Giá dầu tăng không ảnh hưởng đến phục hồi kinh tế toàn cầu
Nguyên nhân là tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và nhu cầu tiêu dùng khởi sắc ở các nền kinh tế tiên tiến sẽ giúp thế giới hạn chế tác động từ cú sốc giá dầu tăng cao.
Nhu cầu năng lượng toàn cầu gia tăng và tranh cãi về sản lượng giữa các thành viên của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, hay còn gọi là OPEC+, đã khiến giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ tăng trên 75 USD/thùng vào đầu tháng Bảy, mức cao nhất trong vòng 6 năm qua. Mặc dù đà tăng đã dịu lại, song giá dầu thô tại Mỹ ngày 8/7 vẫn duy trì trên 70 USD/thùng.
Các nhà kinh tế cho rằng cần theo dõi áp lực từ dầu mỏ hoặc chi phí của dầu mỏ tính theo tỷ trọng tổng sản phẩm quốc nội, vốn được coi là yếu tố quyết định tác động của dầu mỏ đối với tăng trưởng kinh tế. Theo Morgan Stanley, chỉ số này dự kiến sẽ tăng lên 2,8% GDP toàn cầu vào năm 2021, với giả định giá dầu trung bình dự kiến là 75 USD/thùng trong năm nay. Tuy nhiên, con số này vẫn dưới mức trung bình dài hạn là 3,2% GDP.
Morgan Stanley ước tính nếu giá dầu ở mức trung bình 85 USD/thùng, thì mức giá dầu này có thể tạo ra những tác động về lâu dài. Chỉ số phản ánh ảnh hưởng của giá dầu toàn cầu đã vượt mức trung bình dài hạn vào năm 2005, nhưng tăng trưởng toàn cầu mạnh mẽ đã cho phép các nền kinh tế bù đắp những tác động tiêu cực khi giá dầu cao hơn.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng khoảng 6% trong năm nay, tốc độ nhanh nhất trong ít nhất bốn thập kỷ qua. Theo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) chi nhánh New York, giá dầu tăng gần đây chủ yếu là do nhu cầu tăng, chứ không phải vấn đề nguồn cung. Theo các nhà kinh tế, đây là chỉ dấu cho thấy sự phục hồi tăng trưởng của nền kinh tế.
Hơn nữa, các nền kinh tế tiên tiến ít bị ảnh hưởng bởi giá dầu tăng so với các thập kỷ trước vì ngành dịch vụ, vốn tiêu thụ ít dầu hơn ngành công nghiệp nặng, chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng sản lượng nền kinh tế. Theo dữ liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, hiện nay nước này chỉ cần khoảng một nửa lượng dầu để tạo ra 1 USD trong GDP so với cách đây 35 năm.
Các hộ gia đình ở Mỹ và các quốc gia giàu có khác cũng đã tích lũy được một khoản tiết kiệm lớn chưa từng có trong thời kỳ đại dịch, có thể giúp họ đối phó với tình trạng giá xăng dầu cao hơn. Ngoài ra, sự gia tăng khai thác dầu đá phiến trong hai thập kỷ qua đã khiến Mỹ trở thành nhà sản xuất dầu lớn hơn nhiều so với trước đây. Điều đó có nghĩa là các nhà sản xuất Mỹ, những người chịu ảnh hưởng bởi giá dầu giảm mạnh ở thời kỳ đỉnh điểm của đại dịch, hiện đang được hưởng lợi.
Nền kinh tế châu Âu với động lực chủ yếu là ngành dịch vụ cũng bớt phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch như nguồn cung năng lượng chính trong những thập kỷ gần đây. Khoảng gần 20% nhu cầu tiêu thụ năng lượng của châu Âu đến từ các nguồn tái tạo như năng lượng gió và năng lượng Mặt Trời vào năm 2019, tăng so với mức 9,6% trong năm 2004.
Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách châu Âu không coi giá dầu tăng là mối đe dọa đối với sự phục hồi của châu lục này, ít nhất là vào thời điểm hiện nay. Liên minh châu Âu (EU) hôm 7/7 đã nâng dự báo tăng trưởng của khối trong năm 2021 từ mức 4,2% lên 4,8%. Điều đó có nghĩa là nền kinh tế châu Âu sẽ trở lại mức sản lượng như trước khi đại dịch diễn ra vào cuối năm nay, sớm hơn 3 tháng so với các dự báo trước đó. EU cho rằng giá dầu và các mặt hàng khác cao hơn sẽ đẩy lạm phát lên cao hơn một chút so với dự đoán trước đây.
Các nhà phân tích cho rằng nền kinh tế Trung Quốc vẫn tăng trưởng nhanh chóng trong năm nay, đạt tốc độ khoảng 8%. Ngân hàng đầu tư Natixis cho biết, giá dầu cùng với giá nhiều mặt hàng khác cao hơn đã ảnh hưởng đến một số mặt hàng nhập khẩu, nhưng các chỉ số sản xuất của Trung Quốc cho thấy nhu cầu nội địa ở nước này vẫn rất mạnh. Các nhà máy lọc dầu của Trung Quốc đang chuyển sang sử dụng lượng dầu tồn kho trong nước và tăng sản lượng để giảm bớt áp lực từ giá dầu cao hơn trên toàn cầu.
Trong khi đó, các thị trường mới nổi khác có thể bị tác động nhiều hơn. Người tiêu dùng ở những thị trường mới nổi thường nhạy cảm hơn với giá cả tăng cao vì thực phẩm và năng lượng chiếm tỷ trọng chi tiêu lớn hơn. Một số ngân hàng trung ương, bao gồm Brazil và Nga, đã buộc phải tăng lãi suất trong những tuần gần đây để chống lại tình trạng lạm phát gia tăng.
Tại Thổ Nhĩ Kỳ, giá dầu cứ tăng thêm 10 USD thì thâm hụt tài khoản vãng lai của nước này lại tăng thêm hơn 4 tỷ USD và khiến Ankara phụ thuộc nhiều hơn vào các quỹ nước ngoài để bù đắp thâm hụt và trả nợ nước ngoài. Ngoài ra, lạm phát cũng tăng thêm khoảng 0,5%. Ở Nam Phi và Ấn Độ, giá dầu tăng 10 USD cũng khiến tài khoản vãng lai của những nước này thâm hụt thêm 0,5%. Bên cạnh đó, giá nhiên liệu tăng cũng góp phần gây ra tình trạng bất ổn xã hội ở những quốc gia như Brazil và Pakistan, nơi chính phủ đã phải ứng phó bằng cách tăng lương cho nhân viên nhà nước vào đầu năm nay.
Tuy vậy, đối với các nước xuất khẩu dầu như Nga và Saudi Arabia, việc giá dầu tăng lên sẽ giúp các nước này có thêm nguồn thu, cải thiện cán cân tài khoản vãng lai và tạo điều kiện để tăng chi tiêu nhằm kích thích kinh tế phục hồi./.
Tin liên quan
-
Thị trường
Các nhà máy lọc dầu châu Á lo ngại lợi nhuận sau khi OPEC+ hoãn họp
21:05' - 06/07/2021
Những khách hàng mua dầu thô ở châu Á lo ngại việc OPEC và nhóm OPEC+ bất ngờ hủy bỏ họp thảo luận về chính sách sản lượng có thể khiến giá dầu tăng cao hơn nữa, tổn hại đến biên lợi nhuận của họ.
-
Kinh tế Thế giới
Công ty dầu khí nhà nước Nigeria kêu gọi giảm tỷ lệ quyền lợi dầu mỏ xuống 2,5%
09:55' - 06/07/2021
Công ty dầu khí nhà nước của Nigeria (NNPC) kêu gọi Quốc hội giảm tỷ lệ chia sẻ quyền lợi dầu mỏ dành cho cộng đồng ở các khu vực khai thác xuống còn 2,5%.
