Fitch Ratings hạ triển vọng xếp hạng tín nhiệm của Nhật Bản
Tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Fitch Ratings Inc. đã điều chỉnh hạ triển vọng xếp hạng tín nhiệm của Nhật Bản từ mức "ổn định" xuống "tiêu cực", viện dẫn kinh tế nước này giảm mạnh do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Trong một tuyên bố đưa ra ngày 28/7, Fitch cho biết hoạt động xuất khẩu của Nhật Bản giảm mạnh giữa lúc nhu cầu bên ngoài suy yếu đã làm trầm trọng thêm tình hình chi tiêu tiêu dùng và đầu tư kinh doanh vốn đã ảm đạm tại nền kinh tế lớn thứ ba thế giới. Trong khi giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Nhật Bản ở mức A, Fitch cảnh báo khả năng nước này thâm hụt tài chính nghiêm trọng hơn trong năm 2020 và 2021, từ đó làm trầm trọng thêm vấn đề nợ công của Nhật Bản vốn ở mức cao nhất tính theo tỷ lệ phần trăm GDP theo xếp hạn của Fitch. Fitch dự báo nền kinh tế lớn thứ ba thế giới sẽ sụt giảm 5% trong năm 2020, trước khi tăng trở lại lên mức 3,2% trong năm 2021. Tháng trước, hãng đánh giá tín dụng S&P Global Ratings cũng đã hạ triển vọng xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Nhật Bản từ mức "tích cực" xuống "ổn định", cũng vì lý do nói trên. Trong báo cáo triển vọng kinh tế và lạm phát hàng quý công bố sau cuộc họp hai ngày (14-15/7), Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) dự báo kinh tế nước này sẽ giảm 4,7% trong tài khóa 2020, nhưng sẽ tăng trưởng 3,3% trong tài khóa 2021. Về triển vọng lạm phát, nhiều nhà hoạch định chính sách đã chia sẻ quan điểm rằng giá tiêu dùng sẽ không tăng ngay lập tức do ảnh hưởng của dịch bệnh, mặc dù BoJ vẫn duy trì mục tiêu lạm phát 2%./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Nhật Bản đang có dấu hiệu phục hồi
07:30' - 23/07/2020
Văn phòng Nội các Nhật Bản ngày 22/7 đã nâng mức đánh giá triển vọng của kinh tế Nhật Bản tháng thứ hai liên tiếp, viện dẫn rằng nền kinh tế nước này đang có dấu hiệu phục hồi.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản hướng tới số hóa nền kinh tế
18:25' - 18/07/2020
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 18/7, Chính phủ Nhật Bản vừa thông qua các định hướng chính sách kinh tế-tài chính mới.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Chi phí trả lãi vượt 1.000 tỷ USD: Mỹ bước vào giai đoạn rủi ro tài khóa cao
08:00' - 11/05/2025
Hiện tại, trần nợ của Mỹ đang ở mức xấp xỉ 36.000 tỷ USD – giới hạn đã được Quốc hội Mỹ phê duyệt và chính thức bị vượt quá từ tháng 1/2025.
-
Tài chính & Ngân hàng
Nỗi lo “vũ khí hóa” USD đẩy doanh nghiệp tìm đến NDT và euro
07:21' - 10/05/2025
Các doanh nghiệp đang ngày càng yêu cầu nhiều hơn các công cụ phòng hộ sử dụng đồng nhân dân tệ (NDT), đô la Hong Kong (HKD), dirham của Các Tiểu Vương quốc Arập Thống nhất (UAE) và euro, thay vì USD.
-
Tài chính & Ngân hàng
Sumitomo đầu tư 1,6 tỷ USD vào Yes Bank của Ấn Độ
21:30' - 09/05/2025
Ngày 9/5, một trong những tập đoàn tài chính lớn nhất Nhật Bản Sumitomo Mitsui Financial Group (SMFG) đã công bố kế hoạch đầu tư vào Yes Bank, một ngân hàng thương mại lớn của Ấn Độ.
-
Tài chính & Ngân hàng
Fed giữ nguyên lãi suất, cảnh báo lạm phát và thất nghiệp gia tăng
08:07' - 08/05/2025
Ngày 7/5, sau cuộc họp chính sách trong 2 ngày, Fed đã quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức hiện tại và cảnh báo về rủi ro ngày càng gia tăng đối với mục tiêu lạm phát và thất nghiệp của cơ quan này.
-
Tài chính & Ngân hàng
Xu hướng nới lỏng chính sách tiền tệ giảm tốc trên toàn cầu
19:19' - 07/05/2025
Đã có năm ngân hàng trung ương - giám sát 10 loại tiền tệ được giao dịch nhiều nhất - tổ chức họp chính sách trong tháng Tư.
-
Tài chính & Ngân hàng
Thị trường tài chính Ấn Độ và Pakistan phản ứng trái chiều trước leo thang quân sự
19:18' - 07/05/2025
Thị trường chứng khoán Pakistan sụt giảm mạnh, trong khi chứng khoán Ấn Độ giữ được sự ổn định tương đối.
-
Tài chính & Ngân hàng
Hong Kong (Trung Quốc) bơm thêm khoảng 9,45 tỷ USD vào thị trường
09:10' - 07/05/2025
Cơ quan Quản lý tiền tệ Hong Kong (Trung Quốc) đã bơm 60,543 tỷ HKD (7,81 tỷ USD) và 12,788 tỷ HKD (1,64 tỷ USD) vào thị trường trong phiên 6/5 tại New York và Hong Kong.
-
Tài chính & Ngân hàng
Nợ toàn cầu đạt mức cao kỷ lục
08:10' - 07/05/2025
Nợ toàn cầu đã tăng khoảng 7,5 nghìn tỷ USD trong quý I/2025 và đạt mức cao kỷ lục hơn 324 nghìn tỷ USD.
-
Tài chính & Ngân hàng
Cần có cơ chế điều phối hiệu quả gói tín dụng 500 nghìn tỷ đồng
18:32' - 06/05/2025
Các ngân hàng thương mại (NHTM) tích cực hưởng ứng và cam kết tham gia, tuy nhiên, bài toán hiện nay không nằm ở quy mô vốn mà nằm ở cơ chế điều phối và xác định mục tiêu ưu tiên.