G20 cam kết bình ổn thị trường dầu mỏ
Tuyên bố này được đưa ra ngày 11/4 sau hội nghị trực truyến của các Bộ trưởng Năng lượng G20 do Saudi Arabia chủ trì một ngày trước.
Trong thông cáo chung, các Bộ trưởng nêu rõ: "Chúng tôi cam kết đưa ra mọi biện pháp cần thiết và tức thì nhằm đảm bảo sự ổn định cho thị trường năng lượng".
Thông cáo cũng nhấn mạnh các bộ trưởng đảm bảo ngành năng lượng tiếp tục góp phần tích cực giúp thế giới vượt qua dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và thúc đẩy sự phục hồi của kinh tế toàn cầu sau đó.
Các bộ trưởng cũng cam kết cùng hợp tác thực hiện những biện pháp khẩn trương và cụ thể để giải quyết những vấn đề này trong bối cảnh thế giới đối mặt với tình trạng khẩn cấp chưa từng có trong lịch sử.
Đại diện các nước G20 nhất trí thiết lập một nhóm công tác giám sát cách đối phó với đại dịch COVID-19.
Cũng theo thông cáo chung, G20 sẽ tổ chức cuộc họp tiếp theo thảo luận về thị trường năng lượng vào tháng 9 tới, song có thể sẽ nhóm họp sớm hơn trong trường hợp khẩn cấp.
Hội nghị trực tuyến trên diễn ra trong bối cảnh dịch COVID-19 đang làm giảm mạnh nhu cầu dầu mỏ toàn cầu.
Saudi Arabia, hiện là nước Chủ tịch luân phiên của G20 đồng thời là thành viên chủ chốt của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), kêu gọi hội nghị "tăng cường đối thoại và hợp tác toàn cầu để đảm bảo ổn định thị trường dầu và tạo đà cho nền kinh tế toàn cầu vững mạnh hơn".
Hội nghị bất thường này diễn ra một ngày sau khi Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và đối tác (OPEC+), trong đó có Nga, đạt được một thỏa thuận lịch sử về giảm sản lượng dầu nhằm ngăn chặn giá dầu lao dốc do lo ngại về tình trạng dư thừa nghiêm trọng.
Theo thỏa thuận sơ bộ, Saudi Arabia và Nga đã nhất trí sơ bộ về kế hoạch cắt giảm sản lượng dầu thô tổng cộng 10 triệu thùng/ngày trong hai tháng, từ ngày 1/5 tới.
Cụ thể, Saudi Arabia sẽ giảm 3,3 triệu thùng/ngày, Nga giảm 2 triệu thùng/ngày, các thành viên khác trong OPEC+ giảm 5 triệu thùng/ngày.
Tuy nhiên, thỏa thuận sơ bộ nói trên vấp phải sự do dự của Mexico. Hiện Nga đang nỗ lực thuyết phục Mexico chung tay giảm sản lượng dầu mỏ với mức giảm có thể là 400.000 thùng/ngày.
Trong một diễn biến liên quan, Điện Kremlin cho biết Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thái tử Saudi Arabia Mohammed Bin Salman đã điện đàm, thảo luận kế hoạch giảm sản lượng khai thác dầu của OPEC+. Hai bên thống nhất duy trì liên lạc thảo luận vấn đề này, song nguồn tin trên không nêu nội dung chi tiết.
Trước đó, phát biểu trên kênh truyền hình Nga “Rossiya-24” sau khi cuộc họp của OPEC+ kết thúc, Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak cho biết nhóm các nhà sản xuất dầu toàn cầu OPEC+ có thể tiến hành các biện pháp bổ sung trên thị trường dầu nếu cần thiết.
OPEC+ đã thống nhất về thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu với điều kiện Mexico tham gia thỏa thuận này.
Theo ông Novak, 23 quốc gia đã tham gia thỏa thuận, trong đó có 10 quốc gia thành viên OPEC+, 10 quốc gia không phải là thành viên nhóm này.
Ba nước Iran, Libya và Venezuela được miễn giảm sản lượng do các vấn đề chính trị. Thỏa thuận mới sẽ có hiệu lực trong 2 năm - đến ngày 1/5/2022.
