm tốc rõ rệt trong những tháng đầu năm 2025, do người tiêu dùng thận trọng và thâm hụt thương mại mở rộng từ làn sóng nhập khẩu trước thuế quan.
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
10:43' - 27/04/2025
Tuần qua có nhiều sự kiện kinh tế nổi bật như: Mỹ áp thuế 3.521% đối với pin năng lượng mặt trời nhập khẩu; Giám đốc IEA cảnh báo áp lực địa chính trị gia tăng là thách thức với an ninh năng lượng…
-
Kinh tế Thế giới
Bất ổn vẫn bao trùm thương mại toàn cầu
10:13' - 27/04/2025
Chiến lược thuế quan của ông Trump có thể gây ra những tác động lâu dài, bao gồm xu hướng gia tăng chi phí sinh hoạt và những rủi ro suy thoái kinh tế toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Chủ tịch EC và Tổng thống Mỹ nhất trí về kế hoạch hội đàm chính thức
08:48' - 27/04/2025
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhất trí tổ chức cuộc họp chính thức trong thời gian tới.