Giá dầu thế giới và ảnh hưởng của việc Mỹ trừng phạt Iran
Giá dầu thế giới và ảnh hưởng của việc Mỹ trừng phạt Iran. Ảnh: TTXVN
Tháng trước, giá dầu mỏ thế giới đạt mức đỉnh của 4 năm vì lo ngại nguồn cung sẽ giảm bởi sự gián đoạn trong xuất khẩu dầu mỏ của hai nước sản xuất dầu mỏ lớn của thế giới là Iran và Venezuela. Nhưng sau khi Mỹ chính thức áp dụng lệnh trừng phạt Iran, giá dầu mỏ không những không tăng mà còn quay đầu giảm.
Theo hãng tin Bloomberg, ngày 6/11, giá dầu mỏ thế giới đóng cửa ở mức thấp nhất trong 7 tháng. Như vậy, từ khi đạt đỉnh vào tháng trước, giá dầu mỏ đã giảm khoảng 20%. Theo tờ CommonWealth của Đài Loan (Trung Quốc), có 3 nguyên nhân khiến giá dầu mỏ đi xuống.
Thứ nhất, nhu cầu dầu mỏ thế giới giảm. Một trong những nguyên nhân khiến giá dầu mỏ giảm là lo ngại về tăng trưởng kinh tế toàn cầu đã lây lan từ thị trường chứng khoán sang thị trường nguyên, nhiên liệu. Nếu kinh tế thế giới rơi vào tình trạng khó khăn, nhu cầu dầu mỏ toàn cầu cũng sẽ giảm xuống.
Bên cạnh đó, thị trường dầu mỏ thế giới đã chuẩn bị từ lâu cho việc Mỹ thực hiện lệnh trừng phạt Iran. Từ tháng 5 tới tháng 10, xuất khẩu và sản lượng dầu mỏ của Iran giảm liên tục. Cùng thời gian, nhu cầu dầu mỏ của thế giới cũng đi xuống.
Thứ hai, lệnh trừng phạt Iran nới lỏng hơn dự kiến. Lệnh trừng phạt Iran của Mỹ đưa ra quyền miễn trừ, nghĩa là dù lệnh trừng phạt đã chính thức áp dụng, nhưng có 8 quốc gia và vùng lãnh thổ vẫn được phép tiếp tục mua dầu mỏ của Iran, bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, Ấn Độ, Hy Lạp, Italy, Hàn Quốc, Nhật Bản và Vùng lãnh thổ Đài Loan.
Thực tế rõ ràng đã có sự nới lỏng hơn so với suy nghĩa trước đây rằng Mỹ sẽ gây sức ép đưa xuất khẩu dầu mỏ của Iran về mức 0. Theo Damien Courvalin, Trưởng bộ phận nghiên cứu năng lượng của Goldman Sachs, quyết định trao quyền miễn trừ cho một số nước và vùng lãnh thổ của Mỹ tương đối hợp logic.
Vì nếu ngay từ đầu đã cắt đứt hoàn toàn nguồn cung dầu mỏ từ Iran cho các nước sẽ khiến giá dầu tăng cao. Điều này đương nhiên không có lợi cho kinh tế thế giới, bao gồm cả Mỹ trong bối cảnh lo ngại tăng trưởng đi xuống.
Thứ ba, các nước sản xuất dầu mỏ chủ yếu đã gia tăng sản lượng làm lắng dịu lo ngại thiếu hụt nguồn cung trên thị trường dầu mỏ. Thống kê cho thấy tổng sản lượng dầu mỏ hằng ngày trong tháng 10 của Nga, Mỹ và Saudi Arabia trung bình là hơn 33 triệu thùng, tăng 10 triệu thùng/ngày so với năm 2010.
Trong khi đó, sản lượng dầu mỏ của 3 nước này đủ để đáp ứng 1/3 nhu cầu của thế giới. Như vậy, thế giới về cơ bản có thể không cần tới nguồn cung dầu mỏ từ Iran. Chỉ tính riêng sự bùng nổ về sản lượng của ngành năng lượng Mỹ đã có thể đủ thỏa mãn nhu cầu toàn cầu.
Tháng 8 vừa qua, Mỹ lần đầu tiên trở thành nước xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới kể từ năm 1973. Theo dự báo của Cơ quan Năng lượng Mỹ, dù thiếu nguồn cung dầu mỏ từ Iran, thế giới vẫn có thể bình thản bước qua năm 2019.