Trong 2 tháng đầu, các nước sẽ giảm sản lượng 10 triệu thùng/ngày, trong nửa cuối năm 2020 là 8 triệu thùng và năm 2021 là 6 triệu thùng. Thỏa thuận này có thể được gia hạn và cũng có thể được chấm dứt trước thời hạn./.
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Mỹ sẽ can thiệp vào cuộc chiến giá dầu ở thời điểm thích hợp
11:12' - 20/03/2020
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông sẽ can thiệp vào "cuộc chiến" giá dầu giữa Saudi Arabia và Nga vào "thời điểm thích hợp".
-
Kinh tế Thế giới
Cuộc chiến giá dầu tác động thế nào tới các nền kinh tế châu Á?
07:02' - 19/03/2020
Trung Quốc, nước tiêu thụ dầu mỏ lớn thứ hai thế giới và là nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, hầu như không hưởng lợi gì từ việc giá dầu giảm.
-
Hàng hoá
Cái giá của cuộc chiến giá dầu đối với kinh tế thế giới
05:00' - 16/03/2020
Nếu cuộc chiến giá dầu giữa Nga và Saudi Arabia tiếp tục diễn ra, hậu quả đối với kinh tế toàn cầu và các thị trường thế giới có thể tồi tệ hơn tác động do cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung gây ra.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á khởi sắc trong phiên giao dịch đầu tuần mới
16:12' - 14/07/2025
Giá dầu tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầu tuần tại thị trường châu Á, nối tiếp đà tăng hơn 2% từ phiên cuối tuần trước.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á tiếp nối đà tăng trong sáng 14/7
11:19' - 14/07/2025
Giá dầu châu Á tăng nhẹ trong phiên giao dịch sáng 14/7, tiếp nối đà tăng hơn 2% từ phiên cuối tuần trước 11/7.
-
Hàng hoá
Tâm lý tích trữ đẩy giá đồng COMEX tăng mạnh
09:29' - 14/07/2025
Trong khi nhóm kim loại dẫn dắt đà đi lên cho toàn thị trường thì ở chiều ngược lại nhóm nông sản lại đóng cửa trong sắc đỏ.
-
Hàng hoá
Thị trường nông sản: Giá lúa, gạo đều giảm
14:12' - 13/07/2025
Trong tuần qua, thị trường lúa, gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long có sự đi xuống; trong đó, sức giảm mạnh hơn ở mặt hàng gạo.
-
Hàng hoá
Hàng hóa vận chuyển bằng tàu liên vận Việt - Trung tăng hơn 280%
12:33' - 13/07/2025
Trong nửa đầu năm 2025, các chuyến tàu liên vận Trung - Việt khởi hành từ Quảng Tây đã vận chuyển tổng cộng 18.870 container (TEU) hàng hóa xuất khẩu, tăng 283% so với cùng kỳ năm trước.
-
Hàng hoá
Nhu cầu gạo yếu, người mua “án binh bất động”
17:12' - 12/07/2025
Thị trường xuất khẩu gạo châu Á tiếp tục trầm lắng trong tuần này, với giá gạo của Ấn Độ giảm nhẹ, trong khi giá gạo tại Thái Lan và Việt Nam vẫn ổn định.
-
Hàng hoá
Gỗ và sản phẩm vào top 5 nhóm hàng xuất siêu nông nghiệp
11:45' - 12/07/2025
Giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 6 tháng đầu năm 2025 đạt 8,21 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Hàng hoá
Trồng vải thiều Việt Nam giữa sa mạc – kỳ tích của một trang trại Israel
08:35' - 12/07/2025
Thời điểm này, trên trang trại hiện đại của Hợp tác xã nông nghiệp Bananot Hahof, mùa vải thiều bước vào thời khắc sôi động nhất năm.
-
Hàng hoá
Chiều 11/7, giá dầu châu Á tăng do khả năng nguồn cung "vàng đen" biến động mạnh
16:08' - 11/07/2025
Giá dầu châu Á tăng trong phiên giao dịch chiều 11/7 sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết sẽ đưa ra một tuyên bố liên quan đến Nga.