-
Kinh tế Thế giới
Sau những bất đồng, OPEC+ hoãn họp và chưa có ngày dự kiến họp lại
09:14' - 06/07/2021
Hội nghị cấp bộ trưởng của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác, còn gọi là OPEC+, theo kế hoạch diễn ra ngày 5/7, đã bị hoãn và chưa có ngày dự kiến nối lại.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới phiên 5/7 tăng sau khi OPEC+ hoãn họp
08:17' - 06/07/2021
Giá dầu thế giới tăng cao trong phiên giao dịch ngày 5/7 sau khi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các quốc gia sản xuất dầu liên minh, hay còn gọi là OPEC+, hoãn cuộc họp về sản lượng.
-
Kinh tế Thế giới
OPEC+ giải quyết những bất đồng xung quanh việc tăng sản lượng dầu thô
15:49' - 05/07/2021
Sau thất bại tuần trước, nhóm Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đối tác, còn gọi là OPEC+, ngày 5/7 sẽ họp để giải quyết những bất đồng xung quanh việc tăng sản lượng dầu thô.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Cựu Tổng thống Hàn Quốc bị triệu tập thẩm vấn lần cuối liên quan đến lệnh thiết quân luật
18:13' - 01/07/2025
Theo hãng tin Yonhap, Công tố viên đặc biệt Cho Eun Suk ngày 1/7 đã ra lệnh triệu tập cựu Tổng thống Yoon Suk Yeol để thẩm vấn liên quan đến việc ban bố thiết quân luật vào tháng 12 năm ngoái.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ có thể áp thuế cao hơn nếu Nhật Bản không nhập khẩu gạo
16:54' - 01/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết sẽ gửi thư cho Tokyo thông báo mức thuế mới, chỉ vài ngày trước thời hạn các mức thuế cao hơn được tái áp đặt với hàng chục đối tác thương mại, trong đó có Nhật Bản
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu
15:06' - 01/07/2025
Hàn Quốc đang giảm dần sự phụ thuộc vào Mỹ và Trung Quốc đại lục, tăng dần tỷ trọng xuất khẩu sang Đài Loan (Trung Quốc), Việt Nam...
-
Kinh tế Thế giới
Các công ty nước ngoài lạc quan về thị trường Trung Quốc
14:34' - 01/07/2025
Trung Quốc đã nổi lên như một điểm đến hàng đầu cho đầu tư nước ngoài, được hỗ trợ bởi những lợi thế chiến lược rộng rãi trong bối cảnh tình hình kinh tế toàn cầu thay đổi sâu sắc.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ cảnh báo áp lại mức thuế cao nếu không đạt được thỏa thuận thương mại
13:12' - 01/07/2025
Washington có thể áp lại mức thuế quan cao với các nước đối tác như đã công bố hồi đầu tháng Tư vừa qua, nếu không đạt được thỏa thuận trước ngày 8/7 tới.
-
Kinh tế Thế giới
Khu hành chính đặc biệt Hong Kong kỷ niệm 28 năm trở về Trung Quốc
11:24' - 01/07/2025
Sáng 1/7, tại Quảng trường Kim Tử Kinh, quận Wanchai, Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) đã diễn ra lễ thượng cờ nhân kỷ niệm 28 năm ngày Hong Kong trở về Trung Quốc (1/7/1997-1/7/2025).
-
Kinh tế Thế giới
Chính quyền Tổng thống D.Trump kết luận Đại học Harvard vi phạm luật liên bang
08:16' - 01/07/2025
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thông báo với Đại học Harvard kết quả điều tra cho thấy trường đã vi phạm luật liên bang về quyền công dân.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ trưởng Tài chính Mỹ cảnh báo có thể tăng thuế cao hơn
08:15' - 01/07/2025
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent cảnh báo nhiều quốc gia có thể phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn đáng kể sau ngày 9/7.
-
Kinh tế Thế giới
5 dấu hiệu cảnh báo cho nền kinh tế thế giới
08:15' - 01/07/2025
Ngoài những biến động thị trường trong ngắn hạn, có ít nhất 5 thay đổi cấu trúc có thể định hình lại cục diện kinh tế toàn cầu.