Quả thực, sản lượng dầu mỏ của Mỹ đang có bước đại nhảy vọt. So với năm 2017, sản lượng dầu mỏ của Mỹ tăng trung bình 2,1 triệu thùng/ngày, hơn nữa, dư địa gia tăng vẫn còn nhiều. Dự kiến tới năm 2020, lượng xuất khẩu dầu mỏ của Mỹ sẽ tăng gấp đôi.
Như vậy có thể thấy Mỹ đang trỗi dậy trở thành nhà lãnh đạo trong thế giới năng lượng. Điều này khiến Mỹ hoàn toàn không sợ ảnh hưởng tiêu cực từ việc trừng phạt Iran, sẽ tiếp tục gia tăng sức ép lên Iran. Lệnh trừng phạt mới của chính quyền Donald Trump đối với Iran đã phát đi một thông điệp rõ ràng rằng nếu Tehran không thay đổi thì hãy gánh chịu hậu quả./.
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Mối lo dư cung “nhấn chìm” thị trường dầu mỏ
08:46' - 09/11/2018
Giá dầu thế giới giảm gần 2% trong phiên giao dịch ngày 8/11, giữa bối cảnh giới đầu tư tập trung vào sự gia tăng nguồn cung dầu toàn cầu, hiện đang tăng vượt dự kiến.
-
Hàng hoá
Giá dầu tăng sau khi nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc tăng kỷ lục
17:19' - 08/11/2018
Trong phiên giao dịch chiều 8/11, giá dầu trên thị trường châu Á tăng sau khi Trung Quốc thông báo nhập khẩu dầu thô của nước này tăng kỷ lục trong tháng 10/2018.
-
Kinh tế Thế giới
Khai thác dầu thô của Venezueala "rơi tự do"
10:39' - 07/11/2018
Giám đốc điều hành của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) Fatih Birol cho biết sản lượng dầu thô của Venezuela đang trong tình trạng “rơi tự do” và có thể sớm giảm xuống dưới 1 triệu thùng/ngày.
-
Kinh tế Thế giới
Thương mại Mỹ - Trung: Những yếu tố đổ thêm dầu vào lửa
05:30' - 07/11/2018
Mỹ chuẩn bị công bố gói thuế quan mới vào đầu tháng 12, đánh thuế toàn bộ hàng Trung Quốc nếu cuộc hội đàm giữa Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình thất bại.
-
Hàng hoá
Thị trường dầu xoay trong vòng xoáy trừng phạt
18:38' - 06/11/2018
Các biện pháp trừng phạt của Mỹ với Iran đang tác động tới nguồn cung "vàng đen" của thế giới khi Iran hiện là nước sản xuất dầu mỏ lớn thứ ba trong OPEC.
-
Hàng hoá
Thị trường dầu thô thế giới có nguy cơ mất cân bằng
16:11' - 04/11/2018
Các biện pháp trừng phạt của Mỹ nhằm vào các nước nhập khẩu dầu của Iran có nguy cơ đe dọa sự cân bằng của thị trường dầu thô thế giới vốn hay bất ổn, và đẩy giá dầu tăng lên.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á trải qua một phiên cuối tuần đầy biến động
16:07' - 02/11/2018
Thị trường năng lượng châu Á đã có một phiên giao dịch biến động khá mạnh trong chiều ngày 2/11 với các diễn biến địa chính trị toàn cầu đều tác động khá lớn lên giá dầu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Giới doanh nghiệp Mỹ bớt lo âu sau đề cử Bộ trưởng Tài chính
09:59'
Theo CNN ngày 25/11, giới doanh nghiệp Mỹ thở phào sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump đưa ra đề cử Bộ trưởng Tài chính.
-
Kinh tế Thế giới
Kênh đào Suez thất thu do bất ổn tại Trung Đông kéo dài
08:20'
Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty cho biết quốc gia Bắc Phi này đã thiệt hại tới 8 tỷ USD do doanh thu từ Kênh đào Suez giảm mạnh, trong bối cảnh các cuộc xung đột ở Trung Đông.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05' - 25/11/2024
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39' - 25/11/2024
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24' - 25/11/2024
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07' - 25/11/2024
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05' - 25/11/2024
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05' - 25/11/2024
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49' - 25/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.